Trang chủ Chính trị - Xã hội
15:29 | 02/01/2022 GMT+7

Kỳ họp QH bất thường đầu tiên: Mục tiêu tối thượng phục vụ nhân dân

aa
Việc tổ chức kỳ họp bất thường đầu tiên cho thấy sự chủ động, tích cực của Quốc hội trong thực hiện chức năng theo Hiến pháp, với mục tiêu tối thượng là phục vụ nhân dân, sự phát triển của đất nước.
Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 4/1/2022 Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 4/1/2022
Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV: Đưa ra quyết sách kịp thời để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV: Đưa ra quyết sách kịp thời để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Kỳ họp bất thường đầu tiên, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Quốc hội sẽ khai mạc ngày 4/1/2022 tại Thủ đô Hà Nội.

Việc tổ chức kỳ họp đã cho thấy sự chủ động, tích cực của Quốc hội trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, với mục tiêu tối thượng là phục vụ nhân dân, sự phát triển của đất nước.

Giải quyết vướng mắc pháp lý cho đầu tư phát triển

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV diễn ra trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, các Nghị quyết Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV; đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước gặp những khó khăn, thách thức mới gay gắt hơn do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều địa phương trong cả nước.

Để góp phần khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội, kỳ họp diễn ra nhằm có những quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; giải quyết những vướng mắc pháp lý cho đầu tư phát triển.

Với tính chất "bất thường" nên các nội dung được đưa ra bàn thảo, xem xét tại kỳ họp đều rất cần thiết và cấp bách để đáp ứng sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự; thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ; Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Phân tích về tính cấp bách của các nội dung này, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chỉ rõ, việc trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp bách nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước, việc quyết định, triển khai các chính sách hỗ trợ đặc biệt, kịp thời, đột phá, có sức lan tỏa sẽ giúp sớm phục hồi nền kinh tế, tạo nền tảng cho sự phát triển trong những năm tới, không để Việt Nam rơi vào suy thoái kinh tế và suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn.

Đồng thời, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong hỗ trợ, cải cách, tăng niềm tin của người dân, doanh nghiệp và tín nhiệm của quốc gia với các tổ chức quốc tế.

"Năm 2021, tăng trưởng GDP chỉ đạt 2,58%, cách xa so với chỉ tiêu đặt ra đầu năm. Do đó, nếu gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế được thông qua đầu năm 2022 sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn 2022-2023 và và dư âm hết cả nhiệm kỳ. Nếu để tới kỳ họp tháng 5 Quốc hội mới xem xét thì sẽ bị chậm," ông Bùi Văn Cường nhấn mạnh.

Đối với nội dung "một luật sửa nhiều luật," theo Tổng Thư ký Quốc hội cũng rất cần thiết để giải quyết những điểm cần tháo gỡ nếu không sẽ tiếp tục ách tắc do vướng trong tổ chức thực hiện. Việc sớm sửa luật chính là giải quyết câu chuyện thể chế cho phát triển.

Ngoài ra, dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông cần được xem xét sớm để thúc đẩy các tuyến giao thông huyết mạch, thúc đẩy giao thương hàng hóa, du lịch và nhiều lĩnh vực khác.

Đặc biệt, Quốc hội xem xét cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ nhằm thúc đẩy một địa phương vốn là động lực cho Đồng bằng sông Cửu Long trở thành đầu tàu, tác động tích cực tới các tỉnh trong khu vực cũng như đóng góp cho cả nước.

Chủ động, thích ứng với bối cảnh mới

Theo quy định của pháp luật, Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.

Quang cảnh một phiên họp Quốc hội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Quang cảnh một phiên họp Quốc hội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ nhất đã cho thấy quyết tâm chính trị rất lớn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặt người dân ở vị trí trung tâm trong mọi quyết sách của Quốc hội.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Bộ Lĩnh, nguyên Phó Tổng Thư ký Quốc hội, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, đại dịch COVID-19 đang diễn ra là một cuộc khủng hoảng toàn cầu tác động đến tất cả các quốc gia, đặt tất cả các cơ quan, tổ chức, trong đó có các nghị viện phải thay đổi phương thức hoạt động như họp trực tuyến, bàn thảo và quyết định những vấn đề cấp bách, mới nảy sinh.

Quốc hội Việt Nam không phải là ngoại lệ và cùng với Chính phủ, việc tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV là một sự chủ động, xuất phát từ chính vai trò của Quốc hội, từ đòi hỏi của cuộc sống, của cử tri và của tình hình đất nước.

Trên thực tế, từ các kỳ họp cuối của Quốc hội khóa XIV và những kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV, Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã thể hiện tính chủ động, thích ứng với bối cảnh mới, bàn thảo và quyết định nhiều vấn đề quan trọng do đại dịch đặt ra, có nhiều đổi mới trong nội dung, phương thức hoạt động, trong đó có việc tổ chức kỳ họp bất thường bằng phương thức trực tuyến.

Theo chương trình, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 4-11/1/2022.

Quốc hội họp trực tuyến cả kỳ qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội nối với 62 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (riêng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội sẽ họp tại điểm cầu Nhà Quốc hội).

Đáng chú ý, việc biểu quyết thông qua các nội dung sẽ lần đầu tiên được thực hiện trên hệ thống biểu quyết điện tử của Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đánh giá đây là quyết định hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn. Khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp khó lường, Quốc hội đã có những thay đổi nhanh và linh hoạt, ứng dụng khoa học công nghệ để bắt nhịp với diễn biến thực tế, đưa ra ứng phó kịp thời vì lợi ích nhân dân.

Thời gian kỳ họp vừa đủ để các đại biểu đưa ra ý kiến với những vấn đề cấp thiết, nóng bỏng về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước trong dịch bệnh.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, thực tiễn tổ chức kỳ họp bất thường sẽ là kinh nghiệm tốt để Quốc hội tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức kỳ họp linh hoạt, chủ động hơn nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề thuộc thẩm quyền, hướng tới một Quốc hội hoạt động thường xuyên, chuyên nghiệp hơn.

Có thể nói, các nội dung được xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường có vai trò, ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư và đông đảo quần chúng nhân dân.

Việc tổ chức kỳ họp một lần nữa khẳng định quyết tâm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong xây dựng Quốc hội đổi mới, hành động, đồng hành cùng Chính phủ thực hiện các trọng trách, nhiệm vụ được nhân dân tin tưởng giao phó./.

Sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Chính phủ với Quốc hội đem lại những kết quả khả quan, tích cực Sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Chính phủ với Quốc hội đem lại những kết quả khả quan, tích cực
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong bảo đảm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao thời gian qua, nhất là trong việc triển khai các nhiệm vụ lập pháp, phát triển kinh tế-xã hội và công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội
Sáng 23/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban chỉ đạo Xây dựng các chuyên đề phân công cho Đảng đoàn Quốc hội thuộc Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.
Ngày 21/12, tiếp tục Phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV Ngày 21/12, tiếp tục Phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV
Phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục họp Đợt 2 trong hai ngày 21-22/12/2021.
Theo Vietnam Plus
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác nghị viện

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác nghị viện

Ngày 24/9, Chủ tịch Quốc hội chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández và Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Đức Hải, được sự ủy quyền của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đã đồng chủ trì Phiên họp thứ nhất Ủy ban hợp tác liên nghị viện Việt Nam - Cuba.
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 tân Phó Thủ tướng Chính phủ

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 tân Phó Thủ tướng Chính phủ

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với các ông: Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc và Bùi Thanh Sơn.
Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra ngày 26/8

Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra ngày 26/8

Căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Các tin bài khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tô thắm hình ảnh Anh bộ đội Cụ Hồ trên đất nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tô thắm hình ảnh Anh bộ đội Cụ Hồ trên đất nước Lào

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44 và 45 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm Công ty Star Telecom (Unitel) - liên doanh của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Lào. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào, Đại tướng Chansamone Chanyalath; lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan của Việt Nam và Lào.
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam, Pháp

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm chính thức tới Cộng hoà Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 6-7/10, hai nước đã ra tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác từ nghị viện đến địa phương

Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác từ nghị viện đến địa phương

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/10 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Pháp Gerard Larcher.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên họp "Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới"

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên họp "Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới"

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ, ngày 5/10 (giờ địa phương) tại Paris (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới” của hội nghị. TTXVN xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:

Đọc nhiều

Những người mẹ Việt ở nước ngoài gìn giữ tiếng quê hương

Những người mẹ Việt ở nước ngoài gìn giữ tiếng quê hương

Tiến sĩ Trần Hồng Vân, biên phiên dịch tại trường Western Sydney và là thành viên dự án VietSpeech, một dự án của Đại học Charles, nghiên cứu về kỹ năng ngôn ngữ và duy trì tiếng mẹ đẻ cho trẻ em gốc Việt ở Australia, từng xúc động chia sẻ: "Cảm giác rất tuyệt vời khi sinh sống ở nước ngoài mà mình được nghe con nói "Mẹ ơi". Với chị, mỗi lời cô con gái Ivy nói bằng tiếng Việt là một niềm vui khó tả, là sự gắn kết thiêng liêng giữa các thế hệ và nguồn cội.
Cốt cách người Thăng Long - Hà Nội

Cốt cách người Thăng Long - Hà Nội

Người Thăng Long - Hà Nội có đặc tính chung của người Việt là: chăm chỉ, tính chịu đựng cao, lòng tự tôn lớn, dũng cảm, khoan dung và hòa hiếu nhưng trong lối sống, cung cách ứng xử lại có những lại có nét riêng.
Phát huy trí tuệ của thanh niên trong ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu

Phát huy trí tuệ của thanh niên trong ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu

Sáng 9/10, tại Hà Nội, hơn 100 sinh viên đến từ các chuyên ngành khác nhau đã cùng nhau thảo luận về biến đổi khí hậu với chủ đề: “Sự tham gia của thanh niên trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt Nam”.
Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam - Tây Ban Nha

Thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam - Tây Ban Nha

Chiều 9/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp bà Carmen Cano De Lasala, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Tây Ban Nha tại Việt Nam.
Hỗ trợ bò giống cho người dân biên giới Việt - Lào: niềm vui "sinh sôi"

Hỗ trợ bò giống cho người dân biên giới Việt - Lào: niềm vui "sinh sôi"

Từ những con bò giống được trao tặng cho bà con hai bên biên giới Việt - Lào, đã có thêm bê con được sinh ra.
Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Ngày 8/10/2024, Hội thảo Quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hoà bình và phát triển” đã diễn ra thành công tại Hà Nội.
Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Trong đó nêu rõ, hàng hóa trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân, cư dân biên giới phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc và các điều kiện khác theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
infographics 70 nam giai phong thu do ha noi danh gan 100 ty dong tham hoi tang qua doi tuong chinh sach
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động