Một nhiếp ảnh gia đã biến những nơi tầm thường thành hình ảnh uốn cong đa chiều và kết quả khiến nhiều người không thể tin nổi
Aydin Büyüktaş là một nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ với niềm đam mê khoa học viễn tưởng. Bộ ảnh "Flatlands" của ông tưởng tượng những địa điểm bình thường bị đảo ngược thành nhiều chiều. Ông hy vọng các bức ảnh này sẽ giúp mọi người có những cái nhìn theo những cách khác nhau về môi trường xung quanh họ.
Aydin Büyüktaş từng tự hỏi rằng liệu sẽ trông như thế nào nếu một hố đen bắt đầu uốn cong thời gian và không gian trên trái đất? Sau đó, ông quyết định chụp hình nó.
Bằng cách biên soạn từ 18 đến 20 hình ảnh trũng thành một hình ảnh duy nhất, Büyüktaş đã biến đất nông nghiệp, đường xá, và thậm chí cả bãi đậu xe thành những vùng đất lộn ngược, đa chiều.
Dưới đây là 15 bức ảnh từ bộ sưu tập "Flatlands" của nhiếp ảnh gia tài năng này!
Aydin Büyüktaş sinh ra ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông bỏ dở việc học tập tại trường Đại học để theo đuổi ước mơ làm việc với nhiếp ảnh và truyền hình của mình.
Khi đã nổi tiếng trong ngành công nghiệp phim ảnh và quảng cáo, ông phát hiện ra tình yêu của mình đối với phim hoạt hình 3D.
Một cuốn sách có tên “Flatland: A Romance of Many Dimensions” (Tạm dịch: Vùng đất bằng: Một sự lãng mạn của đa chiều) của Edwin Abbat, đã truyền cảm hứng cho ông để tạo ra loạt ảnh đa chiều.
Tìm lại niềm say mê của thời thơ ấu với những cuốn sách khoa học viễn tưởng.
“Trong khi tôi đang đọc cuốn sách “Hyperspace” (Siêu không gian) của Michio Kaku, tôi đã bị ám ảnh với câu hỏi nếu như một hố đen xuất hiện ở nơi chúng ta đang sống, thì nó sẽ uốn cong thời gian, không gian và các địa điểm như thế nào” – nhiếp ảnh gia này tâm sự.
“Những cuốn sách này khiến tôi đặt câu hỏi về những vấn đề như hố đen, các vũ trụ song song, lực hấp dẫn, uốn cong không gian và thời gian.”
Để thu được các hình ảnh trong bộ sưu tập “Flatland” của mình, ông đã mất hai tháng để lên kế hoạch và một tháng để chụp hình.
Ông đã sử dụng Google Earth để khám phá các vị trí ở vùng Tây Nam nước Mỹ.
Sau đó, ông đi qua Arizona, Texas, California và New Mexico để chụp hình qua máy bay không người lái.
Mỗi tấm ảnh lộn ngược đều là ảnh cắt dán từ 18 đến 20 bức ảnh riêng lẻ.
Loạt ảnh này đã được trưng bày ở New York, Miami, Zurich và Istanbul.
Và Büyüktaş cuối cùng đã quay trở lại trường học, nơi ông đang học nhiếp ảnh tại Đại học Mỹ thuật Mimar Sinan Fine ở Istanbul từ năm 2012.
Ông hy vọng rằng những hình ảnh ngốc nghếch sẽ cho mọi người thấy một viễn cảnh mới về những nơi dường như là rất tầm thường.
“Chúng ta sống ở những nơi mà hầu hết thời gian không thu hút sự chú ý của chúng ta, những nơi biến đổi ký ức của chúng ta – nơi mà các nghệ sĩ đưa ra một chiều hướng khác”, ông nói.
Lưu An