Hình ảnh người lính Việt Nam giữa lòng Singapore
Học sinh được nhận học bổng ASEAN sẽ bắt đầu học tại Singapore từ 2020 |
Mời người Việt "khởi nghiệp" ở Singapore |
Hội chợ “Vietnam Lah! 2019: Về nhà” mang đặc sản ba miền đến Singapore |
Vào tháng Ba (1963), bản khắc kim loại trên giấy, của Dương Ngọc Cảnh. Ảnh: Viện bảo tàng NUS |
Đây là những tác phẩm thuộc bộ sưu tập của nguyên Đại sứ Malaysia tại Việt Nam từ năm 1990-1993, ông Dato 'N Parameswaran, được trưng bày triển lãm mang tên “Các nghệ sỹ thời chiến của Việt Nam”.
Lấy chủ đề từ câu trích “…thế hệ chúng tôi chưa bao giờ mê ngủ” trong bài thơ “Người lính nói về thế hệ mình (1973)”, cuộc triển lãm này thể hiện, phản ánh sâu sắc và bề sâu của những trải nghiệm thời chiến tranh và những tác động lâu dài của chúng đối với nhận thức và tâm lý của con người trong cuộc chiến. Trọng tâm của cuộc triển lãm là các tác phẩm của 8 nghệ sỹ-người lính trong thời chiến gồm Huỳnh Phương Đông, Phạm Lực, Nguyễn Thanh Châu, Huy Toàn, Phạm Thanh Tâm, Huỳnh Văn Thuận, Lê Trí Dũng và Văn Đa.
Với 200 tác phẩm gồm các bản vẽ, bản khắc gỗ, áp phích và tranh vẽ…, cùng với các trích đoạn nhật ký, lưu bút và những câu thơ… mà ông Dato 'N Parameswaran đã dày công sưu tầm, triển lãm tái hiện những hoạt động, những phản ánh trong tâm tư, góc nhìn của các nghệ sỹ-người lính với chiến tranh.
Thông qua các tác phẩm được trưng bày, người xem cũng cảm nhận những khó khăn của một thế hệ nghệ sỹ thời chiến và những nỗ lực sáng tác nghệ thuật giữa sự đổ nát, tàn khốc của chiến tranh, đồng thời góp phần giúp bạn bè quốc tế hiểu sâu hơn về lịch sử của đất nước Việt Nam, hình ảnh những con người Việt Nam, dù ở tuyến đầu hay hậu phương, đều hết lòng vì Tổ quốc, đánh đuổi quân xâm lược.
Một vựng tập tác phẩm triển lãm đã được xuất bản trong dịp này. Ảnh: Viện bảo tàng NUS |
Vị Đại sứ thích sưu tầm tranh Việt
Ông Dato’ N Parameswaran sưu tầm nhiều tranh Việt Nam, đặc biệt là mảng tranh ký họa chiến tranh và tranh cổ động của những năm 1954-1975.
Ông Dato' N Parameswaran cho hay ông rất cảm mến con người và đất nước Việt Nam. Vì thế, đây là nguồn cảm hứng rất lớn để ông tiến hành sưu tập bộ tác phẩm nghệ thuật khá đồ sộ này trong suốt những năm tháng ông làm việc tại Việt Nam (1990-1993) cũng như nhiều năm sau đó.
Nhà ngoại giao cũng là nhà sưu tập tác phẩm mỹ thuật Dato’ N Parameswaran (giữa) tại cuộc triển lãm trước đó ở bảo tàng của NUS. Nguồn: Doanhnhanplus |
Trong thời gian tại nhiệm tại Việt Nam, vị nguyên đại sứ đã sưu tầm được tới 1.200 tranh các loại, nhiều nhất là các tranh khắc gỗ, ký họa và tranh cổ động, được sáng tác bởi các họa sĩ mà ông yêu thích như Huỳnh Văn Thuận, Phan Kế An, Hoàng Đình Tài, Huy Toàn, Phạm Thanh Tâm, Lê Trí Dũng, Phạm Lực, Quang Sơn, Phạm Ngọc Doanh…. Có thể nói đây là một kho tư liệu quan trọng bằng ngôn ngữ hội họa và đồ họa về một thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Một phần nhỏ trong bộ sưu tập tranh Việt Nam thời chiến của nhà ngoại giao Malaysia đã được ông cho Trường Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore – NUS) mượn trong ba năm để làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử chiến tranh tại Việt Nam.
Triển lãm mang tên “Các nghệ sỹ thời chiến của Việt Nam” đang diễn ra là cuộc triển lãm lần thứ tư các tác phẩm nghệ thuật được trích từ bộ sưu tập của ông Dato’ N Parameswaran gồm 1.208 tác phẩm, trong đó có 858 bức vẽ, 143 tấm áp phích vẽ tay, 74 áp phích in, 74 bản cắt bằng gỗ, 46 bức ảnh và 13 bức tranh.
Trước đó, năm 2015-2016, Bảo tàng NUS cũng đã tổ chức trưng bày cuộc triển lãm về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Đó cũng là lần đầu tiên sinh viên của NUS cũng như công chúng Singapore được thưởng lãm một loại hình đặc biệt của mỹ thuật Việt Nam./.