Hà Nội xét xử hàng loạt giám đốc, chủ tịch lừa đảo gần 400 tỷ đồng
Cựu Chủ tịch TP bị kỷ luật nay làm Giám đốc Sở do thiếu... nhân sự? Tỉnh Trà Vinh vừa quyết định điều động, bổ nhiệm cựu Chủ tịch UBND TP. Trà Vinh Phạm Văn Tám giữ chức vụ Giám đốc ... |
Khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT Công ty Petroland Bùi Minh Chính Ngày 30/9/2019, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định Khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng chức vụ ... |
Danh sách 43 dự án "ma" Công ty Alibaba lừa đảo khách hàng Công an TP HCM xác định, Công ty Alibaba đã "vẽ" ra 43 dự án "ma" tại 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận và Bà Rịa ... |
Danh sách các bị cáo bao gồm: Bùi Kiên Dũng (cựu Giám đốc công ty CP Minh Phương), An Thị Hương Giang (cựu Giám đốc công ty TNHH Quyết Chiến), Vũ Văn Diện (cựu Giám đốc công ty TNHH Chế biến nông sản và thương mại Toàn Diện), Lê Quốc Huy (cựu Chủ tịch HĐTV công ty Sông Đà Đông Đô Đồng Nai), Trần Nam Phương (cựu Giám đốc công ty Nhật Phương), Vũ Quang (cựu Giám đốc công ty Sông Đà Đông Đô Đồng Nai).
Các bị cáo trên bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Riêng bị cáo Nguyễn Thị Nguyên (cựu Giám đốc công ty CP Thương mại Dược phẩm Á Châu) bị truy tố về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.
Tại tòa, đại diện VKSND công bố cáo trạng. Theo đó, từ năm 2010 đến năm 2013, các bị cáo Bùi Kiên Dũng, An Thị Hương Giang, Vũ Văn Diện, Lê Quốc Huy, Trần Nam Phương, Vũ Quang bằng thủ đoạn sử dụng pháp nhân của nhiều công ty để làm giả hồ sơ vay vốn của ngân hàng ANZ và ngân hàng HSBC. Tổng số tiền vay là 379,6 tỷ đồng.
Bị cáo Dũng (áo trắng, trên cùng, bên trái) và đồng phạm tại phiên tòa. |
Bị cáo Nguyễn Thị Nguyên có hành vi sử dụng pháp nhân 2 công ty: Á Châu và Thái Bình Dương làm giả hồ sơ vay vốn, rút 72,3 tỷ đồng từ ngân hàng HSBC.
Theo đại diện VKSND, năm 2014, ngân hàng ANZ và ngân hàng HSBC có đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng, tố cáo 13 doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo. Qua điều tra, các bị cáo thừa nhận đã sử dụng pháp nhân các công ty làm giả hồ sơ để vay vốn ngân hàng, với mục đích lấy tiền trả nợ và chi tiêu cá nhân.
Các bị cáo sử dụng pháp nhân công ty do bản thân đứng tên, hoặc thuê và nhờ người khác đứng tên; sử dụng thủ đoạn cắt, dán chữ ký, con dấu để làm giả bản sao y Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, trong đó ghi khống số liệu để thể hiện công ty có lãi. Đồng thời, các bị cáo ghi khống giá trị tồn kho, hàng hóa của công ty để tạo ra ảo tưởng công ty có thừa khả năng trả nợ.
Khi cán bộ ngân hàng đến thẩm định, các bị cáo dùng thủ đoạn thuê người đóng giả làm nhân viên đang làm việc tấp nập, chất hàng đầy cửa kho để ngụy trang là công ty có nhiều hàng hóa.
Các bị cáo khéo léo thuyết phục cán bộ ngân hàng rằng, các công ty đều làm ăn phát đạt, cần vay vốn để thực hiện phương án kinh doanh. Trên thực tế, các công ty không có đủ tài sản đảm bảo và khả năng trả nợ, lượng hàng hóa và nhân viên tấp nập đều là “chiêu” ngụy tạo để qua mắt cán bộ ngân hàng.
Đến năm 2013, các bị cáo đã vay của hai ngân hàng HSBC và ANZ 379,6 tỷ đồng. Trong đó, hơn 300 tỷ đồng không có tài sản đảm bảo, không có khả năng chi trả.
Do tính chất phức tạp của vụ án với nhiều bị cáo, HĐXX dự kiến phiên tòa diễn ra trong 2 ngày.
Sau khi xem xét, ngày 31/10, HĐXX tuyên phạt Dũng 18 năm tù. Các bị cáo khác phải nhận từ 13- 17 năm tù vì cùng tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Riêng bị cáo Nguyên nhận 36 tháng tù treo về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.