Khi uống rượu, không có ngưỡng cho sự an toàn
Video: Cách nào chấm dứt tình trạng “ma men” gây TNGT Rượu bia khiến con người trở nên hung dữ Ngăn "tài xế uống rượu bia gây tai nạn": Đang ... nghiên cứu! |
Không có ngưỡng cho sự an toàn khi uống rượu bia
Rượu bia không chỉ gây rối loạn thần kinh, xơ gan và tai nạn giao thông (là những tác hại dễ thấy nhất); mà theo Cục Y tế dự phòng, bia rượu chính là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương.
Rượu cũng mang đến bao điều phiền toái cho sức khỏe và xã hội do vấn nạn lạm dụng rượu bia. Đôi khi rượu dùng để thách đố, và người “hùng” trên bàn rượu là người có tửu lượng cao.
Rượu bia không chỉ gây rối loạn thần kinh, xơ gan và tai nạn giao thông |
Hậu quả của uống rượu quá mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhân cách của mỗi cá nhân và trở thành vấn nạn của xã hội.
The PGS TS Cao Thị Thu Hương – Viện dinh dưỡng quốc gia: Mặc dù một số nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng của rượu với nồng độ cồn thấp khi tiêu thụ một lượng rượu có hàm lượng cồn dưới ngưỡng 20 gam mỗi ngày.
Tuy nhiên một công trình khoa học nghiên cứu toàn diện để tìm ra ngưỡng an toàn đối với rượu được đăng tải trên tạp chí Lancet 2018 đã cho thấy ngưỡng an toàn khi sử dụng đồ uống là zero (không có ngưỡng an toàn đối với sức khỏe khi sử dụng rượu).
Cách uống rượu bia hạn chế ảnh hưởng sức khỏe
Như vậy, bảo vệ sức khỏe thì không nên uống rượu bia, tuy nhiên khi uống nên cân nhắc và uống đúng cách để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo:
- Liều lượng: bia, rượu vang, rượu mạnh là đồ uống có cồn ở các nồng độ khác nhau. Một đơn vị rượu là 10 g cồn tương đương ¾ lon bia 330 ml; 135 ml rượu vang; 30 ml rượu whisky. Nếu uống cần hạn chế: đối với nam: ≤ 02 đơn vị cồn/ngày; nữ: ≤ 01 đơn vị cồn/ngày.
- Trước khi uống rượu nên uống nước lọc, nước quả hoặc nước súp/súp hoặc nước canh và đồ ăn đặc biệt là rau xanh nhằm pha loãng nồng độ cồn của rượu, giảm kích ứng dạ dày. Nên ăn đồ ăn có nhiều protein khi uống rượu để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.
- Không nên uống rượu lúc đói: Uống rượu khi đói làm lượng cồn phối hợp với dịch vị tăng khả năng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày
- Không nên uống rượu với đồ uống có ga (nước giải khát có ga, bia): lượng ga tăng khả năng hấp thu rượu vào trong máu.
- Không nên sử dụng rượu với aspirin: Aspirin là một loại thuốc giảm đau, chống viêm. Khi uống rượu có thể gây đau đầu, nên một số “cao thủ rượu” đã uống aspirin trước khi uống rượu để tăng “tửu lượng”.
Đây là điều hết sức nguy hiểm vì aspirin có thể gây chảy máu dạ dày khi đói và tăng hấp thu rượu vào trong máu dẫn đến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh. Do đó những người đang có chỉ định dùng aspirin (trong những trường đau đầu, đau răng, đau khớp, có nguy cơ đột quị…) thì nên tránh uống rượu.
Chưa có nghiên cứu về thời gian uống rượu thích hợp sau khi dùng aspirin, tuy nhiên lời khuyên cho khoảng thời gian uống rượu, bia và dùng aspirin là 1 ngày: nếu sử dụng cả aspirin và uống rượu trong 1 ngày thì nên cách xa bằng cách uống aspirin vào buổi sáng và uống rượu vào tối hoặc ngược lại.
- Không nên uống rượu với caffeine. Rượu là một chất ức chế/trầm cảm làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ.
Caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim và trong một số trường hợp, gây nhịp tim đập nhanh và nhịp tim không đều.
Caffeine cũng dẫn đến nhức đầu, bồn chồn, kích động, các vấn đề về dạ dày và hơi thở bất thường. Nếu sử dụng caffeine để “tỉnh táo” khi uống rượu là một sai lầm nguy hiểm.
Uống đồng thời rượu và caffeine không có sự trung hòa giữa chất ức chế và chất kích thích, ngược lại nó làm tăng nguy cơ tử vong do mắc hội chứng sốc độc tố (Oxic Jock Syndrome).
- Kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong 1 lần uống. Người uống chỉ nên uống giao tiếp, uống góp vui, không thách đố, không thể hiện, giữ cho mình tinh thần tỉnh táo.
- Nên uống từ từ, kết hợp với ăn (bổ sung thêm tinh bột) và nên uống xen kẽ nước lọc.
- Uống rượu bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng.
- Không tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn sau khi uống, và không được điều khiển phương tiện giao thông vì dễ va chạm, chấn thương…
- Không nên pha rượu với bia và các chất kích thích gây ngộ độc cấp như chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi, táo bón, thậm chí mất tri giác và tử vong khi nồng độ cồn trong máu tăng quá cao. Hạn chế uống rượu khi đói vì dạ dày rỗng khiến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh gây choáng.