Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
13:26 | 20/07/2018 GMT+7

Nga "đốt giai đoạn" với lô Su-57 đầu tiên: Hành động quá liều lĩnh

aa
Ông Alex Hollings, một cựu binh thủy quân lục chiến Mỹ, đã có bài bình luận về mục đích của Nga khi ký hợp đồng mua lô tiêm kích tàng hình Su-57 đầu tiên.

Dưới đây là nội dung bài viết.

Cuối tháng 6, Nga đã thông báo ý định bước chân vào thế giới tiêm kích thế hệ 5 thông qua đơn đặt hàng đầu tiên dành cho Su-57 - mẫu máy bay tiên tiến được kỳ vọng sẽ trở thành thách thức cho phi đoàn F-35 và F-22 của Mỹ.

"Hợp đồng đầu tiên mua 12 máy bay (Su-57) đã được thông qua, quá trình chuyển giao sẽ được tiến hành sớm" – Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexey Krivoruchko nói với các phóng viên.

Hãng tin RT dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Nga sẽ nhận được 12 chiếc Su-57 "đủ khả năng hoạt động" trong vòng 1 năm, khiến khung thời gian dự kiến này cũng trở nên "lạc quan" (mà thực chất là… hơi đáng ngờ) như những gì Kremlin tuyên bố về tính năng của mẫu máy bay mới.

Tiêu chuẩn "sẵn sàng hoạt động" của Nga-Mỹ

Chương trình Su-57, với nguyên mẫu T-50, được xúc tiến vào cuối những năm 1990. Sukhoi giành được hợp đồng chế tạo chính thức năm 2002. Kể từ đó đến nay, chỉ có 10 nguyên mẫu Su-57 được hoàn thiện nhưng không phải tất cả đều "đủ khả năng hoạt động".

Trở lại hồi tháng 2 năm nay, quân đội Nga đã triển khai một nhóm Su-57 tới Syria – nơi họ đang tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Tổng thống Bashar al Assad trong suốt các cuộc nội chiến.

Trước đó, trong một thời gian dài, Nga đã triển khai các loại công nghệ vũ khí chưa thực sự chín muồi tới chiến trường này để quảng bá, và có vẻ màn ra mắt của tiêm kích thế hệ 5 tại Syria cũng nhằm mục đích tương tự.

Su-57 xuất hiện tại Syria trong vài ngày nhưng không có báo cáo nào cho thấy chúng đã tham gia tác chiến. Không lâu sau đó, chúng âm thầm trở về Nga.

Sau khi mất đi nguồn hỗ trợ tài chính từ đối tác Ấn Độ trong chương trình Su-57, có vẻ như chính phủ Nga đang nỗ lực tìm kiếm các khách hàng mới. Mỹ sẽ xuất khẩu F-35 sang một số quốc gia đồng minh, trong khi đó, ở thời điểm hiện tại trên thị trường vũ khí thế giới, chỉ có Su-57 được xem là ngang cơ với nó.

Ở đây có 2 câu hỏi được đặt ra: "Kế hoạch của Nga nhằm triển khai 12 chiếc Su-57 trong năm tới có mức độ thực tế đến đâu?", và "Điều đó sẽ tạo ra mối đe dọa gì cho mạng lưới phòng thủ của Mỹ?"

Nói đơn giản thì kế hoạch này, trên khía cạnh nào đó, có thể diễn ra (dựa trên các tiêu chuẩn quân sự của Nga) nhưng không mang lại ý nghĩa nào khi xét trên quan điểm chiến lược.

Để đánh giá liệu Nga có thể triển khai 12 chiếc Su-57 trong năm tới hay không, trước tiên chúng ta cần phải hiểu sự khác biệt giữa tiêu chuẩn "sẵn sàng hoạt động" của Mỹ và Nga.

Chẳng hạn, F-35 vẫn chưa được xem là đạt khả năng hoạt động đầy đủ ở tất cả các phiên bản dù Lockheed Martin đã chuyển giao hơn 300 chiếc máy bay loại này cho Mỹ và các lực lượng đồng minh.

Tại Mỹ, trạng thái "sẵn sàng hoạt động" chỉ có thể đạt được sau giai đoạn kiểm tra và đánh giá kéo dài, đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu liên quan tới một loạt vấn đề, từ an toàn cho tới khả năng sống sót.

Phải mất nhiều năm thử nghiệm và trải qua hàng nghìn giờ bay, mẫu máy bay mới mới có thể tìm được chỗ đứng trong trang bị của Mỹ và nhìn chung, Washington muốn các quốc gia đồng minh cũng hướng tới tiêu chí tương tự.

nga dot giai doan voi lo su 57 dau tien hanh dong qua lieu linh

F-35 đã phải trải qua quá trình thử nghiệm kéo dài nhiều năm. Ảnh: Hải quân Mỹ

Trong khi đó, Nga lại khác. Quyết định triển khai Su-57 tới vùng chiến sự Syria hồi tháng 2 năm nay mang ý nghĩa tiêm kích thế hệ 5 của Nga được cọ sát với chiến trường trước cả mẫu máy bay đã hoàn thiện hơn nhiều là F-35.

Với chỉ khoảng 10 chiếc được chế tạo cho tới nay, đây là một quyết định liều lĩnh của Nga khi đặt chúng vào trạng thái đủ khả năng hoạt động, không chỉ bởi số lượng Su-57 hạn chế, mà còn bởi phi công Nga chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm đối với mẫu máy bay mới.

Nói theo cách khác, tiêu chuẩn "sẵn sàng hoạt động" của Nga có thể hiểu ở mức "tạm ổn", rút ngắn đáng kể thời gian đưa vào triển khai.

Mục đích của Nga khi đặt mua Su-57 sớm

Quá trình sản xuất có thể trở thành một vấn đề lớn đối với Nga. Trung bình phải mất 41.500 giờ lao động để chế tạo một chiếc F-35, đó là chưa kể Lockheed Martin có ưu thế hơn trong lĩnh vực sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ 5 (không chỉ bởi họ có nguồn lực lớn hơn, mà còn bởi họ đã cho ra đời số máy bay gấp gần 30 lần Sukhoi).

Su-57 được cho là thiếu nhiều công nghệ tàng hình ứng dụng trên F-35 và có thể không đòi hỏi mức độ phức tạp như mẫu máy bay của Mỹ nhưng theo những gì được biết thì đây là mẫu tiêm kích tiên tiến nhất mà Nga từng chế tạo – tức là quá trình sản xuất nó có lẽ sẽ phức tạp hơn và đòi hỏi tập trung nguồn lực lao động lớn hơn các mẫu máy bay tiền nhiệm.

Như thế, Nga sẽ phải thuê hàng trăm nhân công và đảm bảo không có thời gian trì hoãn hay vấn đề phát sinh để có thể sản xuất liên tục mẫu máy bay mới, đáp ứng mục tiêu 1 máy bay mỗi tháng.

Tất nhiên, họ có thể giảm nhẹ áp lực này bằng cách nâng cấp các nguyên mẫu Su-57 thử nghiệm và đưa chúng vào hoạt động cùng với các máy bay mới.

Nếu giả dụ Nga "thực sự" có khả năng sản xuất 12 chiếc Su-57 mới, tính tới tháng 5 năm sau, thì điều đó có tạo ra mối đe dọa gì đối với mạng lưới phòng thủ của Mỹ hay không? Câu trả lời là "Rất ít".

Mặc dù chưa thể ngang cơ với F-35 ở nhiều khía cạnh nhưng Su-57 được kỳ vọng sẽ nhanh hơn và cơ động hơn đối thủ.

Các mảng radar được tăng cường cũng cho phép nó tối ưu hóa chiến lược đánh lừa các biện pháp phát hiện mục tiêu trong khi theo dõi máy bay chiến đấu của đối phương từ các góc thẳng đứng – một tính năng mà tiêm kích tiên tiến của Mỹ vẫn đang gặp vấn đề.

Tuy nhiên, khả năng phát hiện và tấn công ngoài đường chân trời của F-35 cũng có thể khiến cho 2 mẫu máy bay này không bao giờ có cơ hội cận chiến. F-35 hoặc sẽ chiến thắng trước khi giáp mặt với Su-57, hoặc sẽ rút lui để tránh tổn thất.

Trong trường hợp F-35 rút lui, F-22 – với khả năng cận chiến mạnh hơn nhiều – có thể sẽ được triển khai để đối đầu với mẫu máy bay ưu tú của Nga.

nga dot giai doan voi lo su 57 dau tien hanh dong qua lieu linh

Nguyên mẫu của tiêm kích tàng hình Su-57. Ảnh: Wiki

Nhưng những tình huống "một đối một" này không chỉ khó xảy ra mà còn đánh mất tầm nhìn chiến lược tổng thể. 12 chiếc Su-57 là con số quá nhỏ so với gần 180 chiếc F-22 và số lượng ngày càng gia tăng của F-35.

  • Top 6 vũ khí "bất khả chiến bại" mới nhất của Nga sắp gieo rắc nỗi khiếp đảm cho đối thủ

Bên cạnh đó, với tín hiệu radar chỉ ưu việt hơn một chút so với tiêm kích thế hệ 4, Su-57 thậm chí có thể sẽ gặp khó khăn khi đối đầu với các máy bay chiến đấu thế hệ 4 Super Hornet Block III của Mỹ.

Tương tự như J-20 Trung Quốc, Su-57 chưa có động cơ được thiết kế dành riêng cho nó. Cho tới trước năm 2025, Su-57 có lẽ vẫn chưa có đủ khả năng hành trình ở tốc độ siêu thanh – đưa nó về đúng phân loại "tiêm kích thế hệ 5".

Với đơn hàng đầu tiên mua Su-57, có lẽ Nga muốn bắt kịp tốc độ triển khai tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ và Trung Quốc, đồng thời thu hút dần các khách hàng quốc tế.

Tuy nhiên, họ sẽ khó mà thành công với 10 nguyên mẫu Su-57 đã phủ đầy bụi. Nga có thể sẽ cùng các đối thủ cạnh tranh khác dấn bước vào lĩnh vực sản xuất tiêm kích thế hệ 5, nhưng cho tới thời điểm hiện tại, thẻ hội viên của họ có lẽ mới là thẻ danh dự mà thôi.

*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Alex Hollings

Su-57 Nga trình diễn khả năng cơ động tác chiến, tấn công các mục tiêu trên mặt đất

QS

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Tử vi cuối tuần 12 con giáp (27-28/4/2024): Dần cát khí bủa vây thăng quan tiến chức

Tử vi cuối tuần 12 con giáp (27-28/4/2024): Dần cát khí bủa vây thăng quan tiến chức

Tử vi cuối tuần 12 con giáp (27-28/4/2024) Dần nhận được rất nhiều cát khí, nhờ vậy những nỗ lực trong công việc bấy lâu của bản mệnh sẽ nhận được sự đánh giá cao của cấp trên. May mắn hơn, còn có cơ hội được cất nhắc lên vị trí phù hợp với năng lực.
Tử vi tuần mới 12 cung hoàng đạo (22-28/4/2024): Thiên Bình chuẩn bị cho một dự định lớn

Tử vi tuần mới 12 cung hoàng đạo (22-28/4/2024): Thiên Bình chuẩn bị cho một dự định lớn

Tử vi tuần mới 12 cung hoàng đạo (22-28/4/2024) khả năng quản lý tài chính tốt giúp bạn có thể tiết kiệm được một khoản kha khá. Bạn đang có kế hoạch để dành tiền cho một dự định lớn lao.
Tử vi tuần mới 12 con giáp (22-28/4/2024): Ngọ vận trình tài lộc thăng tiến thuận lợi

Tử vi tuần mới 12 con giáp (22-28/4/2024): Ngọ vận trình tài lộc thăng tiến thuận lợi

Tử vi tuần mới 12 con giáp (22-28/4/2024) vận trình tài lộc cũng tăng tiến thuận lợi. Bằng tài năng của mình, bản mệnh biết được thời cơ đến và kịp thời nắm giữ.
Tử vi cuối tuần 12 cung hoàng đạo (20-21/4/2024): Sư Tử xuất hiện cơ hội đầu tư kinh doanh mới

Tử vi cuối tuần 12 cung hoàng đạo (20-21/4/2024): Sư Tử xuất hiện cơ hội đầu tư kinh doanh mới

Tử vi cuối tuần 12 cung hoàng đạo (20-21/4/2024) một vài cơ hội đầu tư đang xuất hiện trước mắt chòm sao này. Quyết định dừng lại hay đi tiếp thuộc về bạn.

Đọc nhiều

Children of Vietnam cam kết hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị hơn 19 tỉ đồng

Children of Vietnam cam kết hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị hơn 19 tỉ đồng

Mới đây, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh Quảng Trị và Tổ chức Children of Vietnam ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa giai đoạn 2024-2028 với 5 chương trình chính ...
Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu kí kết hợp tác Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội

Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu kí kết hợp tác Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội

Ngày 18/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ kí kết hợp tác giữa Diễn đàn phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu với Hiệp hội nữ doanh nhân TP Hà Nội.
Dịch giả Vũ Ngọc Cân - người góp nhịp cầu kết nối văn hóa Việt Nam - Hungary

Dịch giả Vũ Ngọc Cân - người góp nhịp cầu kết nối văn hóa Việt Nam - Hungary

Hơn 40 năm qua, PGS.TS, dịch giả Vũ Ngọc Cân (bút danh Vũ Thanh Xuân) đã nỗ lực không ngừng trong việc giới thiệu văn hóa, văn học Hungary đến độc giả Việt và giới ...
Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Ngày 16/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức tọa đàm “Tình hình cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2024”.
Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Vừa qua, hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào tổ chức triển lãm giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật về đề tài biển đảo với tên gọi “Tổ quốc bên bờ sóng”.
Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Sáng 16/4, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân phối hợp với Thị ủy Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo cho hơn 500 đồng chí là cán bộ chủ chốt Thị ủy, các đồng chí nguyên lãnh đạo thị xã qua các thời kỳ và cán bộ các xã, phường.
Xin chờ trong giây lát...
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Phiên bản di động