Lên Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc ăn thắng dền và nhiều đặc sản rừng núi
Về Nghệ An, đừng quên thưởng thức nhiều đặc sản đầy hương vị |
Đến Nha Trang, ngắm biển xanh cát trắng và thưởng thức nhiều đặc sản |
Kon Tum - vùng đất đại ngàn với những đặc sản độc đáo |
1. Cháo ấu tẩu
Cháo ấu tẩu. |
“Chưa ăn cháo ấu tẩu thì chưa đến Hà Giang”. Từ loại củ độc, đồng bào nơi đây đã chế biến ấu tẩu thành món ăn rất tốt cho sức khỏe. Cháo ấu tẩu - đặc sản Hà Giang - có quanh năm nhưng muốn ăn thì phải dạo chợ, ghé quán lúc chiều tối. Cháo sẽ cho người ăn giấc ngủ sâu ngon và xua tan đi mệt mỏi suốt một ngày dài.
Trước khi đem nấu, ẩu tẩu phải được ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc một đêm. Sau khi rửa sạch, ninh ấu tẩu thêm khoảng 4 giờ cho mềm và bở ra. Còn gạo nấu cháo gồm cả hai loại: gạo tẻ và gạo nếp để tăng độ sánh dẻo. Tiếp đến, cho ấu tẩu bở tơi cùng gạo và nước dùng từ chân giò lợn vào nấu cùng nhau. Cháo chín, cho trứng gà, ớt, tiêu, hành, rau mùi là xong.
Ít loại cháo nào để lại dư vị nhiều như cháo ấu tẩu. Cái beo béo của gạo, của nước chân giò, của trứng gà và mùi thơm thơm quen thuộc với các loại phụ liệu cũng như cay nồng tiêu ớt thì dễ tìm, nhưng vị đắng đắng khác biệt của củ ấu tẩu thì không dễ kiếm, càng không dễ quên.
2. Thịt chuột La Chí
Thịt chuột La Chí. |
Người dân La Chí coi thịt chuột là loại thực phẩm thường xuyên, hằng ngày. Theo lời kể, mỗi mùa lúa chín đàn ông trong bản kéo nhau đi săn chuột khắp huyện, hết mùa gặt họ lại vào rừng đặt bẫy, rồi đào hang bắt chuột ở rừng vầu, rừng tre, rừng chít. Họ có thể chế biến thịt chuột thành vô vàn món ăn như nướng, xào, treo gác bếp...
Chuột được nhúng nước sôi, vặt lông, dùng que xiên đem thui rơm sau đó mới mổ bụng, làm sạch nội tạng. Tiếp đến, xát mắm, muối, mì chính, thảo quả, tiêu rừng cùng một số gia vị khác vào. Như vậy dù có nướng hay treo bếp, thịt chuột vẫn giữ được vị ngọt nguyên sơ và cũng đậm đà hơn.
Thịt chuột nướng ăn ngay thơm lừng, dai dai, ngọt mà không bị khô. Còn thịt treo gác bếp sau một thời gian sẽ quắt lại, cứng như củi. Nhưng có thể vùi tro nóng, dùng chày đập và chấm muối tiêu làm mồi nhắm, hay ngâm nước sôi cho nở ra, rồi ướp gừng, hành tỏi và xào nóng ăn rất thơm ngon. Cùng hấp dẫn nhưng vị thịt chuột ở đây khác hẳn thịt chuột miền Tây.
3. Thắng dền
Thắng dền. |
Thắng dền chẳng biết từ bao giờ trở thành món ăn vặt đặc sản Hà Giang, đó cũng là món ăn mà người dân nơi đây hay giới thiệu cho những vị khách lần đầu đặt chân tới cao nguyên đá này. Bánh được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu đỗ. Làm thắng dền không khó nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Đầu tiên là chọn gạo nếp, theo những người làm bánh, phải là nếp Yên Minh (loại gạo nếp ngon ở Hà Giang), hạt mẩy, dẻo thơm. Gạo nếp sau khi ngâm, để ráo xay bột, rồi đổ vào một chiếc túi vải, đợi đến khi bột đặc mịn mới đem ra làm bánh.
Mỗi viên bánh Thắng dền được nặn hình tròn, to như viên bánh trôi, có nhân đỗ, vừng, dừa. Đun sôi nước rồi thả vào luộc, đến khi bánh chín, nổi lên là vớt ra chan với nước nấu từ đường hoa mai và gừng. Bánh dẻo, ngon nhưng quan trọng hơn vẫn là nước đường. Mỗi người làm bánh lại có bí quyết riêng để đảm bảo độ cay, ngọt vừa phải. Bát Thắng dền sau khi chan nước đường, sẽ được dưới thêm chút nước cốt dừa, lạc rang vàng để thêm hấp dẫn.
Trong không gian se lạnh của khu phố cổ Đồng Văn mộc mạc, yên bình có lẽ Thắng dền là một món ăn vô cùng tuyệt vời, nó hài hòa giữa vị ngọt của đường, béo ngậy của dừa và chút cay cay, đủ vị ấm nóng để xua đi cái lạnh giá nơi miền sơn cước này. Với giá chỉ 5.000 đồng/bát, khách cứ thoải mái ngồi nhẩn nha bát Thắng dền nóng hổi nghi ngút khói, dẻo, ngọt, dậy mùi thơm của vừng lạc để cơ thể ấm nóng hơn, tiếp tục chinh phục những cung đường đèo dốc.
Có lẽ vì thế mà ở đây có rất nhiều món ăn hấp dẫn như thắng cố, cháo ấu tẩu, xôi ngũ sắc, phở chua, bánh tam giác mạch…nhưng Thắng dền vẫn là món bánh được nhiều người lựa chọn hơn cả. Người dân ở đây vẫn bảo Thắng dền là món bánh ăn chơi mùa đông, nên phải khi có gió lạnh tràn về thì người ta mới bắt đầu làm bánh. Đón bát Thắng dền nóng ấm cũng như tấm lòng của người dân miền cao nguyên đá này, hồn hậu, dung dị nhưng thật dễ mến.
4. Bánh tam giác mạch
Bánh tam giác mạch. |
Nêu đến Hà Giang đúng mùa tam giác mạch, bạn không chỉ được đắm chìm giữa thiên nhiên tươi đẹp mà còn có cơ hội được nếm cả một mùa tím hồng mê mải ấy với bánh tam giác mạch.
Bánh được làm từ hạt, thứ mà ít người cất công lên tới Hà Giang để ý bởi mải say trong những cánh hoa muôn hồng nghìn tía.
Bánh được hấp chín trên bếp lửa, khi đến tay người mua vẫn còn nguyên hơi ấm. Tấm bánh to chừng hai bàn tay người lớn giá 10.000 đồng. Người Mông đi chợ phiên thường mua bánh tam giác mạch để ăn cùng thắng cố, như cách họ ăn bánh ngô, bánh gạo hay xôi bảy màu.
Những đặc sản ở Bà Rịa - Vũng Tàu làm du khách nhớ mãi Tổng hợp những đặc sản nổi tiếng nhất Bà Rịa - Vũng Tàu gồm các sản vật, bánh kẹo tới các món ăn ngon gây ... |
Những đặc sản Đắk Lắk nổi tiếng, hấp dẫn du khách gần xa Đắk Lắk nổi tiếng không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên núi rừng hoang sơ hùng vĩ mà còn là những đặc sản độc đáo, ... |
4 món ngon giải nhiệt mùa hè từ quả vải Quả vải là trong những loại quả được mong ngóng nhất mùa hè, vị thanh mát, ngon ngọt. Có rất nhiều món ngon, lạ được ... |