Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
11:05 | 12/06/2017 GMT+7

Không chỉ có những tòa nhà xa hoa hay dát vàng, cuộc sống tại Qatar cũng thấm đầy nước mắt

aa
Đó là nước mắt của những người lao động nghèo tới Qatar làm việc với mong muốn có thể thay đổi cuộc đời. Chính họ là lực lượng tạo nên thay đổi lớn hay những công trình vĩ đại tại quốc gia giàu nhất thế giới này.

Khu trại lao động nằm ở cuối một con đường cao tốc, cắt qua sa mạc trống trải, nằm cách không xa những nhà máy âm u, lạnh lẽo. Đất, trời và những bức tường đều phủ một màu xám xịt. Bụi phủ khắp nơi - trong cổ họng, mũi và nơi khóe mắt của mọi người.

Nằm cách vài chục km từ trung tâm thủ đô của Qatar, Doha, đây là nơi hàng nghìn người lao động nhập cư - những người xây nên các công trình dát vàng của Dubai, nghỉ ngơi mỗi đêm. Qatar - đất nước giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người được chia làm 2 thế giới: một bên là những tòa nhà chọc trời, các siêu đô thị, bảo tàng vĩ đại, còn nửa kia là những chiếc giường tầng ken dày người, thỉnh thoảng vài chú bọ xuất hiện mà những người nhập cư đang sinh sống. Đó là một thế giới hoàn toàn khác biệt.

"Người Qatar có gì mà nói với chúng tôi chứ?", một lái xe người Pakistan, 38 tuổi cho biết. "Mấy người quản đốc còn không nói, nên mấy người Qatar cũng có gì mà nói với chúng tôi đâu".

khong chi co nhung toa nha xa hoa hay dat vang cuoc song tai qatar cung tham day nuoc mat

Bản đồ các quốc gia với lao động nhập cư chính vào Qatar.

Trong suốt 14 năm sống tại đất nước này, anh chưa bao giờ nói chuyện với một người Qatar nào cả. Anh chưa bao giờ được tới xem những khách sạn xa hoa hay các trung tâm thương mại mà những người nhập cư xây lên. Anh cũng chưa có cơ hội được đi dạo trên bờ biển hoặc có một ngày được ghé thăm các bảo tàng.

Qatar có tỷ lệ lao động nhập cư/dân địa phương cao nhất thế giới; khoảng 250,000 lao động nhập cư và chiếm 12% dân số. Phần lớn lực lượng lao động tại Qatar đến từ các quốc gia Nam Á. Họ thường phải trả hàng trăm hay nghìn đô cho các đại lý môi giới để tìm một công việc tại đây.

Tuy nhiên một khi đã tới đây, các công nhân cho biết, các công ty sẽ tịch thu hộ chiếu của họ, đe dọa sẽ phạt hay trừ lương vì làm hư hỏng dụng cụ lao động hay nghỉ ốm. Họ phải làm việc 12-15 giờ một ngày dưới trời nắng gắt và nhiệt độ có thể lên quá 50 độ C. Nhiều công nhân cho biết họ phải ngủ trong các căn phòng chật cứng với 10 người. Mức thu nhập trung bình 1 năm của họ là dưới 4,000 USD (tương đương khoảng 90 triệu/1 năm).

khong chi co nhung toa nha xa hoa hay dat vang cuoc song tai qatar cung tham day nuoc mat

Cuộc sống khổ cực của lao động nhập cư.

Cuộc sống của người nhập cư như trái ngược hoàn toàn với người địa phương; dân Qatar có được chăm sóc sức khỏe miễn phí, điện và nước miễn phí cũng như được đảm bảo công việc tốt, hỗ trợ nhiên liệu, cho vay mua nhà không lãi suất, hỗ trợ đi học nước ngoài...

Khi World Cup 2022 đang tới gần, Qatar chuẩn bị xây dựng thêm nhiều các công trình sân vận động, tàu điện ngầm...lực lượng lao động nhập cư cũng được huy động nhiều để phục vụ kỳ thể thao quan trọng. Tuy nhiên, các nhà hoạt động xã hội hy vọng rằng có thể cải thiện được điều kiện lao động tại Qatar, một trong những "di sản xã hội" quan trọng nhất có thể đạt được tại kỳ World Cup sắp tới.

khong chi co nhung toa nha xa hoa hay dat vang cuoc song tai qatar cung tham day nuoc mat

Những người lao động nghỉ ngơi sau hàng giờ làm việc tại các công trình xây dựng.

Tuy nhiên, những kỳ vọng đó xem chừng vẫn còn khá khó khăn. Hồi tháng 9/2013, trang báo Guardian đã có những phóng sự, hé lộ việc hàng chục công nhân người Nepal đã thiệt mạng trong khi đang làm việc tại Qatar. Hàng nghìn người khác cũng phải đối mặt với cảnh bạo hành; một hình thức nô lệ thời hiện đại. Phần lớn các công nhân đều tử vong vì bị đau tim, trụy tim.

Một nhóm ân xá quốc tế tại London từng đệ đơn lên FIFA yêu cầu tổ chức bóng đá cần hành động gì đó, gửi những yêu cầu tới Qatar về vấn đề nhân quyền, lao động nô lệ. Trong bản báo cáo, tổ chức cho biết chi phí xây dựng tại Qatar lên tới con số 220 tỷ USD nhưng chi phí cho nhân công xây dựng chỉ là 4 tỷ USD, một con số quá ít ỏi.

Nhiều nhà phân tích nước ngoài cho biết một số thành viên gia đình hoàng gia Qatar rất muốn thay đổi vấn đề lao động tại quốc gia này nhưng vấp phải nhiều rào cản trong nước. Nhiều người dân Qatar nghĩ rằng Kafala - hệ thống mà các nhà nhân quyền cho rằng là nguyên nhân chính dẫn đến nạn nô lệ động, cần phải làm chặt hơn chứ không phải nới lỏng.

khong chi co nhung toa nha xa hoa hay dat vang cuoc song tai qatar cung tham day nuoc mat

Cuộc sống của họ không khác gì cơn ác mộng.

Hệ thống Kafala ràng buộc công nhân nhập cư trong hợp đồng lao động với công ty sở tại. Kafala khiến các công nhân khó có thể tự do di chuyển, vận động hành lang vì quyền của bản thân hay chuyển việc.

"Nhiều người được hưởng lợi trực tiếp từ điều luật này", Gengler, một nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu xã hội và kinh tế đại học Qatar. Tại Qatar, vấn đề đẳng cấp và tầng lớp còn tồn tại lâu đời khiến người dân Qatar khó có thể thông cảm với những người lao động nhập cư.

Tại khu trại lao động, các công nhân cho biết, cuộc sống khổ cực đến mức không chịu được đã khiến nhiều người muốn bỏ trốn.

"Tôi ghét làm việc ở đây", một lái xe người Ấn Độ cho biết. "Tôi ở đây vì tôi bị ép buộc", anh phải kiếm tiền để gửi về nhà giúp đỡ gia đình.

khong chi co nhung toa nha xa hoa hay dat vang cuoc song tai qatar cung tham day nuoc mat

Một bữa ăn của những công nhân xây dựng.

Trong 6 năm, người lái xe cho biết, anh chỉ được về Ấn Độ thăm nhà 2 lần. "Lần trước về thăm nhà, tôi kết hôn". Anh đã có 1 tháng ở Ấn Độ với vợ mới trước khi về lại Qatar với cuộc sống lao động khổ cực.

Những công nhân khác vây quanh anh, trong bóng tối và bụi bặm. Họ lần lượt kể câu chuyện cuộc đời mình: đau đớn, buồn tủi, cô đơn...

Mỗi ngày, sau khi tan làm, họ được những chuyến xe bus chở về khu trại này, trong bóng tối tĩnh mịch. Một vài người mặc áo khoác Neon, các bộ đồ bảo hộ; những người khác mang dáng vẻ của văn hóa quê nhà - người Bangladesh mặc những bộ Sarong, các công nhân Pakistan mặc Salwar-kameez... Sau bữa tối với 1 chiếc roti, ít cơm và rau luộc trong sảnh của khu trại, họ sẽ đi ngủ và dậy lúc 4h sáng. Một ngày như vậy lại cứ thế trôi qua.

"Chúng tôi bị ném vào khu rừng, rất xa thành phố", một công nhân xây dựng Bangladesh cho biết.

"Còn những người dân Qatar, họ sống trên thiên đường".

khong chi co nhung toa nha xa hoa hay dat vang cuoc song tai qatar cung tham day nuoc mat

Skye

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Con số may mắn hôm nay 7/12/2024 12 con giáp: Dậu có cơ hội phát tài phát lộc đổi đời trong chớp mắt

Con số may mắn hôm nay 7/12/2024 12 con giáp: Dậu có cơ hội phát tài phát lộc đổi đời trong chớp mắt

Con số may mắn hôm nay 7/12/2024 12 con giáp sẽ bao gồm những số nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Con số may mắn hôm nay 6/12/2024 12 con giáp: Mùi công việc trôi chảy, làm gì cũng thuận lợi

Con số may mắn hôm nay 6/12/2024 12 con giáp: Mùi công việc trôi chảy, làm gì cũng thuận lợi

Con số may mắn hôm nay 6/12/2024 12 con giáp sẽ bao gồm những số nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Con số may mắn hôm nay 5/12/2024 12 con giáp: Mão đánh đâu thắng đấy

Con số may mắn hôm nay 5/12/2024 12 con giáp: Mão đánh đâu thắng đấy

Con số may mắn hôm nay 5/12/2024 12 con giáp sẽ bao gồm những số nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Con số may mắn hôm nay 4/12/2024 12 con giáp: Tý tài tinh dẫn đường thu nhập tăng vọt

Con số may mắn hôm nay 4/12/2024 12 con giáp: Tý tài tinh dẫn đường thu nhập tăng vọt

Con số may mắn hôm nay 4/12/2024 12 con giáp sẽ bao gồm những số nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Đọc nhiều

Nhật Bản tặng 200 cây hoa anh đào cho tỉnh Tây Ninh

Nhật Bản tặng 200 cây hoa anh đào cho tỉnh Tây Ninh

Tại Tuần văn hóa Việt - Nhật, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Ito Naoki đã trao tặng tỉnh Tây Ninh 200 cây hoa anh đào - biểu tượng vẻ đẹp của văn hóa Nhật Bản, trồng trên đỉnh núi Bà Đen.
Phụ nữ Việt Nam - Campuchia: cùng nhau phát triển kinh tế, viết tiếp câu chuyện về tình đoàn kết

Phụ nữ Việt Nam - Campuchia: cùng nhau phát triển kinh tế, viết tiếp câu chuyện về tình đoàn kết

Hỗ trợ nhau lao động sản xuất, chuyển giao kỹ thuật canh tác, mở lớp đào tạo nâng cao năng lực... Phụ nữ Việt Nam và Campuchia không chỉ chia sẻ công việc mà còn cùng nhau viết nên những câu chuyện về tình đoàn kết, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và làm sâu sắc hơn quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc.
Gieo tình yêu ngôn ngữ dân tộc cho thế hệ trẻ

Gieo tình yêu ngôn ngữ dân tộc cho thế hệ trẻ

Sáng 2/12, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Khai mạc Khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức.
GCCH hỗ trợ người khuyết tật tại Quảng Trị sống độc lập và hòa nhập xã hội

GCCH hỗ trợ người khuyết tật tại Quảng Trị sống độc lập và hòa nhập xã hội

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số: 2884/QĐ-UBND ngày 29/11/2024 phê duyệt dự án “Người khuyết tật tại Quảng Trị được hỗ trợ sống độc lập và hòa nhập xã hội” do tổ chức Green Cross Switzerland (GCCH) tài trợ hơn 5,6 tỷ đồng thông qua Viện Nghiên cứu Phát triển cộng đồng (ACDC).
Tỏa sáng tinh thần người lính biển

Tỏa sáng tinh thần người lính biển

Trong hai ngày 2-3/12 tại Khánh Hòa, Quân chủng Hải quân tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2024 khu vực II - Khánh Hòa với chủ đề “Hải quân Nhân dân Việt Nam viết tiếp bản hùng ca”.
Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Những chuyến xe tấp nập xuyên biên giới, những đêm trắng bốc dỡ hàng liên tục, những mặt hàng phong phú, số lượng lớn liên tục được xuất, nhập... Đó là hơi thở của cuộc sống vùng biên giữa Việt Nam và Campuchia. Sinh khí này vừa thể hiện quan hệ kinh tế, vừa gắn kết tình hữu nghị giữa hai quốc gia.
Tình nghĩa hai bờ Sê San

Tình nghĩa hai bờ Sê San

Dòng Sê San, con sông hùng vĩ dài 237km, bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh trên dãy Trường Sơn và chảy qua vùng đất Gia Lai, Kon Tum trước khi đổ vào Campuchia và hòa vào dòng Mekong. Hơn cả một dòng sông, Sê San là sợi dây liên kết, là chứng nhân cho những câu chuyện nghĩa tình giữa làng bản hai bên biên giới Việt Nam và Campuchia.
Xin chờ trong giây lát...
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Tuần lễ Hợp tác Truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024
Cận cảnh phân xưởng thông minh của Tập đoàn Máy xây dựng XCMG Trung Quốc
Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung tâm Những người lao động Brazil
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động