Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
08:00 | 02/08/2015 GMT+7

Máu thắm Trường Sa

aa
“Có tìm hiểu về hậu phương của anh em đã hy sinh, mới thấy bố mẹ, vợ con bộ đội vất vả, hiến dâng và cao cả đến chừng nào”...

Không phải chỉ một lần Chuẩn đô đốc Nguyễn Ngọc Tương, Phó chính ủy Hải quân nhắc đến điều này. Vốn trưởng thành từ chiến sĩ nên tính thương lính, đau đáu với những mất mát của bộ đội dường như đã ngấm vào máu của chuẩn đô đốc.

Ngã xuống trước ngày thống nhất

Ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ, đặt bàn thờ của liệt sĩ Hải quân hy sinh đầu tiên tại Trường Sa: hạ sĩ Ngô Văn Quyền, ở xã Tiên Thắng (H.Tiên Lãng, TP.Hải Phòng). Bà Ngô Thị Hiền, chị gái của liệt sĩ Ngô Văn Quyền, thẫn thờ kể: “Nhà có 8 chị em, tôi là đầu rồi đến cậu Quyền sinh 1955” và lau nước mắt: “Nghe tin cậu ấy hy sinh ngay trong ngày giải phóng, không ai tin”...

Cuối năm 1972, khi mới 17 tuổi và học xong lớp 7/10, anh Ngô Văn Quyền theo bố lên Lào Cai làm nghề xẻ gỗ thuê để lấy tiền nuôi các em. Nghe tin có giấy gọi đi bộ đội, anh Quyền lặn lội cả chục ngày đường về quê nhập ngũ và được tuyển vào Đoàn 126 Đặc công Hải quân đóng bên Cầu Giá (Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng) đúng đợt tuyển quân tháng 12/1972. Đơn vị đóng quân cách nhà khoảng 50 km, nhưng trong 2 năm huấn luyện, anh Quyền chỉ được nghỉ phép 3 lần về thăm nhà, tất tả trồng cấy cùng bố mẹ.

Bà Ngô Thị Hiền vẫn giữ chiếc màn kỷ vật của anh Ngô Văn Quyền.

Tháng 3/1975, trước khi lên tàu vào nam chiến đấu, anh Quyền được nghỉ tranh thủ 3 ngày, hôm khoác ba lô sang đơn vị mới thú thật với bố mẹ: “Con đi chiến đấu” và đồng ý cho chị gái tiễn ra đầu phà Khuể, vừa đi vừa dặn chị: “Đi đợt này khác lắm. Chị cố gắng lợp lại mái nhà, đừng đợi em”.

Đầu tháng 4/1975, Đại đội 1 - Đoàn 126 cùng lực lượng phối hợp bí mật lên tàu giả trang đánh cá ra giải phóng Trường Sa và rạng sáng ngày 14/4/1975, đơn vị của anh Quyền bí mật tiếp cận, tấn công lên đảo Song Tử Tây. Trong trận chiến đấu này, hạ sĩ Tống Văn Quang (chiến sĩ Đại đội 6, Trung đoàn 95, Sư đoàn 2, Quân khu 5) hy sinh và được chôn cất trên đảo. Hạ sĩ Ngô Văn Quyền bị thương vào bụng, được đưa lên tàu về TP.Đà Nẵng cấp cứu. Giữa đường, do thời tiết xấu, tàu hỏng máy nên ngày 16.4.1975, hạ sĩ Quyền đã trút hơi thở cuối cùng, khi tàu chưa vào gần bờ.

Từ ngày về thăm nhà, gia đình bặt tin anh Quyền, mãi đến cuối năm 1975, người trong làng cho biết: “Có con em trong Hải quân kể chuyện học tập tấm gương dũng cảm của liệt sĩ Ngô Văn Quyền, khi giải phóng Trường Sa”, bà Ngô Thị Hiền mới tìm sang Lữ đoàn 126 hỏi thực hư. Biết em đã hy sinh, bà khóc: “Để đến lúc bố mẹ tôi già yếu mới báo thì ai chịu nổi?”.

Gần 1 năm sau khi anh Quyền hy sinh, ngày 10/4/1976, Lữ đoàn 126 mới gửi giấy báo tử, thông báo hạ sĩ Ngô Văn Quyền hy sinh tại đảo Song Tử Tây “trong trường hợp chiến đấu giải phóng đảo” và thi hài mai táng tại “Khối phố Đá Mặn, P.Bắc Mỹ An, Q.3, Đà Nẵng”. Do đường sá xa xôi, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên mãi năm 2000, em trai Ngô Văn Hoài mới vào TP.Đà Nẵng tìm mộ anh và sững sờ trước khu nghĩa trang Bắc Mỹ An đã thành bãi đất trống. Lần mò dò hỏi mới biết: Khi mai táng, người ta cắm bia gỗ ghi tên lên mộ anh Quyền nhưng qua nhiều năm, gỗ bị mục nên khi quy tập về nghĩa trang thành phố, người ta không xác định được họ tên, phải đưa vào khu mộ vô danh, nằm cùng với 15 người lính khác, đến tận bây giờ.

Bà Ngô Thị Hiền gạt nước mắt: “Bố tôi mất năm 1997, mẹ mất 2005 và đều dặn phải đưa anh Quyền về quê. Ngôi mộ ghi tên ngoài nghĩa trang liệt sĩ xã là chờ anh ấy” và khẩn khoản: “Cách nào để tìm ra thật là anh trong 6 mộ vô danh quy tập?”, khiến tôi cũng câm lặng: 40 năm, người lính Hải quân nhân dân VN đầu tiên ngã xuống ở Trường Sa vẫn chưa về được quê nhà!

Liệt sĩ dân sự duy nhất

Trong danh sách 159 quân nhân hy sinh tại quần đảo Trường Sa (từ 1975 đến nay), duy nhất anh Hoàng Văn Nghĩa (sinh 1986 quê ở Nam Trực, Nam Định) là công chức khí tượng, hy sinh tại Trường Sa 21/3/2010.

Tôi về xã Nam Toàn, Nam Trực, Nam Định lúc gần trưa và được người dân dẫn đến ngôi nhà cấp 4 nằm rìa cánh đồng, cửa cổng đóng kín mít. “Chồng mất từ năm 1989 trong Lâm Đồng, con trai đầu là Hoàng Văn Chính, sinh năm 1978 đang công tác tại Nhà máy thủy điện Sê San, mãi trong Gia Lai, cháu Nghĩa thì hy sinh ngoài Trường Sa nên giờ bà ấy lủi thủi 1 mình” - Ông Hoàng Văn Hải, bác ruột của liệt sĩ Nghĩa thở dài nói vậy, xong mới cút kít đạp xe ra cánh đồng, tìm bà Mão hình như đi phun thuốc sâu.

Qua trưa, bà Trịnh Thị Mão (sinh năm 1959) là mẹ của liệt sĩ Nghĩa mới tất tả về mở cổng. Trên khuôn mặt đen cháy khắc khổ, những giọt nước mắt chầm chậm ứa ra cùng với những lời kể lẫn trong nước mắt về cậu trai út hiền như con gái: Học ngành khí tượng của Trường cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội khóa 2005 - 2008, ra trường là Nghĩa tình nguyện xin ra công tác ngoài đảo và được nhận vào công tác trên đảo Phú Quốc. Đầu năm 2009, biết Trạm khí tượng thủy văn Trường Sa đang thiếu quan trắc viên, Nghĩa lại làm đơn tình nguyện ra Trường Sa và ngày 1/2/2009 được tuyển dụng. Khi được báo ngày giờ ra đảo, anh mới gọi điện thoại từ Nha Trang ra... xin ý kiến mẹ, khiến bà Trịnh Thị Mão phải nói dỗi: “Các anh làm đơn tình nguyện, xong mới xin ý kiến thì mẹ nào cản được chân các anh”.

Bà Trịnh Thị Mão thường nhìn lại con trai Hoàng Văn Nghĩa chụp ngoài Trường Sa.

Gần 2 năm công tác ở đảo Trường Sa, tối nào Nghĩa cũng gọi điện về cho mẹ, lẩn mẩn kể mọi chuyện ăn ở, sinh hoạt khiến bà Mão quanh năm cắm mặt với ruộng lúa, cũng trở thành “thổ công” Trường Sa. “Ngoài ấy thiếu rau và buồn lắm, ngày cũng như đêm chỉ mấy anh em thui thủi đo gió đo nước với nhau. Tôi dành cả mảnh ruộng phần trăm để trồng các loại rau, đợi nó về ăn đấy!” - Bà Mão kể vậy và lặng người: “3 ngày trước khi hy sinh, em nó gọi điện về giữa trưa bảo tôi: Mẹ sang xã bên bốc thuốc thì chịu khó đi xe ôm, đừng đạp xe. Con sắp về nhà, làm xe ôm suốt đời cho mẹ rồi”...

Lời hẹn của Nghĩa như thể điềm báo. Đêm ngày 21/3/2010 biển động mạnh, sóng dập trắng xóa cầu cảng, Nghĩa trực ca đo đếm các thông số quan trắc và ra cầu cảng thu thập số liệu mực nước, cấp sóng như thường lệ. Lâu không thấy Nghĩa về, anh em trạm chia nhau đi tìm và mãi mới thấy thi thể Nghĩa mắc kẹt dưới lớp san hô. Anh Đào Bá Cao, nhân viên của trạm nói với tôi: “Một cơn sóng lớn đã trùm lên cầu cảng khi Nghĩa chăm chú đo sóng”.

“7 năm nay tôi không nhìn thấy mặt nó ban ngày, nhưng đêm nào cũng thấy nó, chui vào giường đòi xoa lưng trước khi đi ngủ như ngày xưa” - Nước mắt lại chảy tràn trên gò má đen sạm của người mẹ và bà lại nhìn ảnh cậu trai trẻ trung, cười tươi roi rói bên cột mốc chủ quyền Trường Sa, thì thầm: “Em nó hay kể vẻ đẹp Trường Sa và hứa sẽ đưa tôi ra đấy thăm biển đảo cho biết Tổ quốc thiêng liêng. Vậy mà nó nằm lại với biển mãi”...

Chia tay người mẹ già một mình suốt bao năm lụi cụi giữa căn nhà vắng vẻ, bà lắc lắc bàn tay tôi: “Tôi cứ phải khỏe để chờ em nó về, các anh yên tâm” và níu áo: “Anh sắp ra công tác, cho tôi gửi mấy tải rau cho anh em ngoài đảo. Vườn rau của thằng Nghĩa, vẫn còn nguyên sau nhà”. Và tôi, đi như chạy khỏi căn nhà trống lạnh, phía sau vườn, rau cỏ mướt mát xanh tươi...

Theo thống kê của Lữ đoàn 146, từ năm 1975 đến 2014, năm nào cũng có cán bộ chiến sĩ hy sinh ngoài Trường Sa. Tổng số 159 cán bộ chiến sĩ đã hy sinh quê ở 25 tỉnh thành trong cả nước, nhiều nhất là Nghệ An (21), Thái Bình (20), Thanh Hóa (16), Nam Định và Quảng Bình cùng 15... Có 9 chiến sĩ hy sinh khi mới 19 tuổi.
Theo Thanh Niên
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Diễn ra từ ngày 27 đến 31/3, Triển lãm tư liệu, hình ảnh và báo cáo chuyên đề “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” do Thành Đoàn Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp tổ chức tại Nhà trưng bày Hoàng Sa nhằm bồi đắp tình yêu, lòng tự hào, ý thức, trách nhiệm đối với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không thể không nhắc tới vai trò của những chiếc xe đạp thồ và những đóng góp to lớn của hậu phương Thanh Hóa trong chi viện sức người, sức của cho kháng chiến. 70 năm đã trôi qua, rất nhiều người trong đội hình dân công hỏa tuyến năm xưa giờ đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhiều người đã không còn nữa nhưng những ký ức về một thời hào hùng, tinh thần tất cả cho tiến tuyến của quân dân Thanh Hóa, luôn còn mãi.
Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế.
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam cho rằng quốc gia ven biển cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) khi xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, bao gồm quyền tự do hàng hải và quyền quá cảnh qua các eo biển sử dụng cho hàng hải quốc tế, phù hợp với UNCLOS 1982.

Đọc nhiều

Hợp tác quốc phòng là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt – Trung

Hợp tác quốc phòng là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt – Trung

Đây là nội dung mà Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã phát biểu tại tiệc chiêu đãi trọng thể nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (1/8/1927 – 1/8/2024) diễn ra vào tối 29/7, tại Hà Nội.
Ông Lê Ngọc Định tái đắc cử Chủ tịch Hội Giao lưu Văn hóa Việt - Nhật

Ông Lê Ngọc Định tái đắc cử Chủ tịch Hội Giao lưu Văn hóa Việt - Nhật

Hội Giao lưu Văn hóa Việt - Nhật (Hội) vừa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI nhiệm kỳ 2024-2029 tại Hà Nội. Ông Lê Ngọc Định, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hội Giao lưu Văn hóa Việt - Nhật khóa V tiếp tục được bầu là Chủ tịch Hội Khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029.
Tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ: sâu sắc và ngày càng mở rộng

Tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ: sâu sắc và ngày càng mở rộng

Tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ được duy trì sâu sắc bởi các liên kết văn hóa và giao lưu nhân dân. Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều thỏa thuận hơn liên quan đến quan hệ giao lưu nhân dân hai nước.
Việt Nam có tiềm năng phát triển nghệ thuật thạch 3D

Việt Nam có tiềm năng phát triển nghệ thuật thạch 3D

Ông Hà Hải Đoàn, Chủ tịch Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội cho biết như vậy tại Triển lãm và Giao lưu Thạch nghệ thuật quốc tế lần thứ nhất tại Việt Nam diễn ra cuối tháng 7/2024 tại Hà Nội.
Vùng 5 Hải quân: hàng trăm sáng kiến cải, tiến kỹ thuật phục vụ hiệu quả công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu

Vùng 5 Hải quân: hàng trăm sáng kiến cải, tiến kỹ thuật phục vụ hiệu quả công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu

Từ năm 2020 đến nay, cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã nghiên cứu, cho ra đời hàng trăm sáng kiến cải, tiến kỹ thuật. Trong đó, nhiều sản phẩm chất lượng, có giá trị thực tiễn cao, được cấp giấy chứng nhận, cho áp dụng vào thực tế, phục vụ hiệu quả công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và bảo đảm kỹ thuật tại đơn vị.
Thanh thiếu niên kiều bào hướng về biển, đảo quê hương

Thanh thiếu niên kiều bào hướng về biển, đảo quê hương

Sáng 30/7, tại Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Thanh thiếu niên kiều bào và tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh với biển, đảo quê hương”.
Vùng 5 Hải quân phát động đợt thi đua nhân 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Vùng 5 Hải quân phát động đợt thi đua nhân 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 29/7, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập các chuyên đề giáo dục chính trị giai đoạn 2 năm 2024.
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
inforgraphics ha noi phan luong giao thong phuc vu le quoc tang
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
video xuc dong gio phut tien dua tong bi thu nguyen phu trong tren duong pho ha noi
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay 31/7: Mưa lớn ở Bắc Bộ, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

Thời tiết hôm nay 31/7: Mưa lớn ở Bắc Bộ, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 30/7, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, Quảng Ninh có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Dự báo ngày 31/7, ở các khu vực này tiếp tục mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thời tiết hôm nay (29/7): Hà Nội có mưa vừa, mưa to và dông

Thời tiết hôm nay (29/7): Hà Nội có mưa vừa, mưa to và dông

Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày 29/7, thời tiết khu vực Hà Nội có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều Thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.
Tripadvisor: Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn bậc nhất thế giới

Tripadvisor: Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn bậc nhất thế giới

Tripadvisor đánh giá Hà Nội trong top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới nhất, với bản sắc văn hóa ẩm thực tinh tế, cuốn hút.
Người dân cần mang thẻ CCCD khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân cần mang thẻ CCCD khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để đảm bảo an ninh, an toàn Lễ Quốc tang trong 2 ngày (25 và 26/7), Công an Hà Nội đề nghị người dân quét mã QR Thẻ căn cước/căn cước công dân khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động