Jeff Bezos, ông chủ của Amazon vượt qua Bill Gates, chính thức trở thành người giàu nhất thế giới
Theo trang Forbes và Bloomberg, tính đến thời điểm đóng cửa thị trường chứng khoán vào hôm thứ Tư vừa qua, Giám đốc điều hành Amazon có giá trị tài sản ròng rơi vào khoảng trên 89 tỷ USD (khoảng 2 triệu tỷ đồng). Trong khi đó, Bill Gates sở hữu khối tài sản ròng chỉ nhỉnh hơn Bezos chút ít, ở mức trên 90 tỷ USD (khoảng 2,045 triệu tỷ đồng).
Chỉ qua một đêm, tức là vào sáng thứ Năm, giá cổ phiếu của công ty Amazon đã tăng lên trên 15 USD/cổ phiếu (khoảng 340 ngàn đồng/cổ phiếu). Trái lại, giá cổ phiếu của công ty Microsoft lại giảm nhẹ. Điều này đã khiến Jeff Bezos vượt qua Bill Gates để trở thành người giàu nhất thế giới.
Nếu giá các cổ phiếu vẫn tiếp tục đà tăng vào hôm nay thì Bezos, người đang giữ 80 triệu cổ phiếu của Amazon, sẽ có thể bổ sung thêm 800 triệu USD (khoảng 18,1 ngàn tỷ) vào gia tài của mình và như vậy, Jeff Bezos sẽ vẫn đứng trên vị trí số một.
Bezos xúc động chia sẻ rằng, "Tôi đã dám đi trên con đường kém an toàn hơn để theo đuổi đam mê của mình và tôi tự hào về sự lựa chọn đó".
Theo tạp chí Forbes, với thành quả này, Bezos sẽ trở thành người đầu tiên hạ đổ vị trí người giàu nhất thế giới của Bill Gates chỉ trong 7 năm và là người thứ 6 giữ danh hiệu "người giàu nhất thế giới" trong 30 năm qua.
Sự vươn lên của Bezos mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng, là tín hiệu cho thấy, sức mạnh và giá trị khó có thể kiểm chế của công ty Amazon, thể hiện một diện mạo mới cho giới giàu sang và báo trước sự ra đời của một kiểu tỷ phú mới. Ông vốn hoài nghi về các hoạt động từ thiện đồng thời có tầm ảnh hưởng lớn về văn hoá, công nghệ và truyền thông. Bezos sẽ là sự đối lập hoàn toàn với người hàng xóm cùng ở khu vực Seattle, Bill Gates. Tỷ phú Bill Gates luôn đứng đầu danh sách người giàu nhất thế giới suốt một phần tư thế kỷ qua. Ông cũng dành nhiều thời gian và tiền bạc cho các hoạt động từ thiện.
Điều đáng ngạc nhiên nhất về sự thành đạt của Bezos là tốc độ gia tăng tài sản gần đây của ông. Ông từng là tỷ phú trong gần 20 năm, lần đầu tiên được nhắc đến trong danh sách của Forbes vào năm 1998 với giá trị tài sản ròng lên tới 1,6 tỷ USD (khoảng 36 ngàn tỷ đồng) sau đợt phát hành cổ phiếu của Amazon. Ông tiếp tục duy trì chỗ đứng trong thập kỷ tiếp theo với giá trị tài sản lần lượt là trên 4,4 tỷ USD (100 ngàn tỷ đồng) vào năm 2007 và dần dần tăng lên thành 18,4 tỷ USD (khoảng 418 ngàn tỷ đồng) vào năm 2012, xếp thứ 26 trong danh sách tỷ phú của tạp chí Forbes.
Chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, khi giá cổ phiếu của Amazon tăng mạnh thì đương nhiên, gia tài của Bezos cũng vì thế mà tăng lên theo. Ông sở hữu 79,9 triệu cổ phiếu, tức chiếm khoảng 17% số vốn của công ty. Giá trị tài sản ròng của ông đã tăng lên 70 tỷ USD (khoảng 1,6 triệu tỷ đồng) trong 5 năm qua. Điều đáng chú ý là chỉ trong 2 năm gần đây, ông đã thu về thêm 45 tỷ USD (khoảng 1,02 triệu tỷ đồng).
Đương nhiên, Bezos luôn tránh công khai phát biểu về tài sản của mình. Giống như các ông trùm trong làng công nghệ, ông nhấn mạnh đến việc cố gắng thay đổi thế giới chứ không phải cách làm giàu. Trong một bài phát biểu khai mạc tại trường Đại học Princenton, ông Bezos cho rằng, ông từng có ý tưởng bán sách trên mạng trong lúc ông đang làm việc tại một quỹ phòng hộ ở New York (Mỹ). Phải đấu tranh tư tưởng giữa một công việc lương cao với một công ty khởi nghiệp đầy rủi ro, cuối cùng, ông đã chọn đi theo doanh nghiệp mới thành lập.
Bezos xúc động chia sẻ rằng, "Tôi đã dám đi trên con đường kém an toàn hơn để theo đuổi đam mê của mình và tôi tự hào về sự lựa chọn đó".
Bezos sẽ là người giàu nhất thế giới với một phong cách mới. Khác với Gates, ông vẫn tích cực điều hành và xây dựng doanh nghiệp. Bezos không ngại rủi ro, hiếm khi trả lời phỏng vấn hoặc phát biểu trước công chúng. Ông ấy là người ưa thích cạnh tranh. Và ông ấy chi tiêu rất chừng mực, gần như không làm từ thiện bao giờ.
Vậy nhưng, giống với Gates và Buffet, ông Bezos chẳng khi nào phô diễn sự giàu sang hào nhoáng của mình. Ông là chủ của rất nhiều bất động sản với tổng diện tích lên tới 1,2 triệu m2. Toà nhà đắt tiền nhất ở Washington, D.C., cùng nhiều nhà khác ở thành phố Beverly Hills, bang California, thành phố New York và thành phố Medina, bang Washington đều thuộc sở hữu của ông. Ngoài ra, ông cũng mua lại Tạp chí Washington Post và sáng lập công ty du lịch vũ trụ Blue Origin.
Khi phóng viên trang CNBC đặt câu hỏi: "Cuộc sống của ông đã thay đổi ra sao khi ông trở thành tỷ phú". Ông đáp lại rằng, "Về mặt cá nhân, cuộc sống của tôi không thay đổi gì. Sự khác biệt lớn nằm ở việc, chúng tôi đã có 50 triệu USD (khoảng 1,1 ngàn tỷ đồng) trong ngân hàng. Đó là một số tiền lớn".
Tuy nhiên, với giá trị ròng lên tới 90 tỷ USD (khoảng 2,045 triệu tỷ đồng) thì định nghĩa "lớn" của Bezos có thể sẽ khác trước.
Minh Phương Spiderum