Hơn 80% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô hoặc ngừng kinh doanh vào cuối năm
Để giảm chi phí, doanh nghiệp logistics cần tham gia sâu vào các chuỗi giá trị hàng hoá Trong bối cảnh thị trường khó khăn, chắt chiu từng đơn hàng, các doanh nghiệp quan tâm tới mọi giải pháp tiết giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. |
Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Theo đại biểu Phan Đức Hiếu, trong bối cảnh kinh tế trong nước nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, cải cách môi trường kinh doanh là cách thức hỗ trợ tiết kiệm về nguồn lực và chi phí nhưng lại mang đến hiệu quả tốt. |
Ảnh minh họa. |
Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) vừa gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả khảo sát tình hình doanh nghiệp và một số đề xuất, tham mưu để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.
Đáng chú ý, Ban IV cho biết kết quả khảo sát cho thấy doanh nghiệp đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn.
Trong tổng số 9.556 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 82,3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023.
Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến ngừng kinh doanh, chờ giải thể là 10,9%; dự kiến tạm ngừng kinh doanh là 12,4%; dự kiến giảm mạnh quy mô là 38,5% và dự kiến giảm nhẹ quy mô là 20,5%.
Trong số các doanh nghiệp còn hoạt động năm 2023, có 71,2% dự kiến giảm quy mô lao động trên 5%, trong đó có 22,2% dự kiến giảm trên 50%. Có 80,7% doanh nghiệp dự kiến giảm doanh thu trên 5%, trong đó tỷ lệ giảm trên 50% doanh thu là 29,4%.
Có đến 81,4% doanh nghiệp được khảo sát có đánh giá tiêu cực/rất tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng còn lại của năm 2023. Các đánh giá rất tích cực/tích cực chỉ chiếm 4,2%.
Đánh giá về triển vọng kinh tế ngành năm 2023, có tới 29,6% doanh nghiệp cho rằng rất tiêu cực.
Doanh nghiệp ngành xây dựng; các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa; doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước; doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực hơn.
Các khó khăn, thách thức lớn nhất doanh nghiệp đang phải đối mặt là về đơn hàng (59,2%); tiếp cận vốn vay (51,1%); thực hiện thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định của pháp luật (45,3%); nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế (31,1%).
Trong bối cảnh khó khăn đó, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khi có đến 84% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả điều hành và hỗ trợ của chính quyền địa phương ở mức kém hiệu quả.
Kiến nghị hàng loạt giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp
Ban IV cho rằng nguyên nhân của những khó khăn hiện tại đối với doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đến từ chu kỳ khó khăn của kinh tế thế giới, mà còn do những vấn đề nội tại gây ra.
Đây là thách thức rất lớn, nhưng cũng mở ra những cơ hội lớn để Chính phủ thực hiện những cải cách triệt để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao sản lượng kinh tế trong dài hạn.
Để tháo gỡ khó khăn, Ban IV nêu lên các nhóm kiến nghị của doanh nghiệp, đầu tiên là giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh. Đơn cử như kéo dài thời hạn giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2025 thay vì cuối năm nay. Chi phí lao động cũng cần giảm hơn thông qua hạ phí công đoàn, bảo hiểm xã hội và xem xét thay đổi ngưỡng chịu thuế thu nhập cá nhân.
Các doanh nghiệp đồng thời đề nghị một số cơ chế đặc biệt, như cho phép họ được hoàn thuế trong vòng 3 tháng sau khi xuất khẩu đơn hàng và kết hợp các biện pháp thanh tra, hậu kiểm để kiểm soát rủi ro, chống gian lận thuế. Hay giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với các đơn vị xuất khẩu về mức 5-10%.
Tiếp theo là tăng khả năng tiếp cận vốn vay cho nền kinh tế. Doanh nghiệp cho rằng nên có một gói tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ lực, trong đó dành riêng nguồn lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đặc biệt, các doanh nghiệp mong muốn không siết tín dụng với phân khúc bất động sản liên quan xây dựng nhà ở xã hội, bệnh viện, trường học, hạ tầng sản xuất.
Với môi trường đầu tư kinh doanh, doanh nghiệp muốn nhà chức trách cần hạn chế kiểm tra (không quá một lần mỗi năm), không ban hành thêm văn bản mới nhằm tránh gánh nặng về thuế, phí, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Nhà chức trách cũng cần sớm hoàn thành điều tra các vụ án hiện tại và đưa ra nghị quyết không hình sự hóa các quan hệ kinh tế.
Cuối cùng, để ứng phó với các khó khăn từ bên ngoài, doanh nghiệp đề xuất Chính phủ tăng đàm phán thương mại để đa dạng hóa thị trường đầu vào (đặc biệt với các ngành may mặc, da giày, đồ gỗ...) và đầu ra để giảm sự phụ thuộc các thị trường truyền thống.
2.000 doanh nghiệp Hàn Quốc tại TP.HCM là cầu nối hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Đó là chia sẻ của Phó Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng tại buổi tiếp ông Heo Shick, Chủ tịch HĐND TP Incheon (Hàn Quốc) và đoàn đại biểu HĐND TP Incheon đang thăm và làm việc tại TP.HCM ngày 23/5. |
Doanh nghiệp không tuyển được nhân sự khi nhiều lao động không tìm được việc, vì sao? Mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ giữa các vùng miền, ngành nghề kinh tế, giữa các loại lao động khác nhau đang tác động đến nền kinh tế. Trong khi nhiều lao động không tìm được việc làm, thì có doanh nghiệp không tuyển được nhân sự, ảnh hưởng đến năng suất lao động. |