Trang chủ Việt Nam hôm nay Hà Nội ngày nay
09:09 | 18/08/2024 GMT+7

Hà Nội nỗ lực vượt khó, thu hút các nhà đầu tư quốc tế

aa
Giải ngân kế hoạch đầu tư công của Hà Nội đến hết tháng 7/2024 đạt hơn 23.000 tỷ đồng, cao hơn lũy kế giải ngân cùng kỳ năm 2023, đứng thứ 2 về khối lượng so với các bộ, ngành và địa phương. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận định về hoạt động trong 7 tháng qua của thành phố.
Đề xuất hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân gần 1,4 triệu đồng/tháng
Tăng cường hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Argentina

Sáng 17/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại, nhất là về sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu 7 tháng của năm 2024, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.

Dự kiến thu hút FDI đạt 3,13 tỷ USD

Báo cáo tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong 7 tháng năm 2024, Hà Nội đã nỗ lực vượt qua thách thức, đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

Về kinh tế, các chỉ tiêu tiếp tục tăng trưởng, các cân đối lớn được bảo đảm, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, như: GRDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6%, bình quân 3 năm 2021-2023 tăng 6,04% - cao hơn khoảng 1,16 lần mức tăng của cả nước. Tổng thu ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm đạt gần 324 nghìn tỷ đồng, bằng 79,2% dự toán.

Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: T.L).
Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: T.L).

Công tác giải ngân kế hoạch đầu tư công đến hết tháng 7/2024 đạt hơn 23.000 tỷ đồng, bằng 28,7% kế hoạch, cao hơn lũy kế giải ngân cùng kỳ năm 2023 (18.100 tỷ đồng), đứng thứ 2 về khối lượng so với các bộ, ngành và địa phương. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận định, con số giải ngân này thể hiện quyết tâm, nỗ lực lớn của Thành phố.

Cũng theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế là điểm sáng nổi bật của Thành phố. Hoạt động sản xuất, kinh doanh duy trì ổn định, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,2%; thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển.

Theo ông Trần Sỹ Thanh, thành phố đã tập trung chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược, trong đó có 3 nội dung quan trọng: Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quy hoạch Thủ đô, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã được Bộ Chính trị, Quốc hội cho ý kiến, hiện nay đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thu hút FDI đạt hơn 1,37 tỷ USD, dự kiến cả năm đạt 3,13 tỷ USD. Theo ông Trần Sỹ Thanh, sự tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế vào môi trường đầu tư của Hà Nội là minh chứng cho những cải cách mạnh mẽ trong công tác quản lý, cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy đầu tư của Thành phố.

"Hà Nội không chỉ là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài mà còn là trung tâm kinh tế, tài chính quan trọng của khu vực và cả nước", Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết.

Về công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị chuyển biến tích cực theo hướng thông minh, xanh và bền vững. Hà Nội chủ động triển khai thực hiện Đề án:"Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030", trong đó Hà Nội được giao chỉ tiêu 56.200 căn giai đoạn 2021-2030. Giai đoạn 2021-2025, Thành phố dự kiến hoàn thành khoảng 1,1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, khoảng gần 16 nghìn căn. Dự kiến giai đoạn 2026-2030, có 50 dự án được triển khai với khoảng 3,2 triệu m2 sàn, khoảng hơn 57.000 căn.

Hà Nội nỗ lực vượt khó, thu hút các nhà đầu tư quốc tế
Ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội (Ảnh: T.L).

Tổ chức thi hành Luật Thủ đô sửa đổi

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Hà Nội sẽ tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển Thủ đô; khẩn trương tổ chức thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù về tổ chức chính quyền đô thị, về phân cấp, ủy quyền, về tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, về thu hút trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này không chỉ giúp Hà Nội nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nguồn lực xã hội, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ và bền vững.

Thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp đột phá tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội; tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt); khai thác hiệu quả nguồn lực từ đất đai.

Ngoài ra, thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng số theo hướng đô thị thông minh; hoàn thành các công trình hạ tầng giao thông kết nối quan trọng như hệ thống đường sắt đô thị; đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô, các cầu vượt sông, các nút giao thông cửa ngõ.,

Kiến nghị phát triển trục sông Hồng

Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô, tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo về việc triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024. Theo đó, để quy định chi tiết và cụ thể hóa Luật Thủ đô, cần phải rà soát, nghiên cứu, xây dựng và ban hành 96 văn bản, nội dung, nhiệm vụ; trong đó 6 nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ. TP. Hà Nội mong muốn Chính phủ quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương tích cực triển khai Kế hoạch xây dựng các văn bản để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền đảm bảo tiến độ đề ra theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Về quy hoạch, quản lý, phát triển đô thị, TP. Hà Nội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét, sớm phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội để tạo không gian phát triển mới cho Thủ đô theo tinh thần Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị.

Đối với các tuyến đường sắt đô thị, TP. Hà Nội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét ban hành các cơ chế, chính sách "đặc thù", "đột phá" để phân cấp, phân quyền chủ động cho Thành phố.

Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện cho Hà Nội tập trung phát triển trục sông Hồng là trục không gian chủ đạo của Thủ đô, để không gian sông Hồng trở thành "biểu tượng phát triển mới của Thủ đô" theo Kết luận 80 của Bộ Chính trị. Có các biện pháp khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên sông, là trục kinh tế thương mại dịch vụ, du lịch văn hóa, là trục trung tâm nằm giữa đô thị phía nam và phía bắc sông Hồng.

Về đô thị đặc biệt, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Luật Thủ đô quy định Hà Nội là đô thị đặc biệt, vì vậy Thành phố đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép Hà Nội triển khai ngay các chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển thành phố phía bắc vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và thành phố phía tây vùng Hòa Lạc, Xuân Mai để kêu gọi các nguồn lực, kinh nghiệm đầu tư phát triển trong nước và quốc tế.

Nhiều nhiệm vụ trong thời gian tới

Kết luận tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với các báo cáo, ý kiến tại cuộc làm việc, giao Văn phòng Chính phủ và TP Hà Nội tiếp thu các ý kiến xác đáng, ban hành văn bản thông báo ý kiến kết luận để tổ chức thực hiện hiệu quả thời gian tới.

Hà Nội nỗ lực vượt khó, thu hút các nhà đầu tư quốc tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu (Ảnh: T.L).

Thủ tướng cũng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hà Nội đã nỗ lực, đạt kết quả nổi bật với các điểm sáng. Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức về tốc độ tăng GRDP, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, phát huy và phát triển văn hóa, Thủ tướng cho biết, thời gian tới, nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề, nhưng cũng hết sức vẻ vang, đặc biệt là đối với Thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao lưu quốc tế.

Thủ tướng yêu cầu thành phố tiếp tục rà soát, kết quả thực hiện các mục tiêu, nhất là chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy ngày 9/8; bám sát phương châm “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” để có những giải pháp đột phá, hiệu quả hơn nữa với “quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm” và phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ tiến độ, rõ sản phẩm”.

Thủ tướng nêu rõ các ấn tượng và nhấn mạnh 10 điểm sáng, kết quả nổi bật về tình hình phát triển KTXH, triển khai các nhiệm vụ chính trị của Hà Nội những tháng đầu năm. Theo đó, Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, nhất là kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ.

Đồng thời, Hà Nội tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, lập nghiệp, sử dụng hiệu quả thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xây dựng thành phố thông minh; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đặc biệt là chỉ số hài lòng của người dân. Cùng với đó là giải quyết các vấn đề hạ tầng đô thị như giao thông, y tế, giáo dục, xã hội, môi trường, an sinh xã hội; quan tâm phát triển y tế, giáo dục, không để xảy ra thiếu thuốc, vật tư y tế, không tăng giá sách giáo khoa.

Thành phố cần tiếp tục thúc đẩy sản xuất kinh doanh; rà soát các nhiệm vụ về văn hóa, thể thao xứng tầm Thủ đô ngàn năm văn hiến, thành phố vì hòa bình, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người. Đồng thời tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đoàn kết nhất trí, chung sức đồng lòng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; tập trung xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật để triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi); đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng, phục vụ cho phát triển; bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn, an dân; đẩy mạnh kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đối với các đề xuất, kiến nghị của Hà Nội, cho rằng đây đều là những đề xuất chính đáng, xuất phát từ thực tế; cơ bản nhất trí xem xét, giải quyết, Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ tổng hợp, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan giải quyết với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ tiến độ, rõ sản phẩm”, báo cáo các Phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực quyết định.

Đề xuất hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân gần 1,4 triệu đồng/tháng Đề xuất hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân gần 1,4 triệu đồng/tháng
Tăng cường hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Argentina Tăng cường hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Argentina

Hoàng Mạnh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Cơ hội lớn lan tỏa thông điệp về thành phố Hà Nội hoà bình, lịch sử và du lịch

Cơ hội lớn lan tỏa thông điệp về thành phố Hà Nội hoà bình, lịch sử và du lịch

Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện kịch bản chi tiết Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô để xin ý kiến thẩm định của các cấp có thẩm quyền, tạo điều kiện tối đa về tổng duyệt, hợp luyện chương trình.
Tuần Điện ảnh Đài Loan (Trung Quốc) sắp diễn ra tại Hà Nội

Tuần Điện ảnh Đài Loan (Trung Quốc) sắp diễn ra tại Hà Nội

Từ 07/09 đến 14/09/2024, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam (TECO) phối hợp cùng Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội và Trung tâm Chiếu phim Quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình Salon Điện ảnh Đài Loan lần thứ 4 tại Hà Nội.
Hà Nội đón gần 19 triệu lượt khách du lịch trong tháng 8/2024

Hà Nội đón gần 19 triệu lượt khách du lịch trong tháng 8/2024

Trong tháng 8, Hà Nội đã đón 18,95 triệu lượt khách, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó số khách du lịch quốc tế tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023. Từ tháng 9, Hà Nội tiếp tục tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Lễ hội Áo dài năm 2024, thể thao Hà Nội năm 2024, chuyên đề phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử Hà Nội…

Các tin bài khác

Tặng 28.000 suất quà cho du khách đến viếng Lăng Bác dịp Quốc khánh

Tặng 28.000 suất quà cho du khách đến viếng Lăng Bác dịp Quốc khánh

Trong ngày 2/9, Sở Du lịch Hà Nội đã phối hợp với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng 28.000 suất quà cho du khách đến thăm, viếng Lăng Bác.
Diễu hành “Áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội 2024”

Diễu hành “Áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội 2024”

Sáng 1/9, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt đã tổ chức chương trình diễu hành áo dài mang tên "Áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội năm 2024". Chương trình là hoạt động cộng đồng, có ý nghĩa thiết thực thu hút đông đảo nhân dân và bạn bè quốc tế tham gia.
Hà Nội rực rỡ cờ hoa mừng Quốc khánh

Hà Nội rực rỡ cờ hoa mừng Quốc khánh

Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, khắp phố phường Hà Nội rực rỡ cờ, hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn với những hình ảnh lịch sử.
Gần 20 sự kiện văn hoá du lịch được tổ chức dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Gần 20 sự kiện văn hoá du lịch được tổ chức dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Hà Nội sẽ tổ chức gần 20 sự kiện sôi động, đặc sắc phục vụ người dân và du khách tham quan, trải nghiệm, vui chơi, mua sắm.

Đọc nhiều

Phát huy truyền thống lịch sử, không ngừng giữ gìn, vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết Việt Nam - Lào phát triển lên tầm cao mới

Phát huy truyền thống lịch sử, không ngừng giữ gìn, vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết Việt Nam - Lào phát triển lên tầm cao mới

Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, uống chung dòng nước sông Mê Công, có lịch sử, văn hóa gắn bó chặt chẽ với nhau từ lâu đời. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào có cùng cội nguồn là Đảng Cộng sản Đông Dương. Nhân dân hai nước đã cùng kề vai sát cánh, “chia ngọt sẻ bùi” đấu tranh chống kẻ thù chung giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Mối quan hệ Việt Nam - Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong kính yêu đặt nền móng được các thế hệ Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp đã trở thành biểu tượng của tình đoàn kết quốc tế, là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, tất yếu khách quan, quy luật lịch sử và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai nước, là nền tảng để hai nước cùng phát huy, truyền tiếp cho thế hệ mai sau.
Cần Thơ: Thí điểm mô hình “Trường học xanh, giảm thiểu rác thải”

Cần Thơ: Thí điểm mô hình “Trường học xanh, giảm thiểu rác thải”

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ vừa phối hợp với Tổ chức Quỹ đảo tái chế - CLEAR RIVERS, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh tổ chức Lễ khởi động xây dựng thí điểm mô hình “Trường học xanh, giảm thiểu rác thải” tại Trường Tiểu học Tô Hiến Thành, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào sắp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào sắp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 13/9.
GPI tặng trang thiết bị phòng học cho Trường Tiểu học Phú Lộc, Phú Thọ

GPI tặng trang thiết bị phòng học cho Trường Tiểu học Phú Lộc, Phú Thọ

Ngày 5/9, tại tỉnh Phú Thọ, tổ chức Good People International (GPI/Hàn Quốc) đã tổ chức trao tặng trang thiết bị cho Trường Tiểu học Phú Lộc (xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh).
Vùng 3 Hải quân kịp thời cứu nạn ngư dân trong cơn bão số 3

Vùng 3 Hải quân kịp thời cứu nạn ngư dân trong cơn bão số 3

Vùng 3 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá TB-92666TS bị đứt neo và trôi dạt do ảnh hưởng của bão số 3.
Đắk Lắk: Học sinh khó khăn ở xã biên giới được nhận hỗ trợ của bộ đội biên phòng

Đắk Lắk: Học sinh khó khăn ở xã biên giới được nhận hỗ trợ của bộ đội biên phòng

Nhân dịp bước vào năm học 2024-2025, các đơn vị trong BĐBP tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp trao tặng nhiều phần quà cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn 4 xã biên giới.
Vùng 1 Hải quân sẵn sàng tổ chức ứng cứu trước bão Yagi

Vùng 1 Hải quân sẵn sàng tổ chức ứng cứu trước bão Yagi

Chủ động đối phó với cơn bão số 3 (Yagi), BTL Vùng 1 Hải quân đã chỉ đạo các đơn vị đóng quân khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh theo dõi nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão; chủ động cấp bổ sung đủ cơ số, vật tư trang bị phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị.
nhung viec nen va khong nen lam khi bao yagi do bo
8 thang nam 2024 khach du lich quoc te den ha noi tang 42
inforgraphics ngay hoi van hoa huu nghi sac mau asean
infographics cac truong hop duoc doi cap lai hoac thu hoi giay phep lai xe tu 112025
inforgraphic nhung dieu can biet ve tro cap huu tri xa hoi
con dao top 4 diem den hoang so tuyet dep chua duoc danh gia dung tam
canh bao tinh trang mao danh ngan hang nha nuoc gui link cap nhat thong tin sinh trac hoc
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Bão Yagi đổ bộ, người dân cần làm gì để đảm bảo an toàn?

Bão Yagi đổ bộ, người dân cần làm gì để đảm bảo an toàn?

Dự báo trong ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào các tỉnh Bắc Bộ với trọng tâm là các tỉnh, thành Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Cơ quan khí tượng đã đưa ra cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4 đối với Quảng Ninh, Hải Phòng đồng thời đưa ra các khuyến cáo cụ thể với người dân.
Thời tiết hôm nay 6/9: bão số 3 gây mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay 6/9: bão số 3 gây mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm.
Bão số 3 Yagi có thể mạnh thành siêu bão

Bão số 3 Yagi có thể mạnh thành siêu bão

Khả năng bão số 3 đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ là 70-80%, cường độ bão lên tới cấp 15, 16. Khoảng từ đêm 6/9, dù cách xa nhưng rìa bão vẫn gây mưa lớn cho miền Bắc.
Thời tiết hôm nay (4/9): Bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh

Thời tiết hôm nay (4/9): Bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.
Thời tiết hôm nay (29/8): Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (29/8): Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/8, Bắc Bộ trời nắng, có nơi nắng nóng trên 35 độ C. Trung Bộ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết hôm nay (25/8): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông

Thời tiết hôm nay (25/8): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 25/8, Hà Nội có mưa rào và dông. Trong cơn dông có thể xuất hiện lốc, sét và gió giật mạnh. Khu vực phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động