Hơn 140.000 người ở châu Âu chết vì COVID-19
Hơn 16.000 người nhiễm, chỉ 14 ca tử vong, vì sao số người chết vì Covid-19 ở Singapore thấp? |
Viettel thay đổi phương thức kinh doanh trong mùa dịch COVID–19 |
Binh sĩ tham gia phòng dịch COVID-19 tại Surakarta, Indonesia. (Ảnh: TTXVN) |
Theo hãng tin AFP, tính đến sáng 2/5 số ca tử vong do COVID-19 tại châu Âu đã vượt ngưỡng 140.000 người.
Châu Âu là lục địa chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với gần 1,5 triệu người nhiễm bệnh và hơn 140.000 trường hợp tử vong. Số người tử vong chiếm trên 50% tổng số người tử vong trên thế giới vì đại dịch.
Trong đó, 3 quốc gia chịu tổn thất về người nhiều nhất tại “lục địa trắng” này là Italy với 28.236 người, tiếp đến là Anh, Tây Ban Nha với số người tử vong ở mỗi nước lần lượt là 27.510, 24.284 ca.
Tại khu vực Đông Nam Á, hết ngày 1/5 ghi nhận tổng cộng 46.179 ca bệnh và 1.557 ca tử vong.
Nhìn chung, đại dịch COVID-19 đang diễn biến khác nhau tại hai nhóm quốc gia, đáng lo ngại nhất là nhóm gồm Singapore, Philippines, Indonesia. Các nước thành viên ASEAN còn lại, một số đã chứng kiến dịch dịu đi đáng kể như Thái Lan, Malaysia, trong khi 6 quốc gia khác, gồm Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Brunei, Timor Leste, Lào đã khống chế hiệu quả dịch bệnh.
Singapore trải qua một ngày có số ca mắc bệnh tăng vọt, với 932 trường hợp; trong khi hơn một nửa quốc gia trong khu vực đã ngăn chặn hiệu quả hoặc kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh.
Trước tình hình lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại các khu nhà ở của lao động nước ngoài tiếp tục diễn biến phức tạp, và tổng số ca nhiễm đã là 17.101 người, giới chức Singapore thừa nhận diễn biến dịch trong đối tượng lao động nhập cư tiếp tục là một thách thức và sẽ phải mất vài tuần nữa mới có thể kiểm soát được. Trong số các ca mắc COVID-19, khoảng 90% số ca nhiễm là lao động nước ngoài. Hiện tại, đã có 38/43 khu nhà ở tập thể của lao động nước ngoài được coi là ổ dịch. Ngoài ra, có 20/1.200 khu nhà ở nhỏ khác đã xuất hiện dịch bệnh.
Để ngăn chặn dịch lây lan tại các khu nhà ở của lao động nước ngoài và tránh lây lan ra cộng đồng, Singapore đã quyết định kéo dài thời gian cách ly toàn diện đối với tất cả lao động nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại 43 khu nhà ở thêm 2 tuần, tới ngày 18/5.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 1/5 tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn là "tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế" (PHEIC).
Thời gian tới, WHO sẽ tiếp tục phối hợp với các quốc gia và đối tác để cho phép hoạt động đi lại thiết yếu, cần thiết cho công tác ứng phó với đại dịch, cứu trợ nhân đạo và vận chuyển hàng hóa, cũng như để các nước có thể dần nối lại hoạt động đi lại thông thường của hành khách.
Hơn 16.000 người nhiễm, chỉ 14 ca tử vong, vì sao số người chết vì Covid-19 ở Singapore thấp? Singapore ghi nhận tới hơn 16.000 ca nhiễm Covid-19, nhưng đến nay chỉ có 14 ca tử vong. Dân số trẻ, hệ thống y tế vững ... |
Viettel thay đổi phương thức kinh doanh trong mùa dịch COVID–19 Trước tình hình ảnh hướng của Covid–19, Viettel đã nhanh chóng triển khai phương thức bán hàng, chăm sóc khách hàng, và các hoạt động ... |
Việt Nam chung tay góp sức cùng bạn Lào đấu tranh với dịch COVID–19 Chiều 21/4, đoàn đại biểu Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào do Phó Chủ tịch Hội Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu đã ... |