Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
06:39 | 05/01/2023 GMT+7

Khẳng định vị thế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế

aa
Với việc chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, đến nay Việt Nam có hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Trong đó chúng ta tham gia vào 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA); thiết lập quan hệ kinh tế với khoảng 230 nước và vùng lãnh thổ, cũng như là đối tác chiến lược của 17 quốc gia... Vị thế này đang và sẽ tạo ra những động lực vượt trội giúp đất nước hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng, tiếp tục đổi mới toàn diện, vững bước tiến lên phát triển trong giai đoạn mới bằng nhiều thành tựu to lớn sau 36 năm đổi mới và 16 năm gia nhập WTO.
Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trong hoạt động đối ngoại Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trong hoạt động đối ngoại
NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2022: NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2022: "Điểm sáng" Việt Nam trong bức tranh kinh tế thế giới

Với vị thế và uy tín quốc tế ngày càng được khẳng định, Việt Nam đang bước sang một giai đoạn tham gia, liên kết kinh tế quốc tế bằng một tâm thế hoàn toàn mới, tự tin hội nhập liên kết kinh tế toàn cầu gắn với tự lực, tự cường nhằm nâng tầm vị thế của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.

Thành tựu đáng mừng

Giai đoạn 2020-2022 xảy ra nhiều biến động khiến cho nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, rủi ro, đi kèm suy thoái và khó khăn. Thế nhưng, tại báo cáo rà soát thống kê thương mại thế giới năm 2020 của WTO đã ghi nhận trong số 50 quốc gia có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam được xem có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí 39 (năm 2009) lên vị trí tốp 20 (năm 2020) nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Theo đánh giá và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), trong 10 năm, chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã cải thiện 13 bậc, từ 68/131 (năm 2007) lên 55/137 (năm 2017). Về thương mại, nếu như năm 2006 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ đạt 84,7 tỷ USD (trong đó, xuất khẩu đạt 39,8 tỷ USD và nhập khẩu là 44,9 tỷ USD) thì đến hết năm 2022, lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 700 tỷ USD, đạt hơn 732,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,5% so năm 2021 (668,5 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 371,5 tỷ USD tăng khoảng 10,6%, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch tăng 8%).

Đặc biệt cán cân thương mại cũng được cải thiện rõ rệt, từ việc nhập siêu nhiều năm liên tiếp, đến năm 2016 luôn đạt thặng dư với mức giá trị tăng dần qua các năm, từ 1,77 tỷ USD (năm 2016) tăng lên 19 tỷ USD (năm 2020). Năm 2022 ghi nhận là năm thứ 7 liên tiếp Việt Nam xuất siêu với thặng dư thương mại hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cũng có sự cải thiện liên tục theo hướng tích cực khi giảm xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Theo đó, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 80,3% (năm 2016) lên mức 89,2% (năm 2021). Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD tăng nhanh từ 9 mặt hàng năm 2006 lên 36 mặt hàng vào năm 2022. Trong đó có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư FDI, từ việc thu hút 64 tỷ USD vốn FDI (năm 2008), đến hết năm 2022, con số này đã đạt gần 439 tỷ USD với 36.278 dự án đến từ hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ...

Khẳng định vị thế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế
Sản xuất tại Công ty Ván ép cơ khí xây dựng Nhật Nam, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương (Ảnh: Tiểu My).

Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VCCI) Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng, những kết quả trên đạt được phần lớn nhờ việc mạnh dạn mở cửa nền kinh tế Việt Nam với việc gia nhập WTO và tham gia vào các FTA. Thông qua các FTA giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn, tạo sự chuyển hướng cũng như đa dạng các mối quan hệ thương mại; giúp khẳng định vị thế là một trong những quốc gia có trao đổi thương mại và thu hút vốn FDI lớn nhất thế giới, cải thiện thứ hạng tăng trưởng của nền kinh tế với cơ cấu kinh tế-xã hội giữ được sự ổn định và phát triển. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thu Trang cũng chỉ ra: "Cơ hội trong tiến trình hội nhập bao giờ cũng đan xen với những thách thức, đòi hỏi hàng hóa Việt Nam phải vươn lên tầm thế giới. Hội nhập và các FTA chỉ là điều kiện, "bệ phóng" để chúng ta phát triển hiệu quả theo hướng bền vững. Để khai thác được các ưu đãi đó thì nội lực của nền kinh tế và doanh nghiệp phải được cải thiện".

Tận dụng mọi cơ hội

Có thể nói, các FTA đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội kết nối, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19, các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, UKVFTA, RCEP đã trở thành "liều thuốc" tiếp sức cho kinh tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch; bởi phần lớn dòng chảy thương mại hàng hóa của Việt Nam đến từ các đối tác trong FTA và việc giao dịch thương mại với các thị trường này là một trong những động lực lớn cho tăng trưởng sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các thị trường đối tác FTA đạt 480 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2020 và chiếm gần 72% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với toàn thế giới. Trong đó, xuất khẩu đạt 212,9 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2020, chiếm 63% kim ngạch xuất khẩu; nhập khẩu đạt 267,2 tỷ USD, tăng 26,7%, chiếm 80% kim ngạch nhập khẩu.

Mặc dù các kết quả thực thi FTA từ góc độ xuất khẩu là rất tích cực, nhưng theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Nguyễn Thị Cẩm Trang, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng được các FTA như kỳ vọng. Chẳng hạn, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình đi các thị trường FTA luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong hai năm 2020-2021, tăng trưởng xuất khẩu đi các thị trường FTA là 10,3%/năm, thấp hơn so với mức 13%/năm của xuất khẩu đi toàn thế giới. Tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan FTA đang có xu hướng giảm (từ mức kỷ lục 39,7% năm 2017 giảm dần xuống mức 32,7% năm 2021) và diễn tiến không ổn định với từng FTA. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp dường như chưa có chiến lược cụ thể cho việc tận dụng các ưu đãi. Kết quả khảo sát của VCCI năm 2022 cũng cho thấy, hơn 46% số doanh nghiệp được hỏi cho biết gặp trở ngại về năng lực cạnh tranh; hơn 40% doanh nghiệp thiếu thông tin cụ thể về các cam kết và cách thức áp dụng FTA; gần 47% doanh nghiệp lo ngại các yếu tố biến động của thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tiếp tục tìm hiểu, khai thác tối đa các lợi thế từ FTA và ứng dụng chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu; đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường thế giới...; nhất là việc phải theo dõi sát diễn biến thị trường, chủ động đánh giá các tác động đến sản xuất, xuất nhập khẩu để kịp thời có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp.

Phải nhìn nhận thực tế, từ sau khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đến nay, tăng trưởng xuất khẩu tuy nhanh nhưng chưa bền vững, rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài. Hơn nữa, phần lớn sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gia công; các doanh nghiệp FDI thích ứng và tận dụng ưu đãi từ FTA tốt hơn. Ngoài ra, những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn của Việt Nam đều hạn chế về năng suất, diện tích, khả năng khai thác (nông, lâm, thủy sản và khoáng sản) hoặc phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ, nguyên liệu hay thị trường ngoài nước nên giá trị gia tăng thấp (dệt may, da giày). Do đó, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập Nguyễn Thị Thu Trang đề xuất, Chính phủ cần tiếp tục thúc đẩy hỗ trợ thông qua những cơ chế, chính sách ưu đãi; ban hành ngay các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi, cụ thể hóa các cam kết hội nhập nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp thời cơ, cơ hội trong thương mại quốc tế một cách toàn diện, đồng bộ. Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đi liền với tăng trưởng bền vững, góp phần mở rộng quan hệ thương mại trong tương lai. Mặt khác, đứng trước "cánh cửa" hội nhập, sự chủ động của mỗi doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ cam kết trong các FTA, có sự chuẩn bị, hành động phù hợp để tận dụng tối đa các cơ hội cũng như xử lý các thách thức nếu xảy ra. Quan trọng nhất, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao năng lực để có đủ nền tảng, sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, nhưng cũng cần đề cao các yêu cầu chất lượng, phòng vệ thương mại, tránh để hàng hóa bị trả về vì không đáp ứng tiêu chuẩn hoặc bị khởi kiện...

Ba yếu tố giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định Ba yếu tố giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định
Kinh tế Việt Nam năm 2022 phản ánh khả năng ổn định và phát triển trong bối cảnh khủng hoảng Kinh tế Việt Nam năm 2022 phản ánh khả năng ổn định và phát triển trong bối cảnh khủng hoảng
Theo Minh Dũng/Báo Nhân Dân
Nguồn: nhandan.vn

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Quỹ VinFuture khởi động chuỗi sự kiện kết nối InnovaConnect 2024

Quỹ VinFuture khởi động chuỗi sự kiện kết nối InnovaConnect 2024

Ngày 16/4/2024, Quỹ VinFuture chính thức công bố bắt đầu khởi động chuỗi sự kiện kết nối khoa học công nghệ InnovaConnect năm 2024. Mục tiêu là nhằm tăng cường giao lưu học thuật, trao đổi chuyên môn và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học uy tín thế giới với các Viện – Trường hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khoa học - công nghệ.
Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các nhà đầu tư

Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các nhà đầu tư

Ngày 15/4, Lễ khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 đã diễn ra tại Trung tâm hội nghị và triển lãm tỉnh Bình Dương. Đây là sự kiện quốc tế quan trọng đầu tiên được tổ chức trong năm 2024 tại tỉnh Bình Dương.
GELEX phát huy sức mạnh từ nguồn nhân lực đa thế hệ

GELEX phát huy sức mạnh từ nguồn nhân lực đa thế hệ

Bằng nhiều giải pháp đa dạng và hiệu quả, GELEX đang từng bước hiện thực hóa chiến lược phát triển nguồn nhân lực để phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp trong hành trình trở thành Tập đoàn đầu tư hàng đầu Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp Đức muốn hợp tác, đầu tư tại Bình Định

Nhiều doanh nghiệp Đức muốn hợp tác, đầu tư tại Bình Định

Ngày 12/4, tại Bình Định, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đã làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Phát triển Kinh tế và Ngoại thương, Cộng hòa liên bang Đức (BWA) do ông Urs Unkauf, Giám đốc Điều hành Liên bang làm trưởng đoàn. Một số doanh nghiệp lớn của Đức cùng tham gia buổi làm việc này.

Đọc nhiều

Giao ban trực tuyến giữa Liên hiệp hữu nghị trung ương với Liên hiệp hữu nghị địa phương: Sôi động, thiết thực, hiệu quả

Giao ban trực tuyến giữa Liên hiệp hữu nghị trung ương với Liên hiệp hữu nghị địa phương: Sôi động, thiết thực, hiệu quả

Đây là lần đầu tiên Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức hội nghị giao ban với 52 tổ chức thành viên là Liên hiệp hữu nghị các địa phương theo ...
Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Ngày 16/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức tọa đàm “Tình hình cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2024”.
1.700 đồng bào dân tộc ở Điện Biên được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí

1.700 đồng bào dân tộc ở Điện Biên được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí

Trong hai ngày 19-20/4, khoảng 1.700 bà con dân tộc ở tỉnh Điện Biên được các bác sĩ khám, cấp phát thuốc miễn phí. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình “Hành trình nhân ...
Minh chứng lịch sử về quan hệ song phương thân thiết Việt Nam - Cuba

Minh chứng lịch sử về quan hệ song phương thân thiết Việt Nam - Cuba

Ngày 19/4, tại Hà Nội, ông Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Cuba, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt ...
Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Vừa qua, hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào tổ chức triển lãm giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật về đề tài biển đảo với tên gọi “Tổ quốc bên bờ sóng”.
Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Sáng 16/4, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân phối hợp với Thị ủy Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo cho hơn 500 đồng chí là cán bộ chủ chốt Thị ủy, các đồng chí nguyên lãnh đạo thị xã qua các thời kỳ và cán bộ các xã, phường.
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
Xin chờ trong giây lát...
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Phiên bản di động