Ngày 8/6: giá vàng trong nước vẫn tăng khi vàng thế giới sụt giảm
Giá vàng trong nước
Sáng 8/6, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng mua vào ở mức 68,85 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 69,75 triệu đồng/lượng, cùng tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với cuối phiên giao dịch ngày 7/6. Chênh lệch giá bán vàng đang cao hơn giá mua 900.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 68,60 – 69,50 triệu đồng/lượng. So với cuối phiên giao dịch 7/6, vàng giữ nguyên giá ở chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá mua – bán vàng tại DOJI duy trì ở 900.000 đồng/lượng.
Giá vàng trong nước tăng - Ảnh minh họa. |
Chốt phiên giao dịch chiều 7/6, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào ở mức 68,7 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 69,7 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 250.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với mở cửa phiên giao dịch cùng ngày. Chênh lệch giá mua – bán hiện là 1 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra 68,6 – 69,5 triệu đồng/lượng, cùng tăng 100.000 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với mở cửa phiên giao dịch cùng ngày. Chênh lệch giá mua – bán hiện là 900.000 đồng/lượng.
Giá vàng thế giới
Đêm 7/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.844 USD/ounce. Vàng giao tháng 8 trên sàn Comex New York ở mức 1.845 USD/ounce. Giá vàng thế giới đêm 7/6 thấp hơn khoảng 2,6% (50 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,7 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 17,9 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 7/6.
Các chỉ số cho thấy, giá vàng thế giới chưa thoát khỏi xu hướng giảm khi lực bán ra thường tăng mạnh mỗi khi giá vàng hồi phục. Việc đồng USD tăng trở lại là một yếu tố tiêu cực đối với mặt hàng kim loại quý. Vàng quay đầu giảm trở lại sau khi mới tăng được chút ít nhờ lực cầu bắt đáy trước đó.
Trên thế giới, lạm phát vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Cùng với đó, hai thông tin quan trọng trong tuần là cuộc họp chính sách tiền tệ thường kỳ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vào thứ Năm, tại đó ECB dự kiến sẽ đưa ra kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ của mình. Trong ngày cuối tuần, Mỹ sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 5, dự kiến sẽ tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 8,3% trong tháng 4/2022.
Về mặt kỹ thuật, xu hướng xuống giá của vàng vẫn áp đảo. JP Morgan cho rằng, giá vàng sẽ về ngưỡng 1.800 USD/ounce trong quý III trong bối cảnh lãi suất sẽ được Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) “bình thường hóa”, trong khi lợi tức trái phiếu Mỹ có thể vẫn cao hơn.
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành JPMorgan Chase & Co. Jamie Dimon trong tuần trước đã cảnh báo về những cú sốc đối với nền kinh tế trong bối cảnh có rất nhiều thách thức bao gồm rủi ro từ lạm phát và ảnh hưởng từ những bất ổn tại châu Âu. Điều này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư tìm đến các loại tài sản có độ an toàn cao như vàng.
Ngày 05/6, giá vàng biến động ngược chiều Giá vàng thế giới tiếp tục hạ nhiệt, trong khi giá vàng SJC liên tục giữ ở mức cao, khiến khoảng cách chênh lệch giá vàng nội - ngoại ngày càng tăng. |
Ngày 4/6: Giá vàng tiếp tục tăng giá, sát ngưỡng 70 triệu đồng/ lượng Trong bối cảnh xung đột tại Ukraine và biện pháp thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), giá vàng thế giới tiếp tục tăng. |