Iran bí mật gửi ngược vũ khí tới Nga: Sự thật choáng váng
Nga thẳng thừng bác bỏ
Đứng trước cáo buộc trên, Moscow đã đanh thép bác bỏ thông tin cho rằng Tehran lén lút gửi sang Nga vũ khí để bảo dưỡng. Tuyên bố này được phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban của Thượng viện Nga về quốc phòng và an ninh, ông Frantz Klintsevich.
"Nga từng huấn luyện các chuyên gia tại Iran mà có khả năng thực hiện công tác bảo dưỡng và hỗ trợ những khí tài quân sự của Nga đã được bán cho Iran. Không cần thiết phải lén lút gửi cho Nga", ông Klintsevich cho biết.
Trước đó, tờ Welt am Sonntag của Đức, căn cứ từ những nguồn tin tại các cơ quan tình báo phương Tây cho biết rằng Iran, dường như, đã lén lút gửi cho Nga những phụ tùng của các vũ khí tấn công hạng nặng và điều này đã vi phạm phán quyết của Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBALHQ).
Lộ trình vận chuyển được thực hiện qua Syria, nơi lực lượng Không quân Nga đang đóng quân.
Tờ báo của Đức khẳng định rằng, vào tháng 6/2017, các máy bay của Iran đã hai lần hạ cánh tại căn cứ không quân Hmeimim để từ đó lén lút gửi tới Nga một lô hàng quân sự.
Các nguồn tin của Welt am Sonntag còn nêu rõ rằng, từ căn cứ không quân này, các vũ khí dường như được chuyển tới cảng Tartus của Syria và đưa lên chiếc tàu vận tải Nga mang tên "Sparta-3".
Sau đó, lô hàng được chuyển tới Novorossisk. Tuy nhiên, các nguồn tin của tờ báo Đức không nêu cụ thể loại vũ khí nào của Iran được lén lút chuyển cho Nga.
Người Đức còn đính kèm trong bài viết bức ảnh chụp từ vệ tinh. Trong đó có hình ảnh chiếc máy bay Boeing của Iran tại sân bay Hmeimim. Nguồn gốc chính xác của bức ảnh không được trích dẫn.
Hình ảnh chiếc máy bay Boeing được cho là của Iran tại sân bay Hmeimim, Syria.
Welt am Sonntag cho biết: Nếu thông tin được xác nhận, thì nó có nghĩa là Iran và Nga đã vi phạm phán quyết 2231 của HĐBALHQ.
Trong phán quyết này có quy định các điều khoản về kế hoạch hành động toàn diện chung đối với chương trình hạt nhân của Iran. Tại điều 5 của văn bản này đề cập tới việc khi cung cấp vũ khí và bảo dưỡng các loại vũ khí này phải có sự đồng thuận của HĐBALHQ.
Bài viết của Welt am Sonntag đã xuất hiện ngay sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký văn bản về những biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga, Iran và Triều Tiên. Về cơ bản, câu chuyện liên quan tới việc Iran lén lút gửi vũ khí cho Nga giúp Washington có lý do để bắt đầu một cuộc chiến mới với Tehran và để trấn áp Moscow.
Một chiến dịch bôi nhọ có chủ ý?
Điều gì ẩn náu đằng sau bài viết của Welt am Sonntag, Mỹ có tận dụng điều này để làm lý do gây hấn hay không?
Chuyên gia phân tích của Trung tâm nghiên cứu chính trị-quân sự Học viện Quan hệ quốc tế Moscow, tiến sĩ khoa học Mikhail Alexandrov cho biết rằng, bài viết của Welt am Sonntag là vụ để lộ thông tin với những mục tiêu tình báo. Trên thực tế, Iran không có ký do để lén lút gửi cho Nga các phụ tùng vũ khí bằng cách mà tờ báo của Đức mô tả.
Tờ báo Welt am Sonntag khẳng định rằng, Iran ban đầu chuyển lô hàng lên các máy bay tại Hmeimim, sau đó chuyển chúng tới Tartus, còn kế tiếp là chuyển tới Novorossisk (Nga) bằng đường biển. Một câu hỏi nảy sinh ngay lúc này: Lộ trình nhảm nhí như vậy được dựng lên để làm gì?
Xe tăng của Quân đội Iran.
Nếu như Tehran đúng là định lén lút gửi cái gì đó tới Nga thì phía Iran có thể hạ lô hàng này ngay trên biển Caspi. Còn sau đó vận chuyển "các phụ tùng vũ khí" dọc theo biển Caspi, và tiếp đó đi lên thượng nguồn sông Volga (Nga) để đến bất cứ nơi nào cần.
Trong trường hợp đó, theo nhận định của chuyên gia Alexandrov, không có bất cứ cơ quan tình báo phương Tây nào có thể phát hiện được. Tuyến đường vận tải thương mại của Nga với Iran kéo dọc theo biển Caspi.
Và để biết lô hàng nằm trên chiếc tàu nào của Iran là điều gần như không thể. Tiếp đến, trên lãnh thổ của Nga, để theo dõi lộ trình của lô hàng cũng gặp vấn đề: Các máy bay do thám của phương Tây, như đã biết, không thể bay vào không phận của Nga. Còn nhận biết được lô hàng cấm nào đó từ vệ tinh là điều gần như vô cùng khó khăn.
Người Đức, theo quan điểm của ông Alexandrov, cố gắng dò la xem người Iran đã chuyển gì tới Hmeimim. Thông tin này có thể sẽ khiến các cơ quan tình báo phương Tây quan tâm.
Thông tin về việc các máy bay của Iran hai lần hạ cánh tại căn cứ không quân của Nga tại Syria trong tháng 6 có thể đúng với thực tế. Iran hoàn toàn có thể chuyển các lô hàng quân sự cho những đồng minh của mình trên lãnh thổ Syria.
Xe tăng T-72 của Iran.
Hoặc là cho quân đội Assad, hoặc cho các du kích người Shite, hoặc thậm chí là cho "Hezbollah". Giả thiết cuối cùng đối với phương Tây – đặc biệt đối với Isarel là đau đớn nhất. Đương nhiên, người Isarel muốn đánh hơi xem Iran đã chuyển cái gì tới Syria.
Nếu đúng như vậy, thì có thể một bước ngoặt mới trong câu chuyện sẽ xảy ra. Các cơ quan tình báo phương Tây có thể căn cứ từ những phỏng đoán về việc cá nhân tổng thống Nga Vladimir Putin có thể không biết về các lô hàng này của Iran.
Như vậy cần phải tạo ra một vụ bê bối trên các phương tiện truyền thông để vụ việc đến được tai ông Putin thông qua những nhóm người Nga thân phương Tây. Và khi đó, không loại trừ khả năng tổng thống Nga sẽ cần phải can thiệp vào vụ việc và giảm bớt những hành động không mong muốn trong mối quan hệ với Tehran trước mắt phương Tây.
Bên cạnh đó, Mỹ để gia tăng áp lực lên Iran, không cần thiết phải trích dẫn nguồn từ báo chí hoặc nguồn tin nào đó. Người Mỹ tự có thể nghĩ ra tất cả những gì cần để thắt chặt các lệnh trừng phạt.
Còn đối với việc thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Iran từ phía HĐBALHQ, không có sự chấp thuận của Nga thì phán quyết tương ứng không thể được thông qua. Hay nói cách khác, Mỹ không liên quan tới bài báo này.
Ông Alexandrov nhấn mạnh rằng, Nga cần phải tối đa mở rộng hợp tác với Iran, kể cả trong lĩnh vực quân sự. Và ít để tâm tới những gì báo chí phương Tây khai thác về điều này. Bởi vì những bài viết tương tự như tờ báo Welt am Sonntag vừa đăng tải là một phần của cuộc chiến tranh thông tin mà phương Tây đang triển khai chống lại Nga.
Bảo Lam