Hà Nội cho phép cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được mở cửa tại một số quận từ 12 giờ ngày 16/9
Hà Nội xem xét nới lỏng một số dịch vụ sau ngày 15 và 21/9 Theo chỉ đạo mới đây của Thường trực Thành ủy Hà Nội, một số hoạt động dịch vụ trên địa bàn thành phố sẽ được xem xét nới lỏng lần lượt sau ngày 15 và 21/9. |
TP.HCM nới lỏng nhiều dịch vụ, hàng ăn được bán mang về Từ ngày 8/9, TP. HCM cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống; cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập được phép hoạt động từ 6 đến 18h hằng ngày theo hình thức bán hàng mang về. |
Ảnh minh họa |
Công điện nêu rõ: Từ 12h00 ngày 16/9/2021, đối với các địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 03/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau: Cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Theo Sở Y tế, trên địa bàn thành phố có 1 quận nguy cơ rất cao (Thanh Xuân), 2 quận nguy cơ cao (Hoàng Mai, Đống Đa), 9 quận, huyện nguy cơ (Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng) và 18 quận, huyện, thị xã còn lại ở mức bình thường mới. |
Trước đó, như đã thông tin, ngày 13/9, Thường trực Thành uỷ đã có thông báo kết luận của Thường trực Thành uỷ, yêu cầu trên cơ sở kết quả đã đạt được, Ban Cán sự đảng UBND thành phố xem xét, đánh giá tổng thể, quyết định phương án nới lỏng một số hoạt động dịch vụ trong các khu vực trên cơ sở đảm bảo chặt chẽ phương án phòng, chống dịch sau ngày 15/9 và 21/9.
Trong cuộc họp Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 chiều 14/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cũng cho biết sau ngày 15/9, thành phố sẽ xem xét nới lỏng một số hoạt động dựa trên tình hình thực tế kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, việc nới lỏng như thế nào, cụ thể các hoạt động nào được nới lỏng lại chưa được công bố cụ thể.
Lãnh đạo UBND thành phố cũng đồng thời gợi ý phân vùng 2, 3 ngay từ bây giờ có thể mạnh dạn triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn theo tinh thần Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Còn các khu vực phát sinh F0 phải xét nghiệm thần tốc để sau khi hoàn thành xét nghiệm và tiêm vắc xin thì thu hẹp nhất vùng nguy cơ, quản lý chặt chẽ.
Đến nay, Hà Nội đã trải qua gần 2 tháng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Thành phố đang triển khai hai chiến dịch thần tốc: tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi trên địa bàn thành phố và xét nghiệm diện rộng toàn thành phố để bóc tách triệt để F0 trong cộng đồng.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội hiện đã triển khai thực hiện 16 đợt tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho các đối tượng thuộc Nghị quyết 21 của Chính phủ và Phương án 170 của UBND thành phố.
Tính từ 18h00 ngày 14/9 đến 12h00 ngày 15/9, toàn thành phố đã tổ chức tiêm được 92.765 mũi vắc xin phòng COVID-19. Tổng 16 đợt thực hiện tiêm được 5.054.473 mũi tiêm, sử dụng 4.616.062 liều vắc xin/5.359.676 liều vắc xin được cấp, đạt tiến độ 86,1% trên tổng số vắc xin được cấp.
Hà Nội xem xét nới lỏng một số dịch vụ sau ngày 15 và 21/9 Theo chỉ đạo mới đây của Thường trực Thành ủy Hà Nội, một số hoạt động dịch vụ trên địa bàn thành phố sẽ được xem xét nới lỏng lần lượt sau ngày 15 và 21/9. |
TP.HCM nới lỏng nhiều dịch vụ, hàng ăn được bán mang về Từ ngày 8/9, TP. HCM cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống; cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập được phép hoạt động từ 6 đến 18h hằng ngày theo hình thức bán hàng mang về. |
10 quận nội thành Hà Nội tiếp tục giãn cách theo chỉ thị 16 sau ngày 6/9 TP. Hà Nội vừa công bố phương án phân vùng với 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn và cơ chế giãn cách xã hội tương ứng với các phân vùng này sau ngày 6/9. |