Hà Nội, Thanh Hóa tiêu hủy hơn 26.000 con gia cầm vì virus cúm A/H5N6
Từ đầu 2020, Trung Quốc phát hiện 5 ổ dịch cúm A/H5N6 ở gia cầm có thể lây sang người |
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông bị cách chức vì lơ là với dịch cúm virus corona |
Tiêu hủy gia cầm mắc cúm A/H5N6 ở Nghệ An. (Ảnh: Báo Nghệ An). |
Dịch cúm gia cầm H5N6 đã xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành phố
Ngày 10/2, theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội) hiện trên địa bàn thành phố đã ghi nhận xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm do virus cúm A/H5N6 đầu tiên trong năm 2020.
Đây là trường hợp của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn ở thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ. Cụ thể, ngày 3/2 ông Sơn phát hiện đàn vịt nhà mình có hiện tượng ăn ít, sốt cao, đầu sưng, cổ nghẹo, bơi lòng vòng. Đáng chú ý, đã có 385/2.397 con chết.
Sau khi nghe tin báo, lực lượng chức năng đã xuống tận nơi để lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả cho thấy, những con chết đều dương tính với cúm A, chủng H5N6.
Ngay sau đó, cơ quan Thú y phối hợp với chính quyền địa phương đã tiêu hủy toàn bộ đàn vịt bị bệnh, lập chốt kiểm dịch ngăn không cho vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm ra khỏi thôn. Cùng với đó, tiến hành khử trùng tiêu độc tại cơ sở chăn nuôi 1 lần/ngày trong 7 - 10 ngày; tại thôn, xã 1 lần/tuần. Ngoài ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã cho bao vây đàn gia cầm trên địa bàn xã Phú Nghĩa với tổng số trên 300.000 con.
Ông Nguyễn Đình Đảng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, hiện nay ở Quảng Ninh có ổ dịch H5N6 chưa qua 30 ngày.
Trong khi đó, thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị này vừa tiêu hủy hơn 23.000 con gia cầm, chủ yếu là gà, ngan, vịt của 10 hộ gia đình do dương tính với virus cúm gia cầm A/H5N6. Trong đó, dịch xuất hiện tại huyện Nông Cống và Quảng Xương kể từ ngày 3/2.
Thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), qua công tác giám sát chủ động đã phát hiện một số trường hợp dương tính với virus A/H5N6 trên đàn gà nuôi tại thôn Kéo Quang (khu vực giáp biên giới) của xã Chi Lăng huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn và trên đàn vịt nuôi tại thôn Tân Sơn, Xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh.
Ngay sau khi phát hiện những đàn gia cầm nêu trên có triệu chứng của bệnh cúm gia cầm, các địa phương đã tiêu hủy ngay đàn gia cầm mắc bệnh, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực có dịch và xung quanh, tăng cường giám sát lâm sàng và lấy mẫu các đàn gia cầm xung quanh khu vực có dịch để xét nghiệm.
Trước đó, cúm A/H5N6 cũng được phát hiện tại hai hộ gia đình ở huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An), cơ quan thú ý địa phương đã tiến hành tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh.
Đàn gia cầm nhiễm bệnh ở Nghệ An được đem đi tiêu hủy để tránh lây lan. (Ảnh: Báo Nghệ An). |
Bộ Nông nghiệp ra công điện khẩn, yêu cầu tiêu hủy triệt để đàn gia cầm nhiễm bệnh
Theo Bộ Y tế, cúm gia cầm H5N6 là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do virus cúm thuộc nhóm A/H5N6 gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh làm chết hàng loạt gia cầm ở nhiều loài khác nhau như: gà, vịt, ngan, chim cút... Đặc biệt, bệnh cúm gia cầm H5N6 có thể lây sang người và có tỉ lệ tử vong cao.
Việc xác định ca bệnh dương tính với virus cúm A/H5N6 phải thông qua xét nghiệm bệnh phẩm, nơi thực hiện tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Trong ngày 10/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra công điện khẩn yêu cầu yêu cầu các ban ngành và địa phương tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm H5N6.
Theo đó, các địa phương tập trung quyết liệt việc tổ chức đấu tranh, ngăn chăn có hiệu quả việc vận chuyển gia cầm bất hợp pháp qua biên giới nhằm ngăn chặn nguồn lây lan virus cúm gia cầm vào trong nước.
Mặt khác, các địa phương cần thực hiện nghiêm túc kiểm dịch tại gốc, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân về tác hại và sự nguy hiểm của virus cúm gia cầm, khuyến khích người dân báo dịch khi phát hiện gia cầm ốm, chết bất thường.
Đặc biệt, nghiêm cấm việc giấu dịch, bán chạy gia cầm mắc bệnh làm lây lan dịch bệnh và không buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch thú y đồng thời thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi, tập trung vào khu vực có nguy cơ cao phát sinh ổ dịch cúm gia cầm (khu vực chăn nuôi gia cầm, chợ buôn bán, điểm thu gom gia cầm, cơ sở ấp nở gia cầm và cơ sở giết mổ gia cầm…)
Bộ Nông nghiệp cũng đề nghị các đơn vị cơ sở cần tăng cường công tác giám sát lâm sàng và lấy mẫu giám sát chủ động virus cúm gia cầm và môi trường tại chợ buôn bán gia cầm sống, trên gia cầm nhập lậu, tại khu vực có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm ổ dịch và virus lưu hành để xử lý kịp thời, không để lây lan diện rộng và lây virus cúm cho người.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Vũ Văn Tám nhấn mạnh: “Mặt khác, các địa phương có dịch cần tiến hành tiêu hủy triệt để đàn gia cầm dương tính với virus cúm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y”.
Từ đầu 2020, Trung Quốc phát hiện 5 ổ dịch cúm A/H5N6 ở gia cầm có thể lây sang người Bộ Nông nghiệp Trung Quốc vừa xác nhận thông tin phát hiện ra một ổ dịch cúm A/H5N6 tại tỉnh Tứ Xuyên với 2.260 con ... |
Nghệ An: Phát hiện đàn gia cầm nhiễm cúm A/H5N6 có thể lây sang người Một ổ dịch cúm A/H5N6 vừa được phát hiện trên hai đàn gia cầm của hai hộ gia đình tại tỉnh Nghệ An. |
Hải Phòng tiến hành tiêu hủy 3.000 con gia cầm nhiễm cúm A/H5N6 Ông Phạm Văn Công, Chi cục Trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y Hải Phòng cho biết đơn vị này vừa tổ chức tiêu ... |