JBCIA tài trợ 55.000 USD để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc tỉnh Đắk Lắk
Đưa rối nước Đào Thục vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghệ thuật múa rối nước Đào Thục (huyện Đông Anh, Hà Nội) đã được ghi danh vào di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. |
Đắk Nông: Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt của người M’Nông Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt thủ công truyền thống - nghề dệt của người M’Nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, UBND tỉnh vừa qua đã ban hành văn bản số 927/UBND-KGVX chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn tỉnh về việc bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của đồng bào dân tộc thiểu số này. |
Theo bản ghi nhớ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk và Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk (JBCIA) cùng triển khai dự án theo văn kiện đề xuất được hai bên thống nhất góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; tạo động lực phát triển đời sống kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng; xây dựng sản phẩm văn hóa nhằm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại địa phương. Hai đơn vị thống nhất ký kết trực tuyến cùng triển khai Dự án.
Ngân sách để thực hiện Dự án do JBCIA tài trợ khoảng 55.000 USD, thời gian thực hiện từ tháng 3/2023 - tháng 12/2023, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 04 huyện Cư M’gar, Ea H’leo, Ea Súp, Krông Năng.
Kết quả của dự án hướng tới, có từ 10 đến 15 học viên hiểu được giá trị của lời nói vần trong đời sống của người Êđê; biết được kỹ năng cơ bản cách thể hiện lời nói vần trong cuộc sống hàng ngày; trong đó có khoảng 3-5 em thể hiện được 3 bài trở lên về Lời nói vần bằng các hình thức hát Ay rey, k’ứt; Có từ 10 đến 20 em biết đánh chiêng và dân vũ (múa xoang) truyền thống của người Gia Rai nhằm phục vụ trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống của dân tộc mình. 04 đội chiêng, đội văn nghệ của huyện được cấp chiêng và trang phục. Biên tập, xuất bản khoảng 1.500- 2.000 cuốn sách song ngữ (Việt - Êđê) về Lời nói vần của người Êđê.
Hai đơn vị thống nhất ký kết trực tuyến cùng triển khai Dự án.(Ảnh: daklak.gov.vn) |
Những đối tượng được hưởng thụ trực tiếp Cộng đồng người dân tộc thiểu số tại 06 huyện, thị xã, thành phố gồm: Cư M’gar, Ea H’leo, Ea Súp, Krông Năng, Thị xã Buôn Hồ, thành phố Buôn Ma Thuột.
Trước đó ngày 17/2/2023, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định Về việc phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tiếp nhận, phối hợp, quản lý, giám sát khoản viện trợ theo đúng quy định và đúng cam kết đã đề ra; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo kết thúc theo đúng quy định; phối hợp Sở Tài chính thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính đối với viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
Trung tâm JBCIA cung cấp kinh phí tài trợ theo cam kết; phê duyệt kế hoạch thực hiện Dự án trước khi triển khai, giám sát tất cả các hoạt động, chi tiêu và tiến độ của Dự án để đạt được đầu ra của Dự án.
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch lập kế hoạch Dự án, phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin, thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện triển khai các hoạt động trong khuôn khổ khoản viện trợ đạt mục tiêu đề ra; lựa chọn đối tượng giảng dạy và tham gia tập huấn phù hợp; tổ chức mua sắm và cấp phát trang phục truyền thống, cồng chiêng đúng đối tượng; tổ chức điền dã, sưu tầm thông tin tư liệu từ các nghệ nhân để biên tập, in sách song ngữ Êđê và tiếng Việt về Lời nói vần của người Êđê; báo cáo kết quả cho cơ quan chủ quản và nhà tài trợ theo quy định.
Bảo tồn nét văn hóa độc đáo dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc Hà Nhì Dân tộc Hà Nhì chiếm khoảng 20% dân số toàn huyện với nhiều nét văn hóa đặc sắc, độc đáo được bà con gìn giữ cho tới ngày nay. |
Giữ gìn và phát huy Di sản văn hóa dân tộc Đờn ca tài tử Hàng năm, tại Đình Vạn Phước (xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh mở rộng. Khác với nhiều năm trước (là cuộc thi giữa các đơn vị), năm 2023, Liên hoan là nơi giao lưu gặp gỡ, nơi thể hiện niềm đam mê của các tài tử đờn, tài tử ca với Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. |