'Hưng Yên phát triển hay không phụ thuộc vào phương thức lãnh đạo và con người'
"Đoàn tàu Phú Yên đi nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ của mỗi con người" 2022 được xem là một năm đặc biệt với Phú Yên khi nhiều cơ hội phát triển đã mở ra. Nhân đầu xuân mới, tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết của ông Phạm Đại Dương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh về những lo âu, trăn trở và mong mỏi đối với con người và vùng đất nơi đây. |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2022), sáng nay ngày 29/1 (tức ngày 27 tháng Chạp năm Tân Sửu) tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc gặp mặt, chúc Tết các đồng chí lão thành cách mạng, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam cùng lãnh đạo các cơ quan Trung ương. |
-Thưa ông, từ tháng 7 năm 2021 đến nay, điều ông luôn tâm niệm khi nhận trọng trách Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên là gì?
-Từ tháng 7/2021, được Bộ Chính trị tin tưởng giao nhiệm vụ làm Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên, tôi luôn tâm niệm và nỗ lực hết mình cùng với Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy tăng cường đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị và toàn dân để lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đề ra, với mục tiêu cốt lõi là: “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo; bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng Hưng Yên thành tỉnh công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiệu quả cao, phát triển nhanh và bền vững”, từ đó sớm “đưa Hưng Yên trở thành tỉnh mạnh của toàn quốc Việt Nam” như lời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trong thư gửi Đại hội Đảng bộ tỉnh lúc mới tái lập.
Bí thư Tỉnh uỷ Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa |
-Vị trí địa lý tự nhiên đã khiến Hưng Yên là một tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi, thưa ông để khai thác tiềm năng, Hưng Yên nên ưu tiên tập trung vào những lĩnh vực nào?
-Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tiếp giáp với cửa ngõ phía Đông của thành phố Hà Nội, có vị trí địa kinh tế rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội; có các tuyến đường giao thông trọng điểm như đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường quốc lộ 5, quốc lộ 39, các tuyến giao thông Sông Hồng, Sông Luộc,… có tính kết nối cao với các tỉnh, thành phố trong vùng và thuận tiện giao thông tới sân bay quốc tế Nội Bài, cảng Hải Phòng.
Nhưng, tôi xin có hai lưu ý: Một là, mỗi địa phương trong vùng (Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương,...) đều có lợi thế, tiềm năng riêng có, thậm chí có những yếu tố khá giống nhau rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, sự thuận lợi, tiềm năng của Hưng Yên cần nhìn nhận, đánh giá khách quan, toàn diện trong mối tương quan với các địa phương khác trong vùng để xác định chính xác lợi thế so sánh của địa phương, từ đó định vị chính xác địa phương mình trên cơ sở tạo lập năng lực cạnh tranh vượt trội được dẫn dắt bởi chiến lược và quy hoạch phát triển hợp lý của Hưng Yên.
Thứ hai là, các địa phương trong vùng luôn vừa hỗ trợ, hợp tác với nhau, vừa “cạnh tranh” để vươn lên vượt qua thách thức, nắm lấy cơ hội phát triển.
Trong thời gian tới, để khai thác tối đa những tiềm năng, lợi thế, tỉnh Hưng Yên cần chú trọng, tập trung thực hiện: Một là, tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghiệp sạch, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Hai là, phát triển đô thị, dịch vụ - thương mại. Ba là, phát triển nông nghiệp sinh thái, sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao.
-Trên thực tế, câu chuyện một số địa phương chỉ chú trọng lợi ích cục bộ trong quá trình phát triển đã từng xảy ra. Thưa ông, để đảm bảo phát triển hài hòa theo quy hoạch vùng và ngành nhưng không tụt hậu, đâu sẽ là yếu tố mang tính bản sắc cạnh tranh của Hưng Yên?
-Mỗi địa phương có tiềm năng, thế mạnh riêng có thể bổ trợ cho nhau trong phát triển. Hợp tác và liên kết giữa các địa phương trong vùng là tất yếu nhằm gia tăng giá trị cộng hưởng, lợi ích của mỗi địa phương cũng lợi ích tổng thể vùng, quốc gia là xu hướng tất yếu và rất cần thiết.
Trong thời đại hiện nay, triết lý “Nếu muốn đi thật nhanh thì hãy đi một mình, nếu muốn đi thật xa thì hãy đi cùng nhau” của tỷ phú Warren Buffett được chứng minh đúng ở nhiều trường hợp. Liên kết vùng chỉ đem lại hiệu quả bền vững trên cơ sở hoạch định, triển khai, quản trị hiệu quả một chiến lược và quy hoạch phát triển vùng hợp lý, hiệu quả, bảo đảm phát triển cân đối, hài hòa lợi ích tổng thể vùng và các địa phương.
Hưng Yên lựa chọn cách thức đạt được mục tiêu phát triển là tạo đột phá về năng lực cạnh tranh và tạo lập môi trường thuận lợi nhất để thu hút các dự án đầu tư lớn, nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước; hình thành các khu công nghiệp lớn, hiện đại và các khu đô thị sinh thái, thông minh lớn; gia tăng mật độ kinh tế và mức độ tập trung dân cư làm nền tảng thúc đẩy phát triển dịch vụ gắn với chuyển đổi số; bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, lịch sử làm động lực và nguồn lực phát triển.
Hưng Yên là vùng đất văn hiến (có hơn 1.800 di tích lịch sử, di sản văn hóa), có truyền thống lịch sử, cách mạng anh hùng; gia tăng kết nối vùng toàn diện trên cơ sở kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông, kinh tế, đầu tư, thương mại, văn hóa. Vì vậy, Hưng Yên sẽ lựa chọn hướng phát triển bền vững đồng thời trên ba trụ cột không thể đánh đổi cho nhau về kinh tế; văn hóa – xã hội và môi trường để tạo bản sắc phát triển riêng có, kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện đại và truyền thống trên cơ sở một chiến lược phát triển với tầm nhìn dài hạn và một quy hoạch bài bản, ổn định hướng tới hiện thực hóa khát vọng phát triển Hưng Yên trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, giàu đẹp, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc đồng hành cùng vận mệnh quốc gia vì một Việt Nam hùng cường.
Hưng Yên có điều kiện, tiềm năng và cơ hội tạo nên bản sắc phát triển riêng có nhờ vị trí địa lý thuận lợi, vùng đất văn hiến đã từng đi vào câu ca ”Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, cơ hội bứt phá theo hướng hiện đại nhờ những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng chuyển đổi số và toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Nhưng, tất cả điều kiện, tiềm năng và cơ hội đó phải được đặt trên nền tảng một phương thức lãnh đạo, quản trị phát triển hiệu quả và một lực lượng lao động, đội ngũ cán bộ, đảng viên có năng lực, trình độ, phẩm chất, uy tín ngang tầm yêu cầu phát triển.
-Mới đây Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định khuyến khích cán bộ năng động, dám nghĩ dám làm, là người đứng đầu Đảng bộ tỉnh, ông mong mỏi gì vào tinh thần sáng tạo và đột phá của cán bộ cũng như nhân dân Hưng Yên?
-Cuộc sống thực tiễn luôn vận động, chúng ta ắt phải luôn đổi mới sáng tạo để không chỉ thích ứng, theo kịp với thực tiễn mà còn phải vượt lên trước và định hướng phát triển xã hội theo mục tiêu nhất định.
Cuộc sống mỗi người và xã hội trở lên tốt đẹp hơn khi trí tuệ, năng lực, sở trường của mỗi người được phát huy tốt nhất, theo đó cần phải tạo lập môi trường thuận lợi cho tài năng, trí tuệ của mỗi người được tỏa sáng; khơi dậy mạnh mẽ ý thức trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, hết lòng, hết sức vì nhân dân phục vụ của đội ngũ cán bộ.
Tuy nhiên, sự đổi mới sáng tạo cần phải dựa trên khung khổ pháp luật, có sự kiểm soát và phải vì lợi ích chung.
Như tôi đã nói ở trên, Hưng Yên có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển nhưng có phát triển nhanh, bền vững, nhất là tạo được sự phát triển đột phá hay không lại còn phụ thuộc vào hai thứ ràng buộc nữa là phương thức lãnh đạo và con người, hay suy cho cùng là cán bộ.
Trong điều kiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa hoàn thiện, việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung là hoàn toàn đúng đắn, giúp từng bước tháo gỡ nút thắt trong cơ chế, chính sách, đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thể chế phát triển trên cơ sở tạo điều kiện cho các mô hình hiệu quả, cách làm hay được ra đời mang lại giá trị thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung.
Một góc TP Hưng Yên. (Ảnh: TTTĐ). |
Cá nhân tôi cũng như Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh luôn mong mỏi đảng viên, cán bộ, công chức, người lao động, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu luôn phải thấm nhuần tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, có bản lĩnh, trí tuệ, gương mẫu, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, quyết tâm đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung của nhân dân.
Bên cạnh đó, chính những cán bộ lãnh đạo chúng ta cũng cần tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền có tư duy, văn hóa và tinh thần đổi mới sáng tạo, nghĩ lớn, làm lớn, có cách làm đột phá; đồng thời tạo môi trường thuận lợi để cho những đề xuất đổi mới, sáng tạo và những mô hình thí điểm đột phá, sáng tạo được triển khai nhằm tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt phát triển ở địa phương, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn.
Song song với đó cũng cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các đề xuất đổi mới, sáng tạo được phê duyệt hoặc thí điểm thực hiện; chủ động phát hiện những vấn đề nảy sinh, kịp thời động viên, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc xem xét, điều chỉnh, có quyết định phù hợp với tình hình thực tế; phát hiện sớm và kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh sai sót, vi phạm, góp phần để những đề xuất sáng tạo, đột phá của cán bộ vừa được thực thi vừa bảo vệ cán bộ bằng cơ chế.
-Thưa ông, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại Ngân hàng Nhà nước và Ban Kinh tế Trung ương, những kinh nghiệm được tích lũy trong quá khứ giúp ích gì cho ông trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy?
Quá trình gần 30 năm công tác tại Ngân hàng Nhà nước và Ban Kinh tế Trung ương cho tôi những kỹ năng và kinh nghiệm quý báu để giúp bản thân rất nhiều trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy hiện nay.
Kinh nghiệm về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng trong suốt thời gian dài công tác tại Ngân hàng Nhà nước định hình và phát triển tư duy về quản trị và vận hành hệ thống tài chính hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, việc huy động, phân bổ và sử dụng tối ưu các nguồn lực tài chính. Còn kinh nghiệm công tác tại Ban Kinh tế Trung ương lại giúp tôi có cái nhìn toàn diện hơn, định hình tư duy chiến lược phát triển về nền kinh tế quốc dân và kinh tế vùng, địa phương, đặc biệt là hiểu sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng và về bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như các quy luật vận hành của nó.
-Trân trọng cảm ơn ông!
Lê Sơn
"Đoàn tàu Phú Yên đi nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ của mỗi con người" 2022 được xem là một năm đặc biệt với Phú Yên khi nhiều cơ hội phát triển đã mở ra. Nhân đầu xuân mới, tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết của ông Phạm Đại Dương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh về những lo âu, trăn trở và mong mỏi đối với con người và vùng đất nơi đây. |
Phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Hungary đi vào thực chất, hiệu quả Đoàn đại biểu Quốc hội Hungary do bà Márta Mátrai, Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội dẫn đầu đã có chuyên thăm làm việc tại Việt Nam. Đây là đoàn khách quốc tế đầu tiên sang thăm làm việc với Quốc hội Việt Nam trong dịp đầu năm mới 2022 (từ ngày 18 - 22/1). |
3 trọng tâm phát triển kinh tế trong năm 2022 Tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 diễn ra ngày 5/1, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã trình bày dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. |