Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
19:26 | 26/10/2018 GMT+7

Khoảnh khắc lầm tưởng chết người khiến chiến tranh hạt nhân Trung-Mỹ bùng nổ

aa
Nhiều năm qua, TQ dựa vào VK hạt nhân trên bộ để xây dựng lực lượng răn đe chiến lược. Nhưng giờ đây, hạm đội tàu ngầm hạt nhân của họ đang ngày càng lớn mạnh và tiên tiến hơn.

Trung Quốc đã đưa ra các thông tin không chính thức về kho vũ khí hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu từ các nguồn tin mở, Bắc Kinh hiện có chưa đầy 300 đầu đạn hạt nhân.

Trung Quốc hiện có nhiều phương tiện mang đầu đạn hạt nhân. Phần lớn là các tên lửa đạn đạo với nhiều tầm bắn khác nhau, có thể mang đầu đạn hạt nhân vươn tới nhiều mục tiêu trên thế giới.

Khác với vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga, vũ khí hạt nhân Trung Quốc dường như được lưu trữ trong kho và không được đặt ở trạng thái sẵn sàng hoạt động trong thời bình.

Trong bài viết đăng trên website trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie–Tsinghua, chuyên gia Tong Zhao – thành viên chương trình hạt nhân của Carnegie – đã bình luận về mối đe dọa đối với các quốc gia khác khi Trung Quốc tăng cường tàu ngầm hạt nhân.

Trung Quốc có nhiều hay ít vũ khí hạt nhân hơn đối thủ?

Toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc nhỏ hơn kho vũ khí hạt nhân của Mỹ hoặc Nga ít nhất 10 lần. Washington và Moscow có khoảng 4.000 vũ khí hạt nhân mỗi bên, đó là chưa kể tới hàng nghìn vũ khí hạt nhân đã được đưa ra khỏi biên chế và đang chờ được tháo dỡ.

Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có quy mô nhỏ hơn một chút so với Pháp (với khoảng 300 đầu đạn) nhưng lớn hơn kho vũ khí của Anh (215 đầu đạn).

khoanh khac lam tuong chet nguoi khien chien tranh hat nhan trung my bung no

Các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Nguồn: SIPRI.

Tại sao Trung Quốc muốn ưu tiên tăng cường vũ khí hạt nhân?

Trung Quốc cảm thấy khả năng răn đe hạt nhân của mình chưa thật sự đáng tin cậy. Nói cách khác, Bắc Kinh lo ngại các nước khác chưa hoàn toàn bị thuyết phục trước nguy cơ: Nếu họ tấn công phủ đầu nhằm vào kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ có khả năng đáp trả và hủy diệt họ.

Song, nếu chỉ cần vũ khí hạt nhân để chứng tỏ khả năng tự vệ, thì tại sao Trung Quốc lại muốn có nhiều hơn?

Theo ông Tong, chỉ cần một vài vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể sống sót trong cuộc tấn công phủ đầu của đối phương và cho phép Bắc Kinh tấn công đáp trả thì năng lực răn đe của Bắc Kinh sẽ đạt đủ mức độ đáng tin cậy.

Vấn đề là nhiều chuyên gia Trung Quốc bắt đầu lo ngại rằng, mức độ đáng tin cậy trong khả năng tấn công thứ hai (tấn công trả đũa) của Trung Quốc đang suy yếu. Họ cho rằng Bắc Kinh cần vũ khí hạt nhân với số lượng lớn hơn và chất lượng cao hơn để cho đối thủ thấy rằng nước này vẫn có thể đáp trả nếu bị tấn công.

Mối lo ngại trên chủ yếu đến từ những thách thức mới trong lĩnh vực công nghệ phi hạt nhân, như các loại vũ khí thông thường với khả năng tấn công chính xác, và phòng thủ tên lửa.

khoanh khac lam tuong chet nguoi khien chien tranh hat nhan trung my bung no

Đầu đạn hạt nhân trên bộ chiếm số lượng lớn nhất trong kho vũ khí của Trung Quốc. Nguồn: SIPRI

Giới chuyên gia Trung Quốc cũng lo sợ rằng kho vũ khí thông thường của các quốc gia khác giờ đây đã đạt đủ mức độ tinh vi để tạo ra mối đe dọa đối với các vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh, nếu họ tấn công trước.

Bên cạnh đó, các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương có thể khiến Trung Quốc khó tấn công đáp trả. Đó là bởi bất cứ tên lửa hạt nhân nào của Trung Quốc, dù có thể sống sót trong cuộc tấn công phủ đầu, vẫn có nguy cơ bị bắn hạ trên đường bay đến mục tiêu.

Tệ hơn nữa là, gần đây một số chuyên gia Mỹ đã công bố nghiên cứu cho thấy nếu tấn công phủ đầu, Mỹ có thể khiến Trung Quốc mất đi khả năng trả đũa bằng vũ khí hạt nhân. Theo nghiên cứu này, Bắc Kinh đang ngày càng lo ngại và muốn lực lượng hạt nhân của họ trở nên mạnh hơn, đa dạng hơn, có công nghệ cao hơn.

Trung Quốc có muốn gia tăng quy mô toàn bộ kho vũ khí hạt nhân?

Mục tiêu chính của Trung Quốc không phải là gia tăng đáng kể số lượng vũ khí hạt nhân. Thay vào đó, Bắc Kinh muốn trang bị đầu đạn hạt nhân cho một số tàu ngầm.

Kế hoạch của họ là nhằm đa dạng hóa cấu trúc lực lượng hạt nhân và đảm bảo rằng mỗi thành phần trong lực lượng hạt nhân đều có khả năng sống sót càng cao càng tốt. Về cơ bản, Trung Quốc muốn tránh "bỏ trứng vào cùng một giỏ".

Trung Quốc muốn có bao nhiêu tàu ngầm hạt nhân?

Như một quy luật, Trung Quốc cần ít nhất 4 tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân để có thể triển khai liên tục 1 tàu ngầm. 3 tàu ngầm còn lại cần được sửa chữa thường xuyên, các kíp thủy thủ cũng cần được huấn luyện hoặc luân phiên điều chuyển tới các vùng tuần tra.

Tàu ngầm cần được bảo dưỡng thường xuyên và đều đặn. Đặc biệt, quy trình tái nạp lò phản ứng hạt nhân rất mất thời gian và đắt đỏ.

Vì thế, cũng với logic như trên, nếu Bắc Kinh cảm thấy mình cần có ít nhất 2 tàu ngầm hạt nhân được triển khai liên tục trên biển để xây dựng năng lực răn đe đáng tin cậy, thì nước này cần chế tạo ít nhất 8 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc có thể chuyển một số vũ khí hạt nhân trên bộ xuống dưới lòng biển hay không?

Câu trả lời là không. Đó là bởi tên lửa trên bộ vẫn là thành phần quan trọng nhất trong lực lượng răn đe hạt nhân của Trung Quốc.

Ngay cả nếu Trung Quốc sử dụng cùng loại đầu đạn trên cho các tên lửa phóng từ tàu ngầm thì họ cũng không thể liều lĩnh cắt giảm năng lực răn đe trên bộ.

Tại sao Trung Quốc ưu tiên vũ khí hạt nhân dưới lòng biển?

Việc triển khai vũ khí hạt nhân trên tàu ngầm sẽ giúp chúng gia tăng khả năng sống sót trước các đợt truy lùng và tấn công của đối phương. Trong hầu hết các trường hợp, đối phương sẽ khó phát hiện và theo dõi tàu ngầm hơn là tên lửa trên bộ.

Bên cạnh đó, các tên lửa phóng từ tàu ngầm còn có một lợi ích khác. Chúng khiến đối phương rất khó dự đoán vụ phóng tên lửa sẽ diễn ra ở vị trí nào, từ đó khiến đối phương khó lòng đánh chặn.

Tuy nhiên, nếu tiếng ồn của tàu ngầm càng lớn thì khả năng chúng bị phát hiện cũng càng cao. Đó là bởi công nghệ hiện nay cho phép phát hiện vị trí của tàu ngầm thông qua âm thanh mà chúng phát ra.

Việc xây dựng và duy trì một hạm đội tàu ngầm có độ ồn thấp đòi hỏi phải có công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm vận hành tốt. Bắc Kinh hiện nay mới đang nỗ lực đạt đến những tiêu chuẩn này.

Ngoài ra, trang bị vũ khí hạt nhân cho tàu ngầm còn đồng nghĩa với việc đó là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai vũ khí hạt nhân ra bên ngoài lãnh thổ, khiến chúng đối diện với mối đe dọa lớn hơn đến từ các đối thủ tiềm năng của Bắc Kinh.

Các quốc gia khác nên phản ứng thế nào khi Trung Quốc có nhiều tàu ngầm hạt nhân hơn?

Một số quốc gia có thể xem hạm đội tàu ngầm hạt nhân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc là một phần nỗ lực của Bắc Kinh để tăng cường lực lược hạt nhân, và đưa vũ khí hạt nhân trở thành một thành phần lớn hơn trong chiến lược an ninh quốc gia của nước này.

khoanh khac lam tuong chet nguoi khien chien tranh hat nhan trung my bung no

Bản vẽ tàu ngầm Type 094A của Trung Quốc. Nó được cho là có thể mang vũ khí hạt nhân. Ảnh: TT Carnegie

Nếu nghĩ theo hướng trên thì các đồng minh của Mỹ có thể dựa dẫm nhiều hơn vào chiếc ô hạt nhân của Washington để tăng cường an ninh. Điều đó đồng nghĩa với việc giao phó cho Mỹ dùng vũ khí hạt nhân để đáp trả trong trường hợp đối thủ phát động một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào đồng minh của Washington.

Để bảo vệ các tàu ngầm hạt nhân, Trung Quốc cần triển khai các lực lượng đa nhiệm quy mô lớn tại vùng ven biển nhằm ngăn chặn các tàu chiến và máy bay của đối phương khi chúng tạo ra mối đe dọa đối với Bắc Kinh.

Trong khi ấy, một số quốc gia khác có thể xem đây là động thái hung hăng của Bắc Kinh nhằm tìm kiếm vị thế thống trị quân sự trong khu vực. Theo ông Tong, các quốc gia này có thể tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ và với nhau để ngăn Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng.

Hệ quả khi Trung Quốc tăng cường vũ khí hạt nhân

Kho vũ khí hạt nhân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc có thể khiến Mỹ và Nga lưỡng lự hơn trong việc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình.

Nếu như các cường quốc trên thế giới có ý định khôi phục lại mối quan tâm đối với vũ khí hạt nhân thì điều đó sẽ có tác động tiêu cực đối với tình hình an ninh chiến lược của khu vực và quốc tế.

Tất cả các bên sẽ cảm thấy họ cần phải đầu như nhiều hơn vào vũ khí hạt nhân, và cảm thấy bất an hơn.

Chưa hết, nếu Trung Quốc tăng cường các đượt tuần tra quân sự vào những khu vực biển vốn đã đông đúc thì các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm bảo vệ lực lượng tàu ngầm và đối phó với hoạt động tác chiến chống ngầm của Mỹ sẽ khiến căng thẳng gia tăng giữa các lực lượng quân sự không thường.

Tình thế này sẽ giằng co mà không có bên nào giành chiến thắng.

Liệu chiến tranh hạt nhân có xảy ra?

Nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân có thể gia tăng do những tình huống leo thang không chủ định và không thể dự đoán trước.

Có một vấn đề, đó là tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể bị nhận diện nhầm là tàu ngầm tấn công hạt nhân trang bị vũ khí thông thường.

Cần biết rằng, tàu ngầm tấn công hạt nhân là tàu ngầm trang bị động cơ hạt nhân, nhưng chúng không mang vũ khí hạt nhân. Thay vào đó, các tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là tàu ngầm hạt nhân chiến lược, mối đe dọa mà chúng mang lại ở cấp độ cao hơn nhiều.

  • NATO vừa "khoe cơ bắp", TT Putin lập tức tuyên bố vũ khí mới của Nga không có đối thủ

Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, Bắc Kinh có thể hiểu nhầm việc Mỹ theo dõi các tàu ngầm tấn công hạt nhân trang bị vũ khí thông thường của Trung Quốc.

Họ có thể cho rằng Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Bắc Kinh do cả 2 loại tàu ngầm đang hoạt động trong cùng một khu vực.

Trong trường hợp đó, Trung Quốc có thể sẽ quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân trước, làm nổ ra một cuộc xung đột hạt nhân.

Mức độ đáng tin cậy thấp trong hệ thống điều khiển, chỉ huy và liên lạc của Trung Quốc cũng có thể khiến những nguy cơ này trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu hệ thống liên lạc bị hỏng trong quá trình xảy ra khủng hoảng, thì càng có khả năng Trung Quốc sẽ đánh giá sai tình hình và phản ứng một cách thái quá.

*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của chuyên gia Tong Zhao

Những hình ảnh đầu tiên về hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc

Vy Lam

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...

Đọc nhiều

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè 2025, 31 em học sinh Mỹ tham gia chương trình tình nguyện quốc tế đã góp sức xây dựng 6 căn nhà nhân ái dành tặng người dân Quảng Ngãi. Việc làm của các em không chỉ để lại dấu ấn đẹp tại địa phương mà còn góp phần thiết thực vun đắp tình hữu nghị Việt - Mỹ.
Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Ngày 06/7, Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan tổ chức Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan khóa IV, nhiệm kỳ 2025-2028. Đại hội đề ra phương hướng phát triển nhiệm kỳ mới, tập trung vào việc phát huy vai trò và sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động giao lưu, học thuật và hỗ trợ sinh viên, nghiên cứu sinh trong việc học tập và hội nhập quốc tế.
Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Ngày 07/7 tại Thanh Hóa, tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá tiến độ triển khai các chương trình viện trợ, đồng thời trao đổi về định hướng hợp tác trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, hai bên thảo luận về việc rà soát, điều chỉnh các chương trình, dự án cho phù hợp với địa bàn hành chính mới sau sáp nhập, bảo đảm duy trì hiệu quả và tính liên tục trong hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 07/7, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm và đoàn công tác đã đến tỉnh Hủa Phăn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Lào; thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và khảo sát khu đất dự kiến xây dựng trụ sở mới cho đơn vị.
Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Từ ngày 01 đến 06/7, tại đặc khu Phú Quốc (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trưng bày ảnh với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Hải quân”. Hơn 300 bức ảnh được giới thiệu tại trưng bày đã khắc họa sinh động hình ảnh người lính biển - kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời là điểm tựa vững chắc của nhân dân trên địa bàn đóng quân.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động