Hơn 40.000 trẻ em dưới 6 tuổi đã được cấp thẻ BHYT qua các thủ tục hành chính liên thông
Hơn 60.000 người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp qua Cổng dịch vụ công quốc gia Tính đến ngày 20/2/2023, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận từ Cổng Dịch vụ công (DVC) quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 60.115 trường hợp phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. |
Giải quyết hơn 17.000 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi qua cơ sở dữ liệu quốc gia Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội và Hà Nam là 2 địa phương triển khai thí điểm tích hợp, cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến trên Cổng DVC Quốc gia, qua đó đã tiếp nhận và giải quyết 17.383 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. |
Cụ thể, tính đến ngày 22/6/2023, cơ quan BHXH tại TP Hà Nội và tỉnh Hà Nam đã triển khai làm điểm đã tiếp nhận và giải quyết 40.338 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và 1.403 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp mai táng qua 02 nhóm dịch vụ công liên thông này, trong đó:
BHXH TP.Hà Nội đã tiếp nhận: 33.548 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, trong đó có 32.753 hồ sơ hợp lệ (98% tổng số hồ sơ) qua TTHC liên thông "Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi"; 922 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp mai táng, trong đó có 335 hồ sơ hợp lệ (36% tổng số hồ sơ) qua TTHC liên thông "Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng".
Tại BHXH tỉnh Hà Nam đã tiếp nhận: 6.790 hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, trong đó có 6.618 hồ sơ hợp lệ (97% tổng số hồ sơ) qua TTHC liên thông "Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi"; 481 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp mai táng, trong đó có 265 hồ sơ hợp lệ (55% tổng số hồ sơ) qua TTHC liên thông "Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng".
Ảnh minh họa. |
Việc thực hiện các TTHC liên thông đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả người dân và các cơ quan nhà nước. Đối với người dân chỉ cần khai báo thông tin một lần nhưng có thể giải quyết được 3 TTHC kèm theo, qua đó thủ tục và thời gian giải quyết hồ sơ của người dân đã được giảm đáng kể.
Đối với cơ quan BHXH, giúp giảm áp lực tại bộ phận “Một cửa” của các đơn vị, qua đó giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện, khoa học hơn; đồng thời tạo công khai, minh bạch trong việc giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia và thụ hưởng chính sách.
Bên cạnh đó, việc triển khai 2 nhóm TTHC liên thông này còn tạo sự phối hợp, gắn kết, nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các TTHC liên quan đến người dân. Đây cũng là tiền đề để các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu triển khai các nhóm TTHC liên thông khác, ngày càng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, người lao động.
Để sẵn sàng cho việc triển khai 2 nhóm TTHC liên thông trên toàn quốc, BHXH Việt Nam đã ban hành Quy trình liên thông điện tử giải quyết nhóm TTHC "Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí"; Quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC liên thông điện tử "Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi".
Đồng thời, với tinh thần sẵn sàng cho việc triển khai 2 nhóm TTHC trên toàn quốc, Ngành đã hoàn thành việc nâng cấp phần mềm, cấu hình các dịch vụ công liên quan; tổ chức tập huấn cho BHXH các tỉnh, thành phố đảm bảo việc triển khai đạt hiệu quả, thống nhất theo quy định, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Hơn 10.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh được hỗ trợ tìm lại nụ cười Đây là kết quả chương trình Phẫu thuật điều trị toàn diện 10.000 trường hợp trẻ em mắc dị tật khe hở môi - vòm do tổ chức phi chính phủ của Mỹ Smile Train phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện vừa được tổng kết. |
Hơn 1.700 trẻ em ở Quảng Bình thụ hưởng qua Chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Kế hoạch số 351/KH-CTĐQB về việc triển khai Chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” giai đoạn 2022 – 2027 với mục tiêu phấn đấu có 1.750 trẻ em nghèo, khuyết tật tại trường học và các cơ sở nuôi dưỡng trẻ tập trung ở khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người được hỗ trợ dinh dưỡng, cải thiện điều kiện học tập và sinh hoạt. |