Làm rõ trách nhiệm lãnh đạo nếu giải ngân chậm vốn đầu tư công
Bộ Tài chính đề nghị chưa điều chỉnh lương hưu, lương cơ sở của công chức |
Nửa cuối năm 2020: kênh đầu tư nào an toàn, lãi cao nhất? |
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều đang đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế dù đã triển khai nhiều gói cứu trợ kinh tế lên đến hàng nghìn tỷ USD do tác động từ COVID-19. Thậm chí, nhiều quốc gia còn nới lỏng bội chi ngân sách, mua lại các khoản nợ tư nhân nhằm ứng phó với tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế.
Thủ tướng tuyên dương những thành tích của ngành Tài chính đạt được trong nửa đầu năm 2020, đồng thời cũng nhấn mạnh về kế hoạch - nhiệm vụ trong 6 tháng tiếp theo cần nỗ lực hơn. |
Khẳng định thách thức, khó khăn phía trước còn rất lớn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính và các bộ, ngành cần tiếp tục chủ động, sáng tạo vượt qua khó khăn, gắn với 3 trụ cột chính gồm: Chống dịch, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội.
Để hoàn thành mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế”, trong thời gian tới, cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:Với chính sách tài khóa, chính sách tài chính cần chủ động linh hoạt để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, không gian tài khóa của Việt Nam khá rộng mở do nợ công trong mức an toàn, tình hình vĩ mô ổn định. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính cần chủ động nghiên cứu xây dựng chính sách tài khóa phù hợp để thúc đẩy kinh tế, trong đó, có thể tính đến việc tăng bội chi ngân sách mà không ảnh hưởng đến an toan nợ công để sử dụng nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Tiếp đó Bộ Tài chính cần tiếp tục nghiên cứu đẩy mạnh khơi thông các nguồn lực tài chính cho nền kinh tế, chú trọng điều tiết vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng cường công tác quản lý giá gắn với kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm nhận được sự chia sẻ, đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong quá trình chỉ đạo, điều hành.
Một việc nữa là quyết liệt đẩy mạnh công tác giải ngân đầu tư công.
Cần coi đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó gồm cả phần vốn ODA và vốn vay ưu đãi là một trong những nhiệm vụ ưu tiên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Bộ Tài chính cần phối hợp với các Bộ, ngành khẩn trương rà soát phân bổ chi tiết dự toán đến từng dự án, đảm bảo sát tiến độ, nhu cầu giải ngân.
Từ nay đến tháng 8/2020, với các trường hợp chậm giải ngân, sẽ điều chuyển dự toán cho dự án khác. Thành lập các đoàn kiểm tra Trung ương để kịp thời có những giải pháp điều chỉnh những địa phương, những ngành chưa giải ngân hoặc giải ngân chậm, gắn với việc làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo các Bộ, ngành địa phương để xảy ra tình trạng giải ngân chậm vốn đầu tư công.
Bên cạnh đó cần làm tốt công tác đảm bảo hàng dự trữ quốc gia để đối phó với tình huống bất ngờ, đảm bảo an sinh xã hội.
Ngành Tài chính cần đẩy mạnh thực hiện mục tiêu "kép" theo 8 điều Thủ tướng đã vạch ra. |
Một việc quan trọng nữa là rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hiệu lực, hiệu quả và đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công. Thu hút và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có trình độ cao, vừa có tâm vừa có tầm nhằm đáp ứng cho giai đoạn phát triển mới. Thực hiện tốt bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, tạo động lực phấn đấu cho các cán bộ trong Ngành.
Top 10 sự kiện nổi bật của ngành tài chính trong năm 2019 Bộ Tài chính vừa chính thức công bố 10 sự kiện nổi bật ngành tài chính năm 2019. Đáng chú ý nhất trong năm là ... |
Top 10 doanh nghiệp ngành Tài chính, Ngân hàng, Chứng khoán có lợi nhuận tốt nhất Vietnam Report (VNR) vừa công bố bảng xếp hạng Profit500 và các hạng mục nổi bật bao gồm Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận ... |
Ngành tài chính đóng vai trò cốt yếu trong việc giúp Việt Nam thực hiện Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu TĐO - Ngành tài chính Việt Nam cần thể hiện rõ vai trò của mình hơn nữa trong việc giúp dịch chuyển nền kinh tế ... |