Kim ngạch xuất khẩu điều năm 2023 dự báo đạt 3,05 tỷ USD, thấp hơn mục tiêu đề ra
Xuất khẩu gạo có thể mang về 4 tỷ USD năm 2023
Qua 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 4,2 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 22,2% về lượng và tăng 34,7% trị giá. Nhu cầu thị trường đang tốt, dự báo cả năm xuất khẩu gạo có thể đạt trên, dưới 8 triệu tấn, mang về 4 tỷ USD.
|
Xuất khẩu nông lâm sản có thể cán đích với kim ngạch lên đến 54 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2023 giảm 11,1% so với cùng kỳ, song vẫn có đến 7 sản phẩm đạt trên 1 tỷ USD như: Cà phê, cao su, gạo, rau quả, hạt điều, tôm, sản phẩm gỗ. Triển vọng thị trường các mặt này 6 tháng cuối năm sẽ thế nào?
|
Mặc dù xuất khẩu hạt điều đã khởi sắc nhưng tại kỳ họp gần nhất, Ban chấp hành Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đề nghị điều chỉnh, kim ngạch xuất khẩu điều năm 2023 là 3,05 tỷ USD, giảm 50 triệu USD so với kế hoạch Vinacas đề ra trước đó. (Theo kế hoạch của Bộ NN-PTNT đã đề ra cho ngành điều Việt Nam, năm 2023 toàn ngành điều đặt mục tiêu xuất khẩu 3,8 tỷ USD).
Phần lớn doanh nghiệp đã có đủ lượng nguyên liệu hết quý 1/2024
Dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, 6 tháng đầu năm 2023, toàn ngành đã xuất khẩu trên 279 ngàn tấn hạt điều các loại, đạt giá trị 1,6 tỷ USD, tăng 9,49% về lượng và tăng 7,65% về kim ngạch. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, hạt điều tiếp tục là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, duy trì tăng trưởng dương và thuộc “Nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tỷ đô” trong nửa đầu năm 2023. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân chỉ đạt khoảng 5.717 USD/ tấn, giảm 1,73% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặt khác, nửa đầu năm nay, các doanh nghiệp điều cũng đã nhập khẩu khoảng 1,44 triệu tấn điều thô từ nước ngoài, trị giá khoảng 1,8 tỷ USD, tăng 19,79% về lượng và tăng 5,16% về trị giá. Giá nhập khẩu bình quân giảm 11,34%, tương đương 1.251 USD/ tấn.
Nhận định về sản xuất, kinh doanh điều 6 tháng đầu năm 2023 và phương hướng 6 tháng cuối năm 2023, ông Bạch Khánh Nhựt, Phó chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, nửa năm nay với nhiều khó khăn, phần lớn đến từ yếu tố khách quan như: Khủng hoảng địa chính trị; chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương, lạm phát toàn cầu, sức mua tại các thị trường trọng điểm thấp, người tiêu dùng toàn cầu giảm chi tiêu, … Nhu cầu mua giảm, thời gian trữ hàng tồn kho dài hơn bình thường, dẫn đến chất lượng nguyên liệu khi tới tay người mua giai đoạn cuối năm 2023 sẽ là dấu hỏi.
Mặt khác, lượng nguyên liệu khá dồi dào, doanh nghiệp chế biến không có nhiều áp lực phải mua, trữ nguyên liệu so với mọi năm, phần lớn đã có đủ lượng hàng cần thiết cho sản xuất đến hết quý 4/2023 và quý 1/2024. Bên cạnh đó, giá nhân điều ở mức thấp trong nhiều năm qua, chi phí chế biến còn rất cao, các doanh nghiệp chế biến điều gặp nhiều thách thức trong việc mua bán hàng, và tổ chức lại hoạt động theo hướng tinh gọn và hiệu quả.
Dẫn phản ảnh từ hội viên và khách hàng, ông Khánh Nhựt cho biết, nhiều hợp đồng mua bán điều thô đã ký với khách hàng châu Á đã phải thương lượng lại giá hoặc người mua yêu cầu sự hỗ trợ giá, giảm thu hồi, … từ phía người bán. Trong bối cảnh khó khăn chung, theo ghi nhận của Hội đồng Thông tin Vinacas, việc chậm trễ giao hàng hoặc chất lượng nguyên liệu chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự việc xảy ra ở trên.
Dự báo xảy ra 2 kịch bản
Một ủy viên Ban Thường vụ Vinacas – doanh nghiệp xuất nhập khẩu điều lớn ở Bình Phước cho biết, từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023, thu hoạch điều của Campuchia giảm sản lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, lượng điều tồn trữ của Campuchia 6 tháng cuối năm cũng ít hơn cùng kỳ 2022, vì giá trong vụ tốt hơn năm 2022 nên hầu hết nông dân đã bán ra.
Mặt khác, do sức mua yếu ở các thị trường trọng điểm, các doanh nghiệp ngành điều gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh trong nửa đầu năm 2023. Xu hướng mua hàng giao ngay với số lượng nhỏ là chủ đạo trên giai đoạn này, dẫn đến giá bán cũng khó giảm sâu, nhưng cũng khó có thể tăng giá đột biến như những giai đoạn trước đây.
“Xét về mặt tích cực, giá điều đang khá cạnh tranh với các loại hạt khác và sản lượng dồi dào, các nhà bán lẻ trên phạm vi toàn cầu đang đẩy mạnh nhiều chương trình quảng bá, khuyến mãi để kích cầu tiêu thụ. Có một số nhu cầu mua giao xa đến quý 1/2024, với tư duy hiện đã là “đáy thị trường” và “bắt đáy”, tuy nhiên các nhà chế biến điều cũng không mặn vì hiện chưa phải giai đoạn cao điểm của bán hàng trong năm”, ông Khánh Nhựt nói.
Theo Hội đồng Thông tin Vinacas, giai đoạn 6 tháng cuối năm 2023 đến quý 1/2024, tăng trưởng của ngành điều tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Dự báo xảy ra 2 kịch bản:
Kịch bản “tốt”, doanh nghiệp bán hàng sẽ kích cầu, đẩy nhanh tiêu thụ sẽ giúp giảm lượng tồn kho tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu sẽ đẩy nhu cầu mua hàng vào cuối năm. Tuy nhiên, việc tăng cường kiểm soát chất lượng của các thị trường trọng điểm sẽ làm cho nhân điều giá thấp, chất lượng kém sẽ khó tiếp cận các thị trường này.
Từ đó, góp phần ổn định giá và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Chi phí đầu vào tăng, giá vỏ tiếp tục giảm sẽ làm cho các doanh nghiệp chế biến đồng thuận, cân đối giá bán ra nếu không muốn bị thua lỗ. Mùa vụ Đông Phi, Indonesia diễn ra không thuận lợi. Giá điều thô sẽ tăng vào dịp cuối năm.
Kịch bản “không tốt”, kinh tế toàn cầu tiếp tục suy thoái, hạt điều không phải là mặt hàng thiết yếu nên nhu cầu của “người tiêu dùng cuối cùng” sẽ tiếp tục giảm.
“Người mua ở các thị trường vẫn chưa vội mua điều nhân cho đến khi nhìn thấy sự gia tăng trở lại và đảm bảo lợi nhuận phù hợp. Mùa vụ Đông Phi, Indonesia diễn ra thuận lợi, lượng điều thô cung ứng ra thị trường tiếp tục tăng, giá điều thô tiếp tục giảm. Tuy vậy, giá điều thô tiếp tục ổn định và có xu hướng giảm tiếp từ nay đến cuối năm 2023 và đầu năm 2024 nếu điều đó xảy ra”, Phó chủ tịch Vinacas nói.
Xuất khẩu giảm, thị trường chưa có tín hiệu tích cực, mục tiêu ngành tôm đang bị đe dọa
Năm 2023, ngành tôm đặt mục tiêu nuôi 750 nghìn ha tôm, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,3 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2022. 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm chỉ đạt 887 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ, đang đe dọa mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng.
|
Kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam - Trung Quốc vượt mốc 230 tỷ USD
Thông tin trên được ông Xu Zhou (Từ Châu), Phó tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM cho biết tại triển lãm China Homelife Vietnam 2023 sáng nay (15/6).
|