Ngày 15/5: giá vàng giảm mạnh, người dân đua nhau bán tháo
Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji niêm yết như sau:
SJC TP.HCM: 68,56 triệu đồng/lượng (mua vào) - 69,55 triệu đồng/lượng (bán ra)
SJC Hà Nội: 68,55 triệu đồng/lượng (mua vào) - 69,57 triệu đồng/lượng (bán ra)
Doji Hà Nội: 68,7 triệu đồng/lượng (mua vào) -69,4 triệu đồng/lượng (bán ra)
Doji TP.HCM: 68,7 triệu đồng/lượng (mua vào) - 69,4 triệu đồng/lượng (bán ra)
Vàng được trưng bày tại ngân hàng Deutsche Bundesbank ở Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN |
Giá vàng quốc tế
Giá vàng thế giới giao ngay chốt phiên tại Mỹ giảm 9,3 USD/ounce xuống 1.812,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6/2022 trên sàn Comex New York giảm 16,4 USD xuống 1.808,2 USD/ounce
Với mức mất điểm gần 1% trong phiên cuối tuần 13/5, giá vàng thế giới đã giảm 3,9%, đánh dấu mức giảm hàng tuần tồi tệ nhất kể từ ngày 18/6/2021.
Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,8 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 18,4 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.
Giá vàng trên thị trường quốc tế liên tục lao dốc rồi hồi phục trong bối cảnh đồng USD tăng vọt. Mỹ công bố lạm phát hạ nhiệt xuống 8,3% sau khi lên đỉnh 40 năm.
Trong tuần trước, vàng cũng đã không thể giữ trên mức 1.900 USD/ounce và kết thúc tuần giảm 1,6% trong bối cảnh các thị trường tài chính và hàng hóa phản ứng thất thường với việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất 50 điểm phần trăm.
Dự báo giá vàng
Giới phân tích nhận định thị trường vàng đang ở "vùng nguy hiểm" khi giá ngày càng gần mốc 1.800 USD/ounce. Vàng đang chịu nhiều áp lực khi chỉ số đồng USD tăng vọt lên mức cao nhất trong 20 năm, đạt 104,8 điểm. Mức giá khoảng 1.800 USD/ounce có thể khiến vàng có nguy cơ bị bán tháo lớn hơn.