Kinh tế Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng dương trong năm 2021
Ngày 29/9, Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2021 đã giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi nước ta tính và công bố GDP quý từ năm 2000 đến nay. Tính chung 9 tháng năm 2021, GDP chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản được coi là bệ đỡ của nền kinh tế chỉ tăng trưởng 2,74% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 23,52% vào mức tăng GDP chung toàn nền kinh tế. Bên cạnh đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, khu vực dịch vụ giảm 0,69% trong 9 tháng qua.
Lý giải về vấn đề khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản được coi là bệ đỡ của nền kinh tế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho rằng: “Đất nước ta vẫn là đất nước nông nghiệp, vẫn phải dựa vào nông nghiệp và chính nông nghiệp sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu quý cho việc phát triển công nghiệp”.
Để làm sâu thêm, Việt Nam cần phải làm chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào. Cụ thể, đối với ngành chăn nuôi chúng ta phải tự chủ về cả con giống và nguồn thức ăn; trong công nghiệp chúng ta cũng phải tiến tới làm chủ công nghệ, nguyên liệu và cả thị trường xuất khẩu;…
Bà Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh: "Khả năng tăng trưởng âm sẽ khó có thể xảy ra, trừ khi là có những cái tác động không lường được của dịch bệnh Covid-19".
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. |
Theo bà Hương, Việt Nam đang dần kiểm soát được dịch bệnh và quý 4/2021 sẽ có mức tăng trưởng cao và cao nhất trong năm, thậm chí là còn cao hơn cả quý 1 và đạt được mức như quý 2 khi chúng ta có những cái khởi sắc (trong quý 2/2021, tăng trưởng đạt hơn 6%).
Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương chia sẻ: “Tôi vẫn kỳ vọng không phải bằng niềm tin mà từ những phân tích khách quan là chúng ta đã có phản ứng kịp thời và từ đó sẽ có sự bật dậy nhanh nhất trong quý 4 để đạt được mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2021”.
Trao đổi về những lo lắng về việc phát triển kinh tế trong những tháng cuối năm, bà Hương cho biết, nguyên nhân chủ yếu tác động đến nền kinh tế vẫn là những ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, nếu dịch bệnh không được kiểm soát sẽ làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.
"Để phục hồi và phát triền kinh tế trong điều kiện mới, chúng ta cần đoàn kết hơn nữa, các cơ quan chức năng cần đồng bộ giải pháp để các mắt xích không bị đứt gãy, chúng ta phải kết nối mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi địa phương và mỗi quốc gia. Đây chính là cách đầu tiên trong việc phòng chống an toàn và sống chung với dịch và từ đó chúng ta mới có sự tự tin mới có nền tảng cơ bản về kinh tế xã hội". bà Hương nói.
Về kịch bản tăng trưởng của Việt Nam trong quý 4 và cả năm 2021, ông Lê Trung Hiếu - Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia - thông tin: “Kịch bản khả quan nhất hiện tại là tăng trưởng 2,5% trong cả năm, theo đó quý 4/2021 phải đạt tăng trưởng 5,3% (con số tăng trưởng sẽ cao hơn trong quý 1 và thấp hơn trong quý 2/2021)”.
Ông Hiếu cho rằng, nếu Việt Nam mở cửa thì các doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động, điều này khiến nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
Thế nhưng, vấn đề lớn các doanh nghiệp đặt ra lúc này là nhân lực. Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia phân tích, trong thời gian giãn cách xã hội, phần lớn người lao động của các doanh nghiệp đã về quê, do đó để huy động đủ 100% nhân lực như trước đây là đặc biệt khó khăn.
Về trường hợp của Evergrande, nhiều chuyên gia kinh tế cho đánh giá đây là hồi chuông cảnh tỉnh sớm và tốt đối với Việt Nam. Mặc dù cả Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đều đang theo dõi sát dòng vốn chảy vào lĩnh vực bất động sản thông qua tín dụng và kênh trái phiếu, nhưng Việt Nam cần phải cảnh giác với hiện tượng tập trung nguồn lực xã hội quá lớn vào một vài doanh nghiệp bất động sản lớn, bởi một khi một Evergrande Việt Nam xuất hiện, nó sẽ gây hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế Việt Nam. Điều quan trọng là Việt Nam cần có chính sách để đổi mới mô hình phát triển, khuyến khích sự phát triển của nhiều ngành kinh tế để nền kinh tế không bị phụ thuộc lớn vào ngành bất động sản như hiện nay. Với thị trường chứng khoán Việt Nam, dù tác động không kéo dài như thị trường chứng khoán các nước nhưng với vai trò là "hàn thử biểu" của nền kinh tế thì khi kinh tế "hắt hơi sổ mũi" chắc chắn thị trường cũng sẽ "ốm" theo. Và nhà đầu tư sẽ là những người bị ảnh hưởng đầu tiên. |
GDP quý III giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua Ngày 29/9, Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. |
Dù hạ dự báo tăng trưởng, ADB vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã hạ mức dự đoán tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam từ 6,7% xuống còn 3,8% trong năm nay. Dù vậy, ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn. |
Hà Nội phấn đấu tăng trưởng 7,5% trong 5 năm tới Đây là nội dung quan trọng trong Nghị quyết số 05-NQ/TU về “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của thành phố Hà Nội” vừa được ban hành. |