Ngân hàng Nhà nước phát hiện hàng ngàn giao dịch đáng ngờ
Những vụ rửa tiền gây chấn động trên thế giới Có khoảng 1,6 - 4 nghìn tỉ USD tiền bẩn được rửa mỗi năm, tương đương 2-5% GDP toàn cầu, theo ước tính của Liên ... |
Đề xuất mới về phòng, chống rửa tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số ... |
Cựu Thủ tướng Malaysia đối mặt với loạt bê bối cáo buộc rửa tiền TĐO-Cựu Thủ tướng Najib Razak sẽ phải đối mặt với cáo buộc 9 tội nhận tiền trái phép, 5 tội sử dụng tiền trái phép ... |
Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về phòng, chống rửa tiền
Ngày 14/11/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 20/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về phòng, chống rửa tiền.Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14/11/2019.
Theo đó, Thông tư này bổ sung các loại giấy tờ phải xuất trình Hải quan cửa khẩu khi cá nhân bao gồm người cư trú và người không cư trú xuất, nhập cảnh mang theo kim loại quý, đá quý phải khai báo Hải quan: Hóa đơn của doanh nghiệp, tổ chức được phép kinh doanh, mua bán kim loại quý, đá quý; Các giấy tờ khác chứng minh nguồn gốc hợp pháp của kim loại quý, đá quý khi không có hóa đơn hợp pháp.
Trong đó, các loại giấy tờ xuất trình Hải quan cửa khẩu phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực.
Đặc biệt: Nếu hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc bằng tiếng nước ngoài thì phải có:
Với cá nhân xuất cảnh: Bản dịch tiếng Việt có chứng thực trừ trường hợp người này đã xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực khi nhập cảnh trước đó;
Với cá nhân nhập cảnh: Bản chính hoặc bản sao chứng thực…
Thông tư số 20/2019/TT-NHNN bổ sung các loại giấy tờ phải xuất trình Hải quan cửa khẩu |
Ngoài ra, thông tư này còn bổ sung quy định về báo cáo giao dịch điện tử, cụ thể: Đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế có giá trị tương đương từ 1.000 Đô la Mỹ trở lên, đối tượng báo cáo phục vụ người thụ hưởng phải xác thực, nhận dạng người thụ hưởng. Khi tiến hành giao dịch và sau giao dịch, đối tượng báo cáo phục vụ người thụ hưởng phải tiến hành các biện pháp giám sát nhằm phát hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế thiếu thông tin về người chuyển tiền hoặc người thụ hưởng.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung quy định về giấy tờ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan khi cá nhân mang theo ngoại tệ, tiền mặt, kim loại quý, đá quý phải khai báo hải quan, cụ thể: Cá nhân phải xuất trình hóa đơn của tổ chức kinh doanh đá quý, kim loại quý; Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Giấy tờ xuất trình phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực và được dịch sang tiếng Việt (nếu cần).
Xử lý nhiều văn bản đáng ngờ
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020 và Kế hoạch tổng thể cho đánh giá đa phương của Việt Nam về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.
Cơ quan này cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan, hoàn thành Báo cáo tuân thủ kỹ thuật (Báo cáo TC); Báo cáo tính hiệu quả đối với 11 Mục tiêu trực tiếp (Báo cáo IO); tổ chức làm việc giữa Đoàn đánh giá tiền trạm của APG với các bộ, ngành liên quan về nội dung Báo cáo TC.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành liên quan để chuẩn bị cho đánh giá đa phương của APG tại Việt Nam vào tháng 11-2019. Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được khoảng 200 văn bản đề nghị cung cấp thông tin từ các cơ quan chức năng, trong đó đã xử lý hầu hết các văn bản này.
“Các thông tin do Ngân hàng Nhà nước chuyển giao, cung cấp qua công tác phòng, chống rửa tiền đã hỗ trợ hiệu quả cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc điều tra, xét xử kịp thời nhiều vụ án lớn trong thời gian qua”, bản Báo cáo của Thống đốc Lê Minh Hưng nhận định.