Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
16:49 | 16/01/2021 GMT+7

Kinh nghiệm đi lễ đền Ông Hoàng Mười: Cách sắm lễ, văn khấn

aa
Đầu năm, cuối năm hay tháng 10 tiệc ông là dịp người ta hay đến đền Ông Hoàng Mười để cầu bình an cầu tài lộc. Nhưng sắm lễ, khấn làm sao cho đúng không phải ai cũng biết. Cùng xem kinh nghiệm đi lễ đền Ông Hoàng Mười dưới đây nhé.
Bài Văn khấn cúng gia tiên ngày rằm tháng 8
Cúng Rằm tháng 7 năm 2020: Văn khấn thần linh Rằm tháng 7 chuẩn nhất

Ông Hoàng Mười là ai? Sự tích ông Hoàng Mười

Kinh nghiệm đi lễ đền Ông Hoàng Mười: Cách sắm lễ, văn khấn
Kinh nghiệm đi lễ đền Ông Hoàng Mười: Cách sắm lễ, văn khấn

Ông Hoàng Mười còn có tên gọi là khác là ông Mười Nghệ An. Ông là con Vua cha bát hải động đình, là thiên quan trên đế đình và thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Ông nghe theo lệnh vua cha, giáng trần và giúp dân phù đời.

Lai lịch của ông ở dưới trần gian có rất nhiều dị bản. Nhưng sự tích được lưu truyền nhiều nhất về ông Hoàng Mười là câu chuyện: Ông Hoàng Mười đầu thai thành Nguyễn Xí, một vị tướng giỏi dưới thời vua Lê Thái Tổ, có công lao lớn giúp vua diệt giặc Minh, về sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An ( Hà Tĩnh) – quê nhà.

Ở tại quê nhà, ông luôn chăm lo cho đời sống của nhân dân. Có một lần xảy ra trận cuồng phong khiến nhà cửa bị đổ nát, ông liền sai lính vào rừng đốn củi về dựng lại nhà cho dân. Một hôm đi thuyền trên sông, ngay dưới chân núi Hồng Lĩnh, thuyền của ông bị nhấm chìm và ông đã hoá ngay trên sông Lam. Người dân vô cùng thương tiếc và lập đền thờ để tưởng nhớ công lao, tài năng song toàn của ông.

Địa chỉ đền ông Hoàng Mười ở đâu?

Hiện nay có hai ngôi đền thờ Ông Hoàng Mười đó là Đền Củi tại xã Xuân Hồng; huyện Nghi Xuân; tỉnh Hà Tĩnh và Đền Ông Hoàng Mười tại Huyện Hưng Nguyên – Nghệ An. Hai ngôi đền chỉ cách nhau bởi dòng sông Lam nước xanh như mắt ngọc. Đứng bên đền bên này; có thể nhìn thấp thoáng đền bên kia qua lung linh của dòng sông mơ mộng.

Đi lễ đền Ông Hoàng Mười cầu gì?

Đi lễ ông Hoàng Mười cầu công danh

Theo truyền thuyết, khi còn tại thế, ông Hoàng Mười là một vị quan có uy quyền. Người ta cho rằng, hóa thân của ông Hoàng Mười là tướng Nguyễn Xí – một đại tướng quân có công lớn giúp vua Lê Thái Tổ dẹp yên giặc minh, thống nhất đất nước. Lại có nhiều câu chuyện kể lại rằng trong một kiếp hạ trần làm người, ông Hoàng Mười là con trai của vua Lý Thái Tổ. Bên cạnh đó là nhiều câu chuyện khác về thân thế và cuộc đời của vị quan Hoàng này.

Tuy khác nhau về nội dung, nhưng tựu chung lại, các câu chuyện về xuất thân của quan Hoàng Mười đều cho rằng, ông Hoàng Mười có xuất thân quyền quý, là tướng quân hay là vương công quý tộc, vị quan Hoàng này cũng để lại nhiều chiến công, nhiều phúc đức cho đời.

Với quyền uy và địa vị cao quý ấy, người ta luôn tin tưởng rằng ông Hoàng Mười chính là vị thần sẽ mang đến sự thăng tiến trong con đường công danh sự nghiệp cho bản thân mình.

Vì thế mà hầu hết những người đến ngôi đền này xin lộc đều cầu mong được quan Hoàng Mười phù hộ độ trì cho học hành giỏi giang, thi cử đỗ đạt, đường quan lộ được hanh thông, bản thân sớm vươn lên các vị trí lãnh đạo chủ chốt, có quyền lực lớn và được người đời ngưỡng vọng, lưu tiếng thơm lại đời sau.

Đến đền ông Hoàng Mười cầu tài lộc

Theo truyền thuyết dân gian kể lại, ông Hoàng Mười sau khi về trời đã để lại nhiều tiền bạc, tài sản của mình lại chốn nhân gian, ban phát cho những người nghèo, kẻ đói khát. Khi đã trở thành một vị thánh nhân, vị quan Hoàng này cũng thường xuyên hiển linh ban phát tài lộc cho dân chúng trong vùng. Đã nhiều người kể lại việc bản thân nằm mộng được quan Hoàng Mười chỉ bảo cho cách làm ăn và sau đó đều ăn nên làm ra, cửa nhà khấm khá.

Chính từ điều đó, người ta có quan niệm rằng, vào ngày khai hội đền ông Hoàng Mười, cũng là ngày vị thánh nhân này hiển linh, nếu thành tâm cầu khấn, sẽ được quan Hoàng ban phát cho nhiều tài lộc, và từ đó, đền ông Hoàng Mười trở thành địa chỉ cầu tài cầu lộc linh thiêng bậc nhất tại Việt Nam.

Đến đền ông Hoàng Mười để cầu buôn bán thuận lợi

Kinh nghiệm đi lễ đền Ông Hoàng Mười: Cách sắm lễ, văn khấn

Đền ông Hoàng Mười là một địa chỉ không còn xa lạ với bất kỳ người nào làm kinh doanh. Cùng với đến ông Hoàng Bảy, đền ông Hoàng Mười được coi là một trong hai ngôi đền linh thiêng nhất tại Việt Nam mà bất kỳ người làm nghề buôn bán nào cũng nên ghé thăm ít nhất một lần trong đời.

Nhiều người chia sẻ rằng, họ thấy công việc làm ăn buôn bán của gia đình và bản thân trở lên thuận lợi hơn rất nhiều từ khi đi lễ đền ông Hoàng Mười. Họ cho rằng, mọi thứ mình khấn vái một cách thành tâm tại đây đều dần trở thành hiện thực.

Theo đó, người ta đến đền ông Hoàng Mười để cầu được mua may bán đắt, công việc làm ăn luôn bình an, suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió, cửa hàng cửa hiệu nhà mình có đông khách hàng ghé thăm để họ thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể.

cầu bình an, hạnh phúc, sức khỏe

Khi còn tại thế, quan Hoàng Mười luôn hết mình vì hạnh phúc của con dân, và đến khi nhập thánh, vị quan Hoàng này vẫn luôn hiển linh để ban phát cho nhân dân nhiều hạnh phúc.

Vì vậy, nhiều người đến lễ ngôi đền này chỉ đơn giản là cầu mong cho bản thân và gia đình mình luôn được bình an, yên ổn, mọi chuyện dữ hóa lành và gia đình mình có một cuộc sống thật sự hạnh phúc, yêu thương nhau.

Cách sắm lễ khi đi lễ đền Ông Hoàng Mười

Theo nhà đền, nếu đi lễ đền, khách thập phương có thể chuẩn bị những lễ vật đơn giản như hương, hoa, quả tươi, xôi oản hoặc thêm giò, thịt. Khách thập phương cũng có thể chuẩn bị tiền công đức tùy tâm, tốt nhất nên chuẩn bị tiền chẵn để làm công đức thay vì rải tiền lẻ.

Nếu bạn là người có điều kiện, có thể chuẩn bị một mâm lễ với những lễ vật đầy đủ sau:

– Gà trống luộc nguyên con ( có thể thay thế bằng chân giò luộc hoặc thịt heo quay).

– Xôi ( xôi trắng, xôi gấc,..)

– Rượu ( 1 chai), nước lọc ( 1 chai).

– Tiền dương ( tuỳ tâm), hương thơm.

– Mâm sớ điệp ( 1 mâm), trầu cau tươi, tiền quan.

– Vàng quang màu vàng 5 dây ( 1 mâm).

– Mâm lễ thờ quan ngũ hổ: dây vàng trắng ( 1 dây), rượu ( 1 chai), rượu ( 5 chén), tiền vàng, hương thơm, tiền dương, muối ( 1 đĩa), gạo ( 1 đĩa), trứng gà rửa sạch ( 5 quả), hoa tươi ( 1 bó – hoa cúc vàng, hoa hồng,…).

Tiền công đức tùy tâm.

Văn khấn khi đi lễ đền Ông Hoàng Mười

"Gươm thiêng chống đất chỉ trời

Đánh Đông dẹp Bắc việc ngoài binh nhung

Hai vai nặng gánh cương thường

Sông Lam sóng cả buồm giương một chèo"

"Đất Nghệ An anh hùng hào kiệt

Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa

Cung gươm lên ngựa đề cờ

Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam"

"Chí anh hùng ra tay cứu nước

Đi tới đâu giặc bước lui ngay

Việt Nam ghi chép sử này

Cung cao điện ngọc đêm ngày khói nhang"

"Năm cửa ô tới Đô Thành

Nam Đàn, Nghi Lộc nức danh Ông Mười"

Đoạn thơ hát khi Ông Hoàng Mười "tái đáo Thiên Thai":

"Hoa đào rơi rắc lối Thiên Thai

Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi

Ngõ hạnh suối đào xa cách mãi

Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng soi

Đá mòn rêu nhạt nước chảy hoa trôi

Ước cũ duyên xưa có thế thôi"

Khi dâng ông miếng trầu têm, văn thường hát:

"Đất lề quê thói Nghệ An

Miếng trầu cau đầu dâng Quan Hoàng Mười"

Và có cả khi văn tấu điệu hò Nghệ Tĩnh để ông vỗ gối ban thưởng:

"Muối đã mặn ba năm còn mặn

Gừng đã cay chín tháng vẫn cay

Ghế ông tình nặng nghĩa dày

Xa xôi đến mấy, ra đây ngự đồng"

"Xứ Nghệ vui nhất Chợ Vinh

Đẹp nhất Bến Thủy, anh linh Ông Mười".

Văn khấn cá nhân khi đi lễ ông Hoàng Mười

Khấn Nam mô a di đà Phật ( 3 lần)

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương.

Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.

Con lạy Quan Hoàng Mười tối linh.

Đệ tử con là: (bạn nêu tên tuổi đầy đủ của mình)

Ngụ tại: ( địa chỉ sinh sống của bạn).

Hôm nay là ngày ( ngày mà bạn đi đến đền cầu, ngày âm và ngày dương). Chúng con về đây có chút hương hoa, oản quả, lễ mặn hoặc chay ( có lễ gì kêu lễ đó, kêu sai là phải tội) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ, độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. Thời gian vừa qua, được sự lưu tâm, độ trì của các ngài mà công việc hanh thông, vẹn tròn. Đệ tử chúng con xin cảm tạ các .

Hôm nay, chúng con đến đây với tất cả lòng thành kính, xin các ngài phù hộ, độ trì cho chúng con các việc sau: ( xin việc gì thì nói cụ thể).

(Cuối cùng), thay mặt gia đình chúng con, con xin đa tạ Quan Hoàng Mười tối linh và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

Khấn lại: Nam mô a di đà Phật ( 3 lần).

*Nội dung “Kinh nghiệm đi lễ đền Ông Hoàng Mười: Cách sắm lễ, văn khấn” mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Văn khấn chúng sinh Rằm tháng 7 năm 2020 chuẩn nhất Văn khấn chúng sinh Rằm tháng 7 năm 2020 chuẩn nhất
Bài cúng ngày mùng 1 tháng cô hồn (1/7 Âm lịch) năm 2020 chuẩn nhất Bài cúng ngày mùng 1 tháng cô hồn (1/7 Âm lịch) năm 2020 chuẩn nhất
Văn cúng cô hồn năm 2020 chuẩn nhất theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam Văn cúng cô hồn năm 2020 chuẩn nhất theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Thạch Thảo (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Con số may mắn hôm nay 17/4/2025 12 con giáp: Mùi sự nghiệp thuận lợi

Con số may mắn hôm nay 17/4/2025 12 con giáp: Mùi sự nghiệp thuận lợi

Con số may mắn hôm nay 17/4/2025 12 con giáp sẽ bao gồm những số nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Những món đồ nên mua về làm quà khi đi du lịch Indonesia

Những món đồ nên mua về làm quà khi đi du lịch Indonesia

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra món quà ưng ý nhất để tặng cho bạn bè, người thân khi đi du lịch Indonesia về.
Top 5 cung hoàng đạo hạnh phúc, viên mãn nhất ngày 17/4/2025

Top 5 cung hoàng đạo hạnh phúc, viên mãn nhất ngày 17/4/2025

Ngày mới 17/4/2025 mang đến nhiều cơ hội cho 12 cung hoàng đạo, trong đó 5 cung này sẽ nhận được nhiều may mắn hơn cả. Không chỉ công việc có tin vui mà tài lộc cũng rộng mở, cơ hội làm giàu đến nhiều hơn.
10 món ăn nhất định phải thử khi đi du lịch Indonesia

10 món ăn nhất định phải thử khi đi du lịch Indonesia

Khi đi du lịch đến “xứ vạn đảo” bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ qua việc thưởng thức nền ẩm thực tại đây. Hãy bỏ túi ngay 10 đặc sản Indonesia siêu ngon và nổi tiếng để có thêm thông tin tham khảo nhé.

Đọc nhiều

Thanh niên Việt - Trung tiếp nối lý tưởng, vun đắp tình hữu nghị

Thanh niên Việt - Trung tiếp nối lý tưởng, vun đắp tình hữu nghị

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội) diễn ra lễ khai mạc Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025 với chủ đề “Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng”. Sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, "Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung" và nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 15/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc”. Tổng Bí thư Tô Lâm; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự và phát biểu tại Gặp gỡ.
Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định: "Tôi tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm đứng đầu, Việt Nam nhất định sẽ tiếp tục vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước".
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Nhiều công trình thiết thực hỗ trợ bà con biên giới Thành phố Huế

Nhiều công trình thiết thực hỗ trợ bà con biên giới Thành phố Huế

Ngày 14/4, tại xã Quảng Nhâm (huyện A Lưới, Thành phố Huế), Ban Thanh niên Công an Thành phố Huế phối hợp với Đoàn Thanh niên Cục Đối ngoại (Bộ Công an) và các đơn vị liên quan khởi công xây dựng căn nhà nhân ái, khánh thành công trình “Thắp sáng bước chân em - Đường cờ Tổ quốc” và công trình “Camera an ninh”, góp phần nâng cao đời sống và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Ngày 12/4, tại huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam) đã diễn ra chương trình khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân địa phương. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt  - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Ngày 11/4, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) phối hợp Tổng trạm Kiểm tra Biên phòng xuất nhập cảnh Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức chương trình giao lưu sĩ quan, cán bộ trẻ hai bên.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động