Lý do người giàu Nhật Bản không màng việc khoe khoang
Cô gái khoe trốn cách ly Covid-19 được về nhà, khoe ăn cơm quân sự tăng 2kg |
Bất ngờ với bí quyết thành công của tỷ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos |
Khoảng cách giàu nghèo luôn là vấn đề nhức nhối và khó nói trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày càng phát triển. Sự chênh lệch về thu nhập ngày càng lớn khiến ranh giới giữa người nghèo và người giàu càng trở nên xa xôi. Tiêu biểu như Mỹ - quốc gia thịnh vượng nhất thế giới, nơi mà 1% người có của đang sống cuộc sống xa xỉ, tách biệt với mọi người trong những cộng đồng riêng hoặc những tòa tháp được bảo vệ nghiêm ngặt.
Trái lại, Nhật Bản là một quốc gia gần như không có khoảng cách giàu nghèo. Đó là vấn đề mà truyền thông quốc gia này thời gian gần đây đã chú ý đến. Người ta thường nói rằng, bạn có thể sống cạnh một tỷ phú mà không hề hay biết do ngôi nhà của anh ta chẳng khác gì so với mọi người. Tại quốc gia này, tác giả cuốn "The New Rich", Atsushi Miura định nghĩa về khái niệm người giàu ở góc độ của ngành công nghiệp tài chính như một cá nhân có thu nhập từ 30 triệu yên (gần 6,6 tỷ đồng) trở lên và có tài sản ít nhất là 100 triệu yên.
Việc người có của không muốn khoe khoang xuất phát từ chính định kiến khá ngược đời của người Nhật: không muốn nổi bật giữa đám đông. Hiện có khoảng 1,3 triệu người Nhật đang được coi là người giàu theo đúng định nghĩa nêu trên - tương đương với chỉ 1% toàn bộ dân số nước này.
Tác giả Miura đã phát hiện sự thật rằng 1% người giàu này có xu hướng sống mà không phô trương. Cách để xác định một người có thực sự giàu có hay không gây bất ngờ khi những người này thường sống dựa vào tiền lãi hay các khoản lợi nhuận khác thu được tài sản chứ không hề đụng chạm đến món tiền gốc.
Người giàu Nhật Bản cũng tin rằng không cần thiết phải có một căn biệt thự to lớn để sống bởi như thế là một hành động thừa thãi và lãng phí. Thay vào đó, họ sẽ chi cho những thứ họ thực sự ưa thích và ủng hộ nhưng thứ phi vật chất. Tiêu biểu nhất là việc giới nhà giàu thường xuyên lui đến những buổi hòa nhạc, đi du lịch thường xuyên.
Người giàu Nhật Bản thức thời và không khoe khoang (Ảnh: Bloomberg) |
Miura khẳng định 1% người hiếm hoi này đang hướng nội, tức là dành sự quan tâm và mua sắm cho những sản phẩm nội địa thay vì hàng ngoại đắt tiền. Rượu suke truyền thống vẫn luôn là món được những người giàu lựa chọn thay vì rượu vang, những tác phẩm nghệ thuật của phương Tây cũng khó mà thay thế được nền văn hóa vốn đã rất phong phú của nước mẹ đẻ họ. Điều này thể hiện được lòng yêu nước, hướng về cội nguồn và đúng với trách nhiệm của một công dân.
Họ cũng rất tỉnh táo trước sự giàu có, không hề bị tiền tài và việc hưởng thụ che mờ mắt. Những người này biết nhìn xa trông rộng và thấy rõ vị trí cũng như tầm ảnh hưởng của mình đang ở đâu trong đất nước Nhật Bản. Nhật Bản cần họ và tiền của họ, thế nên không khó hiểu khi có những đại gia đã rất thành đạt nhưng vẫn đang miệt mài làm việc và cống hiến cả đời. Họ tin rằng, thành công họ có là nhờ vào nỗ lực tự thân hay một số kỹ năng, ý tưởng đặc biệt.
Giàu có một cách bền vững cũng là yếu tố khiến người giàu Nhật Bản có thể "giàu nữa, giàu mãi". Họ không cho con cái tài sản mà chỉ cho chúng công cụ để có được của cải. Việc giáo dục vì thế mà luôn được đặt lên hàng đầu, họ có đủ điều kiện để chi trả cho các hiểu biết uyên thâm về cách mà tiền vận hành - điều mà người thường không dễ dàng có được.
Một nghiên cứu về những người giàu mới nổi tại đất nước này đã phân chia họ thành 3 nhóm khác nhau. Nhóm thứ nhất là những đứa con có cha mẹ giàu có, không mong chờ nhận thừa kế mà chăm chỉ học tập, đi theo cách mà cha mẹ đã từng làm để có được thành công. 24% con cái của những người có tài sản từ 100 triệu yên trở lên có kinh nghiệm về đầu tư, đặc biệt tập trung vào đầu tư chứng khoán.
Nhóm tiếp theo là những cặp đôi quyền lực. Họ đều đi làm và mang lại thu nhập ít nhất 10 triệu yên mỗi năm (tương đương 2,2 tỷ đồng), trong đó 44% người có kinh nghiệm về đầu tư. Các nhà hoạch định tài chính và chuyên gia tư vấn cách quản lý tiền bạc thường được thuê về để giúp họ làm những công việc này bởi thời gian rảnh của những cặp đôi quyền lực thường rất hạn hẹp. Việc tiêu tiền đối với nhóm người này vô cùng tự do, nhưng chủ yếu sẽ cho những thứ thiết thực như dịch vụ dọn dẹp nhà cửa.
Và cuối cùng là những người đã già nhưng lại cực kỳ thạo công nghệ. Họ đã nghỉ hưu và dành thời gian để lên mạng, online và cập nhật công nghệ. Họ hiểu về cách mà thế giới vận hành thông qua đôi mắt của người từng trải và hầu như đều tự học mọi thứ qua Internet.
Giá trị cao nhất của nhân quyền chính là bảo vệ sinh mạng của người dân Trước mối hiểm họa khôn lường của đại dịch COVID-19, Đảng, Nhà nước Việt Nam đang làm hết sức vì tất cả người dân. |
Top 10 người giàu nhất thế giới 2020: Có ông chủ Zara, 3 tỷ phú Walmart Mười người giàu nhất thế giới 2020 của Forbes tiếp tục là những gương mặt quen thuộc như Jeff Bezos, Bill Gates hay Warren Buffett... Ông ... |
Những ngày không quên tập 3: Thư trốn cách ly COVID-19 bị bố mắng té tát Dương vô tình phát hiện ra Quốc đưa một người phụ nữ lạ đi khám thai. Bị ăn vạ vô lý giữa đường, Dương liền ... |