Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:58 | 28/10/2018 GMT+7

Israel khiến cả khối Ả rập phải nể như thế nào?

aa
Liên quân Arab đã đánh mất thế chủ động và lâm vào cảnh hỗn loạn; sau đó phải cầu xin hòa bình. IDF đã đẩy QĐ Syria vào sâu lãnh thổ Syria và đặt Damascus trong tầm pháo của họ.

Những âm thanh chói tai phát đi từ những chiếc còi báo động vào buổi sáng ngày 6/10/1973, khởi đầu của cuộc chiến giữa liên minh Arab và Israel hay còn gọi là cuộc chiến Yom Kippur, ngày Lễ thiêng của người Do Thái. Nó cũng đánh dấu sự khởi đầu của một trong những xung đột kịch tính nhất trong lịch sử.

Những nhà hoạch định chính sách quân sự của các quốc gia có thể học hỏi từ Chiến tranh Arab - Israel năm 1973 hay không? Cuộc chiến ngắn ngủi kéo dài 19 ngày này không phải là quá dài, nhưng để lại những bài học kinh nghiệm lớn, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Những bài học sâu sắc

Trong 19 ngày; cuộc chiến tranh nổ ra với mức độ khốc liệt cũng như sự hỗn loạn; Ai Cập, Syria có được yếu tố bí mật, bất ngờ nhưng đã đánh mất nó bằng sự thiếu quyết đoán cũng như tính sáng tạo.

Ngược lại, kinh nghiệm "Tiền phát chế nhân" (tấn công phủ đầu, phá hủy tiềm lực quân sự trước của đối phương) của Israel trong cuộc chiến Sáu ngày năm 1967 đã không được phát huy.

  • israel khien ca khoi a rap phai ne nhu the nao

    Israel khiến cả khối Ả rập khiếp sợ: Cuộc chiến cơ giới kinh hoàng nhất trong lịch sử

Mức độ ác liệt của cuộc chiến thể hiện là những trận đấu tăng lớn nhất sau thế chiến thứ 2, những xác xe tăng, xe cơ giới của cả 2 bên tham chiến bị bắn cháy nằm rải rác trên cát tại hoang mạc bán đảo Sinai và cao nguyên Golan.

Những vũ khí mới lần đầu xuất hiện có tính năng kỹ chiến thuật đáng kinh ngạc đó là tên lửa chống tăng có điều khiển và tên lửa phòng không - tất cả những thứ đó dường như làm biến đổi chiến trường.

Những loại vũ khí đắt tiền của thế kỷ hai mươi như xe tăng và máy bay đứng trước nguy cơ bị loại khỏi các cuộc chiến tranh làm người ta liên tưởng tới sự xuất hiện của vũ khí nóng (súng và thuốc nổ) đã làm biến mất vũ khí lạnh (cung, kiếm) thời trung cổ.

Cuộc chiến Yom Kippur năm 1973 đã không kéo dài bởi sự can thiệp kịp thời của các cường quốc; nhưng thế giới đã thực sự lâm vào khủng hoảng, đó là cuộc khủng hoảng dầu lửa và bốn mươi lăm năm sau, ảnh hưởng của nó vẫn còn là bài học sâu sắc khi chính trị kết hợp với quân sự và kinh tế.

israel khien ca khoi a rap phai ne nhu the nao

Các binh sĩ Israel bị Quân đội Syria bắt làm tù binh.

Cuộc chiến đã cho thấy sức mạnh tuyệt vời của tên lửa dẫn đường chiến thuật, vũ khí trở lên phổ biến mà có thể thấy được trong các quả bom thông minh dẫn đường bằng laser và GPS hiện nay.

Cuộc chiến Yom Kippur cũng khẳng định uy thế của của tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không trên chiến trường hiện đại; chứng minh rằng xe tăng và không quân phải nhanh chóng thích ứng với các chiến thuật và công nghệ mới. Nếu không sẽ không thể tồn tại trong một cuộc chiến cơ giới tổng lực.

Tốc độ cuộc chiến và sự mất mát về sinh lực cũng như vũ khí trang bị sẽ còn lớn hơn, nhất là trong thời đại hiện nay nay, trong một kỷ nguyên của tên lửa tầm xa, cảm biến tinh vi hơn và vũ khí có điều khiển chính xác hơn.

Tuy nhiên, cuộc chiến cũng cho thấy những sai lầm về chiến thuật, khả năng chỉ huy, hiệp đồng yếu kém và việc mất tinh thần của binh lính có thể nhanh chóng dẫn đến sự thất bại.

Những nghi ngờ từ cuộc chiến

Tuy nhiên, một số bài học cũng không quá rõ ràng. Đây cũng là điều mà Chiến tranh Yom Kippur dạy chúng ta:

Không bao giờ nên tuyên bố một vũ khí đã hêt thời: Tháng 10/1973 được cho là đánh dấu sự hết thời của lực lượng tăng - thiết giáp; những xe tăng đắt tiền dễ dàng bị tiêu diệt bởi những chiến binh được huấn luyện thô sơ với súng phóng lựu giá rẻ và tên lửa có điều khiển. Nhưng 45 năm sau, lực lượng xe tăng vẫn phát triển mạnh.

israel khien ca khoi a rap phai ne nhu the nao

Xe tăng M60 của Israel bị tiêu diệt.

Người Israel đã học được cách tồn tại và phát huy vai trò của xe tăng trên chiến trường, đó là xe tăng phải đi liền với bộ binh và pháo binh (thứ mà người Nga cũng đã học được khi tấn công vào thủ phủ Grozny vào năm 1999).

Là loại hỏa lực mạnh, sức cơ động nhanh, được bảo vệ tương đối tốt; xe tăng hiện nay không ngừng được cải tiến, nâng cấp để thích ứng với mọi cuộc chiến. Những xe tăng hiện đại như M1 Abrams và T-14 Armata của Nga vẫn là những hỏa lực mạnh mẽ, có sức sống lâu dài trên chiến trường.

Ngày nay, tên lửa phòng không mới nhất của Nga như S-400 đã làm dấy lên nỗi lo sợ rằng: bầu trời đang trở nên quá nguy hiểm cho máy bay hoạt động.

Những nỗi sợ hãi tương tự đã xuất hiện vào năm 1973, sau khi Không quân Israel bị thiệt hại nặng nề đối với tên lửa phòng không. Tuy nhiên, không quân vẫn là lực lượng mạnh nhất ở Trung Đông và trên toàn thế giới.

Hiện nay, máy bay chiến đấu của các nước đều được trang bị các thiết bị gây nhiễu và hệ thống phóng mồi bẫy; máy bay có thể đối phó hiệu quả với tên lửa và súng pháo phòng không. Sự ra đời của máy bay tàng hình và chứng kiến cuộc đấu tay đôi giữa máy bay và hệ thống phòng không đã chứng minh điều đó.

Những sai lầm để đối phương tận dụng

Bên đánh mất chủ động chưa phải đã là bên thất bại: Ngay cả trong những giờ phút cam go nhất của cuộc chiến, khi phía bên kia tin tưởng nắm phần thắng trong tay; nhưng đối phương có thể tận dụng sai lầm để lật ngược thời cơ.

Người Israel đã quá tự tin, họ nghĩ rằng người Arab sẽ không bao giờ dám tấn công, và rằng quân đội Arab sẽ bị đè bẹp nếu họ dám làm vậy.

israel khien ca khoi a rap phai ne nhu the nao

Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Ai Cập bị Israel bắt sống.

Những suy nghĩ chủ quan đó nhanh chóng rơi vào tuyệt vọng trong những ngày đầu của cuộc chiến, khi người Ai Cập đẩy lùi các cuộc phản công của lực lượng tăng, thiết giáp Israel trên bán đảo Sinai và quân đội Syria thực hiện tiến công tổng lực trên Cao nguyên Golan.

Thủ tưởng Israel Moshe Dayan lúc đó chủ trương rút lui sâu vào bán đảo Sinai, bỏ Cao nguyên Golan và cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân. Nếu có sự quyết đoán và chiến thuật linh hoạt, có thể Liên quân Arab đã khuất phục được Israel năm 1973.

Tuy nhiên thay vào đó, trong vòng hai tuần, Liên quân Arab đã đánh mất thế chủ động và lâm vào cảnh hỗn loạn; sau đó phải cầu xin hòa bình. IDF đã đẩy quân đội Syria vào sâu lãnh thổ Syria và đặt thủ đô Damascus trong tầm pháo của họ.

Quan trọng hơn, tướng Ariel Sharon của Israel đã biết khai thác một khoảng trống trong các mũi hướng tiến công của quân đội Ai Cập để băng qua kênh đào Suez đến phía Ai Cập, và tổ chức hợp vây quân đội Ai Cập ở Sinai. Dưới sự can thiệp mạnh mẽ của của Liên Xô, Israel đã đồng ý ngừng bắn trong điều kiện.

Chấp nhận ngừng bắn, về mặt chính trị, uy tín và niềm tin của Israel đã bị ảnh hưởng; nhưng thiệt hại sẽ lớn hơn nhiều nếu chiến tranh tiếp diễn khi cả hai bên đều rơi vào sa lầy.

Không phải là chiến thắng quyết định

Vào cuối cuộc chiến, Israel đã hồi phục từ những thất bại ban đầu và tiếp tục đánh bại các đối thủ của mình trên chiến trường. Điều tương tự có thể nói về quân đội Liên Xô và Mỹ trong Thế chiến II, họ đã bị thất bại nặng nề trong những năm đầu của cuộc chiến, nhưng đã giành chiến thắng vào năm 1945.

Thế chiến II đã đi vào lịch sử như một chiến thắng quyết định của phe Đồng minh; trong khi cuộc chiến năm 1973 được nhớ đến như là mở ra hòa bình lâu dài, chứ không phải là một chiến thắng tuyệt đối của Israel trong cuộc chiến Sáu ngày năm 1967.

Người Mỹ và Nga có thể đã áp đặt những tư tưởng của mình cho các quốc gia khác sau chiến thắng phát xít.

Nhưng điều này người Israel không thể đạt được, người Israel tuyên bố chiến thắng, theo các tiêu chuẩn do chính Israel đặt ra; người Arab cũng nhận ra thực lực của mình đó là không thể xóa sổ nhà nước Do Thái; cách tốt nhất là các bên cùng tồn tại hòa bình.

Mặc dù giành chiến thắng trong cuộc chiến Yom Kippur năm 1973, tuy nhiên những sai lầm chiến lược và chiến thuật của Israel trong toàn bộ cuộc chiến đã làm che mờ chiến thắng cuối cùng của họ trên chiến trường.

Quân đội Israel trong cuộc chiến năm 1973 có thể thừa thắng xông lên, chiếm giữ Cairo hay Damascus; nhưng có thể mục tiêu này sẽ kích hoạt Thế chiến III.

Bất chấp những tổn thất của cuộc chiến, Ai Cập nổi lên như một quốc gia lãnh đạo thế giới Arab; niềm tin về danh dự của họ đã được khôi phục bằng việc lấy lại kênh Suez và bán đảo Sinai.

5 năm sau, Tổng thống Ai Cập Sadat chấm dứt ba thập kỷ xung đột đẫm máu Ai Cập - Israel bằng thỏa ước hòa bình với Israel tại Trại David Accords dưới sự bảo trợ của Mỹ; thỏa ước này cũng củng cố mối quan hệ lâu dài giữa Cairo và Washington.

Tuy nhiên, giữa Tel Aviv và Damascus không bao giờ hòa giải và vẫn bị kéo vào các cuộc xung đột ủy quyền cho đến ngày nay./.

Trịnh Ngọc Tiến

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.

Đọc nhiều

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Trong các ngày từ 7 - 8/7, Đoàn Việt Nam với đại diện của 9 cơ quan gồm Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng Chính phủ, do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn sẽ tham dự Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) tại Phiên họp thứ 144 của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneve, Thụy Sỹ. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về sự kiện quan trọng này.
Cơ hội việc làm trong ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam tại các công ty nước ngoài: Góc nhìn từ nhà tuyển dụng Hàn Quốc

Cơ hội việc làm trong ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam tại các công ty nước ngoài: Góc nhìn từ nhà tuyển dụng Hàn Quốc

Anh Ha Dong Hwan, Quản lý các dự án mới của iMarket Vietnam, chi nhánh Việt Nam của iMarket Korea (Hàn Quốc) chia sẻ về cơ hội việc làm trong ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam hiện nay.
Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác địa phương

Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác địa phương

Ngày 04/7, Đoàn công tác Đại sứ quán Lào tại Việt Nam do Đại sứ Khamphao Ernthavanh dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Nghệ An. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác giữa các địa phương, thúc đẩy các dự án kết nối chiến lược giữa hai nước, trong đó Nghệ An đóng vai trò là địa phương cầu nối quan trọng.
Tin quốc tế ngày 05/7: Ông Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 70% với một số quốc gia từ ngày 01/8

Tin quốc tế ngày 05/7: Ông Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 70% với một số quốc gia từ ngày 01/8

Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 70% với một số quốc gia từ ngày 01/8; Hamas phản hồi tích cực trước đề xuất ngừng bắn 60 ngày... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 05/7.
Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Từ ngày 01 đến 06/7, tại đặc khu Phú Quốc (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trưng bày ảnh với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Hải quân”. Hơn 300 bức ảnh được giới thiệu tại trưng bày đã khắc họa sinh động hình ảnh người lính biển - kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời là điểm tựa vững chắc của nhân dân trên địa bàn đóng quân.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động