Loạt bài viết "tố" DeAura lừa đảo đột nhiên “mất tích” trên Google?
Mỹ phẩm DeAura bất ngờ gỡ bỏ giải thưởng "Cúp vàng sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo" |
DeAura lừa đảo khách hàng như thế nào?
DeAura là hãng mỹ phẩm đã xuất hiện vài năm ở nước ta. Tuy nhiên, không ít khách hàng đã có những phản hồi tiêu cực, tố DeAura lừa đảo khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu này.
Cụ thể, vào tháng 5/2018, hàng trăm khách hàng Việt của DeAura đã Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) để khiếu nại về việc bị nhân viên công ty này lừa đảo dùng mỹ phẩm miễn phí nhưng lại mất hàng chục triệu đồng.
Sản phẩm của DeAura bị khách hàng đánh giá chất lượng thấp. |
Chị N.T.K.N (TP HCM) cho biết, tháng 3/2018, chị đến một spa thuộc hệ thống của DeAura tham gia buổi chăm sóc da mặt miễn phí.
Khi được chào mời mua bộ mỹ phẩm giá 43 triệu đồng, chị N. khẳng định: "Tôi nói rất rõ là lương của tôi chỉ có 2,5 triệu đồng/tháng mà anh ta lại ghi vào tờ khai là 15 triệu đồng/tháng.
Sau đó, một nhân viên tên Diễm My đưa cho tôi 2 phiếu xuất kho hàng hóa và yêu cầu tôi ký, ghi rõ họ tên. Tôi có nói là tôi không thấy đường nên không đọc được, cô Diễm My nói cô ký đi không sao đâu, đó là quyền lợi của cô mà"...
Thấy nhiều điểm bất thường trong quá trình mua bộ mỹ phẩm, chị Tâm xin trả lại. Được chỉ sang địa chỉ 407 Tô Hiến Thành (Q.10). Tại đây chị được yêu cầu chờ 72 tiếng.
Nhưng kết quả, chị không được trả lại bộ sản phẩm này. Bởi muốn trả phải thỏa mãn một trong ba trường hợp: gia đình phải có người chết; phải có sổ hộ nghèo hoặc làn da bị dị ứng khi dùng sản phẩm của DeAura...
Trường hợp của chị L. (TP HCM) còn bị nhắn tin đe dọa phải nộp tiền, nếu không sẽ bị khởi kiện và truy nã.
Chị L. thuật lại tin nhắn khởi kiện của ngân hàng liên kết với DeAura: “VP Bank FC thông báo khởi kiện! Thông qua quyết định TAND, hợp đồng vay trả góp Nguyễn Thị Thanh Tâm chính thức vi phạm điều 140 BLHS... Chiếm đoạt tài sản ngân hàng, lạm dụng ngân sách tài chính...
Đúng 9h ngày 26/4, yêu cầu ông/bà và những người liên quan có mặt tại trụ sở TAND TP.HN để xét xử... Nếu vắng mặt, chúng tôi sẽ nhờ công an địa phương truy tìm và truy nã".
Loạt bài phản ánh sai phạm của DeAura đột nhiên mất tích trên Google?
Nhiều khách hàng đã “bóc phốt” DeAura trên báo chí về việc lừa đảo người dùng. Ngoài Báo Sức khỏe Cộng đồng với các bài viết như: "Uẩn khúc việc Công ty Deaura đổi tên 8 lần trong 4 năm: Khách hàng nghi ngờ về nguồn gốc sản phẩm"; Nhiều phụ nữ trên khắp thế giới đều khẳng định mỹ phẩm DeAura lừa đảo, quỵt tiền; Bóc mẽ 'chiêu trò' khiến khách hàng trở thành ‘con nợ’ của Spa DeAura... Thì có thể kể tên ra đây một số tờ báo và tạp chí cũng bị cáo buộc là vi phạm bản quyền tương tự như: Báo Đầu tư Online, Doanh nghiệp...
Tuy nhiên, những bài viết này sau đó “mất tích” trên thanh công cụ tìm kiếm Google.
Thông tin trả lại khi tìm kiếm từ khóa “DeAura lừa đảo” chỉ còn rải rác vài bài từ năm 2018.
Bài viết trên các báo này đều do phóng viên tác nghiệp, tự sản xuất nhưng đều bị biến mất một cách bí ẩn và được Google gửi mail với nội dung:
"Google đã được thông báo, theo các điều khoản của Đạo luật bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ (DMCA), rằng một số tài liệu trên trang web của bạn bị cáo buộc vi phạm bản quyền của người khác. Chúng tôi sẽ xóa các tài liệu bị cáo buộc là bất hợp pháp khỏi kết quả của Google Tìm kiếm...".
Kết quả trả về trên Google khi tìm kiếm từ khóa "DeAura lừa đảo". |
DMCA là một đại luật của Google về Luật bảo vệ bản quyền kĩ thuật số. Việc các link bài “tố” DeAura lừa đảo biến mất trên Google dựa trên việc liên tục report các link bài này.
Đạo luật bản quyền này quy định: Website nào lên nội dung trước thì tờ đó có bản quyền. Do đó, một số công ty đã lập ra các website, sau đó copy nội dung bài phản ánh Deaura từ các báo về các website này rồi cài lùi giờ xuất bản về trước cả giờ xuất bản trên các tờ gốc. Rồi sau đó đi report với Google là các tờ báo đó vi phạm bản quyền.
Sau khi Google nhận được những báo cáo này sẽ lập tức xóa bỏ các link bài liên quan đến Deaura.
Theo các chuyên gia công nghệ, đây là thủ thuật mà bất cứ cá nhân và tổ chức nào đều có thể thực hiện dễ dàng khi chỉ cần một chiếc máy tính kết nối internet. Chiêu thức này được không ít doanh nghiệp "bẩn" áp dụng để che đậy sai phạm khi bị các cơ quan báo chí, truyền thông vạch mặt.
Thủ thuật report được tạo ra với mục đích giảm bớt sự vi phạm bản quyền của các trang web. Tuy nhiên nếu không được sử dụng đúng mục đích thì sẽ dễ dàng dùng nó để lừa đảo người dùng.
"Nếu những người tốt sử dụng thủ thuật này để đưa ra cảnh báo đúng thì không sao, nhưng những kẻ xấu thì sẽ lợi dụng để làm ảnh hưởng uy tín một trang web đối với Google hay Fanpage đối với Facebook. Ví dụ, như bài báo về Deaura lừa đảo khi bị report DMCA thì Google sẽ xóa bài viết đó khỏi kết quả tìm kiếm. Từ đó độc giả không thể biết về việc làm ăn "bất thường" của doanh nghiệp này thông qua bài báo...", một chuyên gia của BKAV nhận định.
Tuy nhiên, khi trao đổi với PV phía Venesa phản hồi đã kiểm tra và khẳng định Venesa không tham gia vào bất cứ hành động nào liên quan đến việc report như bài báo phản ánh.