Ngày 25/8, giá vàng SJC giảm nhẹ sau nhiều phiên đứng im
Giá vàng trong nước
Mở phiên giao dịch sáng 25/8, giá vàng miếng trong nước được Công ty VBĐQ Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 56,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,15 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 50.000 đồng/lượng giá so với đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/8. Chênh lệch giữa mua và bán là 700.000 đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 56,25 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,85 triệu đồng/lượng (bán ra), giữ nguyên cả hai chiều so với thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/8. Chênh lệch giữa mua và bán là 1,6 triệu đồng/lượng.
Ảnh minh họa |
Chốt phiên giao dịch ngày 24/8, giá vàng miếng trong nước Công ty VBĐQ Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 56,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,20 triệu đồng/lượng (bán ra), giữ nguyên giá so với thời điểm mở cửa phiên giao dịch cùng ngày. Chênh lệch giữa mua và bán là 700.000 đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 56,25 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,85 triệu đồng/lượng (bán ra), giữ nguyên cả hai chiều so với thời điểm mở phiên giao dịch ngày 24/8. Chênh lệch giữa mua và bán là 1,6 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới
Đến 9h ngày 25/8 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.797 USD/ounce.
Đêm 24/8 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.805 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.807 USD/ounce. Giá vàng thế giới đêm 24/8 thấp hơn khoảng 4,8% (92 USD/ounce) so với đầu năm 2021.
Giá vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,2 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 6,0 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 24/8.
Các chỉ số cho thấy, giá vàng thế giới vẫn "treo cao" sau phiên tăng vọt lên trên ngưỡng cản tâm lý 1.800 USD/ounce. Xu hướng uptrend được xác lập và thị trường tin vào khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chưa thể thắt chặt chính sách tiền tệ.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đa phần đi ngang hoặc tăng điểm nhẹ. Theo phân tích kỹ thuật, chứng khoán Mỹ vẫn đang ở thế đi lên cho dù đại dịch đang bùng phát trở lại. Dù vậy, không ít người lo ngại chứng khoán Mỹ sẽ gặp khó khăn trong tháng 9 và tháng 10. Đây là yếu tố tích cực đối với vàng.
Vàng tăng giá trong bối cảnh lo ngại gia tăng ở nhiều nước về biến thể Delta của Covid-19 lan rộng và gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.
Giới đầu tư tiếp tục tập trung sự chú ý vào hội nghị chuyên đề hàng năm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được tổ chức tại Jackson Hole, Wyoming với kỳ vọng FED sẽ chưa thể từ bỏ chính sách tiền tệ siêu nới lỏng như hiện nay.
Tuy nhiên, đà tăng của vàng chùng lại do áp lực chốt lời từ các quỹ giao dịch vàng trên thế giới. Trong phiên đầu tuần, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã bán ra 4,95 tấn vàng, giảm lượng nắm giữ xuống 1.006,66 tấn.
Ngân hàng Goldman Sachs dự báo cho rằng, vàng có tiềm năng tăng cao hơn. Theo đó, ngân hàng này dự báo đồng USD sẽ yếu hơn và nhu cầu mua vàng ở các thị trường mới nổi có xu hướng phục hồi và đây là yếu tố quan trọng đối với kim loại quý này. Tuy nhiên để vàng bứt phá đi lên, cần phải có một sự kiện kích hoạt nhu cầu phòng vệ tài sản. Đó có thể là sự quay trở lại của nỗi lo về lạm phát.
Theo các chỉ số kỹ thuật trên biểu đồ, giá vàng hiện đã chạm lại khu vực 1.800/ounce. Sắp tới, vùng kháng cự tiếp theo có thể ngưỡn 1.835/ounce.
Trong cuộc khảo sát ở Phố Wall, 47% ý kiến cho rằng giá vàng sẽ tăng trong tuần này nhưng 27% người được hỏi nói giá vàng giảm và số còn lại dự đoán giá vàng đi ngang.