Trên các bãi biển huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), có hàng chục hộ gia đình ngư dân làm nghề cào dắt. Ngày nào được nhiều, họ có thu nhập từ 300-500 nghìn đồng, hôm nào ít thì mỗi người chỉ được khoảng 100 nghìn đồng.
Dắt thuộc họ nhuyễn thể hai mảnh vỏ, dắt sống chủ yếu ở vùng nước lợ tại khu vực cửa sông ven biển, đầm phá và thường bị nhầm với hến và ngao. Nếu nhìn bề ngoài, dắt nhỏ hơn hến và có màu đen sậm vì chúng thường nấp dưới cát để trốn kẻ thù và tìm kiếm thức ăn.
Do tập tính của dắt thường đi kiếm ăn vào buổi sáng nên muốn bắt, người dân ven cửa sông, biển phải dậy từ rất sớm. Dụng cụ chủ yếu để khai thác dắt là những vợt lưới được chế tạo chuyên biệt để có thể cào dưới nước.
Những hôm nắng to, dắt thường ngoi lên bờ thì chỉ cần lội chưa qua đầu gối là có thể cào được dắt. Ngược lại, những hôm mưa gió thì việc bắt dắt sẽ khó khăn hơn nhiều vì phần lớn dắt lặn dưới đáy sâu.
|
Theo chân 2 mẹ con bà Trần Thị Quyết (54 tuổi) ra biển Quảng Đại (Quảng Xương), để đi cào dắt từ sáng sớm. Bà Quyết chia sẻ: “Tôi làm nghề cào dắt cũng được hơn 20 năm rồi. Đây là nghề giúp cho gia đình tôi và nhiều bà con ngư dân vùng biển có thêm thu nhập trang trải cuộc sống”. |
|
Dắt biển bắt đầu có vào mùa hè, nơi cào có độ sâu từ 0,5 - 1m so với mặt nước. Khi thủy triều xuống thì người cào dắt bắt đầu đi khai thác. |
|
Nghề cào dắt vất vả, phải ngâm mình liên tục dưới nước từ 2-4 tiếng đồng hồ. |
|
Cào liên tục từ 4h-6h sáng, 2 mẹ con bà Quyết thu được khoảng một tạ dắt. “Hiện tại giá bán dắt khoảng từ 400-450 nghìn đồng/1 tạ, dắt chủ yếu bán cho đại lý để họ đãi lấy ruột hoặc ra chợ bán lẻ cho người dân nấu canh”, bà Quyết cho biết thêm. |
|
Dắt biển là loại nhuyễn thể, vỏ 2 mảnh, họ hàng với sò, ngao,… có màu trắng đục. Cuối tháng 4, đầu tháng 5 âm lịch là bắt đầu vào mùa khai thác. Ngoài làm thực phẩm cho người, dắt còn được dùng làm thức ăn cho tôm, cua, cá. |
|
Mỗi ngày gia đình bà Hoàng Thị Kỳ (58 tuổi, xã Quảng Đại) thu mua khoảng 5-7 tạ dắt của ngư dân trong vùng để chế biến lấy ruột. “Để đãi ra 1 kg ruột dắt phải cần khoảng 10kg dắt tươi cả vỏ. Ruột dắt sau khi đãi được nhập cho các quán ăn, nhà hàng trong tỉnh, còn lại thì đi chợ bán lẻ”, bà Kỳ cho biết thêm. |
|
Công đoạn sơ chế dắt rất đơn giản, cho vào rổ chà thật mạnh làm sạch lớp bùn còn bám lại ngoài vỏ, rồi cho dắt vào nồi luộc. Dùng đũa đảo mạnh tay để dắt mở hết vỏ. Vớt dắt ra một rổ thưa rồi đưa vào trong chậu nước đãi lấy ruột. |
|
Bà Kỳ cho biết: “Nghề cào dắt và đãi dắt rất đơn giản nhưng cần sự cần cù, tỉ mỉ. Luộc dắt phải vừa chín tới để thịt dắt không bị khô, người đãi dắt phải kiên trì, khéo tay để loại bỏ vỏ, rác… ra bên ngoài”. |
|
Không được đẹp mắt như những loại hải sản cao cấp khác, nhưng con dắt vẫn mang hương vị đậm đà khó quên. Ruột dắt chế biến được rất nhiều món ngon và thanh mát trong mùa hè. |
Cá trích được mùa, giá cao ở Thừa Thiên Huế Thông thường mùa cá trích bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 4 âm lịch. Năm nay thời tiết thuận lợi nên gần như chuyến ... |
2 ngư dân Việt Nam được tàu Thái Lan cứu vớt sau 5 ngày trôi dạt trên biển Ngày 24/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã tiếp nhận hai ngư dân Việt Nam được ngư dân và Cảnh sát biển ... |
Tàu cá bị mắc cạn ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa được lai dắt về bờ an toàn Tàu cá QNg-90499 TS hỏng máy sau khi tránh bão số 2 nên bị trôi dạt và có nguy cơ mắc cạn trên vùng biển ... |