GS Trần Thanh Vân: Mong Việt Nam coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu
Tập đoàn công nghệ của Nga mong muốn hợp tác với Việt Nam Đây là chia sẻ của ông Alexander Ponomarenko, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc phụ trách Kinh tế nước ngoài của Tập đoàn Almaz-Antey, một tập đoàn kinh tế của Nga trong lĩnh vực thiết kế thiết bị radar và các hệ thống điều khiển tự động đa mục đích. |
13 nhà khoa học Việt Nam được thế giới vinh danh nhờ thành tích trong công bố nghiên cứu 13 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước ở 7 lĩnh vực: Khoa học máy tính, Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học môi trường, Khoa học Vật liệu, Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ, Y học cộng đồng và Khoa học xã hội và nhân văn đã được Research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học thế giới vinh danh theo kết quả cập nhật ngày 9/3/2023. |
Xây dựng các trung tâm khám phá khoa học ở nhiều tỉnh, thành
GS Trần Thanh Vân cho biết, năm 2022 được Liên hợp quốc tuyên bố là Năm quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững. Việt Nam là một trong những nước đi đầu khởi xướng và thúc đẩy thông qua Nghị quyết này.
Theo GS, khoa học cơ bản là nền tảng giáo dục và là nguồn gốc của tất cả các đảm bảo khoa học, sẽ biến thành các ứng dụng để phục vụ sự phát triển bền vững. Không có khoa học cơ bản thì không thể có khám phá, ứng dụng và nâng cao đời sống cho nhân dân.
“Tôi mong, Đảng và Nhà nước Việt Nam hãy coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, có những chương trình hành động cụ thể về cơ chế, chính sách để phát triển về khoa học cơ bản, từ đó đưa Việt Nam phát triển cùng với tiến triển của khoa học thế giới. Chính phủ đầu tư và phát triển khoa học cơ bản nhiều hơn nữa là nền tảng cho sự phát triển công nghệ và kinh tế trong tương lai của Việt Nam”, GS Trần Thanh Vân chia sẻ.
GS Trần Thanh Vân, kiều bào Pháp chia sẻ tại Hội thảo “Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển đất nước”. |
Về giải pháp cụ thể, GS Trần Thanh Vân cho biết cần đẩy mạnh và hỗ trợ nhiều hơn nữa cho Quỹ khoa học và công nghệ quốc gia NAFOSTED để tăng cường sức mạnh của các nghiên cứu sinh đầy nhiệt huyết muốn cống hiến cho nền khoa học Việt Nam. Cần có cơ chế, chính sách và tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh thu hút nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao của người Việt Nam ở nước ngoài trở về chung tay đóng góp cho khoa học đất nước.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển Đại học Quy Nhơn, để Đại học Quy Nhơn trở thành Đại học Nam Trung Bộ, thành lập viện nghiên cứu hoa học cấp cao ở Quy Nhơn khai thác tối đa sự hiện diện của nhiều khoa học hàng đầu thế giới đang đến dự các hội nghị khoa học ở Trung tâm ICISE.
Song song coi trọng khoa học tầm cao, Việt Nam cần quan tâm tới việc đưa khoa học đến với quần chúng, đặc biệt chú trọng giáo dục khoa học cho trẻ em, thế hệ tương lai của Việt Nam. Quan tâm và hỗ trợ hơn nữa tới các dự án đưa khoa học đến quần chúng, đến với các thế hệ trẻ.
Xây dựng các trung tâm khám phá khoa học ở nhiều tỉnh, thành, nhất là ở những thành phố như Hà Nội, TP.Huế, TP.HCM. Các trung tâm này sẽ giúp các em có sân chơi khoa học từ nhỏ, kích thích các em tìm tòi, khám phá khoa học để đào tạo thế hệ tương lai của Việt Nam.
Sớm triển khai đô thị khoa học đầu tiên ở Việt Nam
GS Trần Thanh Vân cho biết, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ (NGO). Mục đích chính của Hội Gặp gỡ Việt Nam là kết nối hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ để đóng góp cho sự phát triển khoa học và giáo dục bậc cao của Việt Nam.
Trong gần 30 năm, Hội đã tổ chức 18 lần chuỗi các hội nghị khoa học quốc tế “Gặp gỡ Việt Nam” làm cầu nối giao lưu khoa học giữa cộng đồng khoa học học Việt Nam và quốc tế. Hội đã xây dựng Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) tại Bình Định.
Tính đến tháng 10 năm 2022, Trung tâm đã tổ chức hơn 100 hội 72 nghị khoa học quốc tế chất lượng cao và gần 40 trường học khoa học chuyên đề với hơn 8500 nhà khoa học đến từ 35 quốc gia và vũng lãnh thổ tham dự. Trong đó có 18 giáo sư Nobel, 2 giáo sư đạt giải Fields (được xem là Nobel Toán học), 2 giáo sư đạt giải Kavli (giải thưởng cao nhất lĩnh vực Thiên văn học), 1 giáo sư đạt giải Shaw (được xem là Nobel Phương Đông), 1 giáo sư đạt giải Dirac, 1 giáo sư đoạt giải Kalinga (ONU) và Cino Delduca (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Pháp) và nhiều nhà khoa học danh tiếng khác.
Bên cạnh các hội nghị hội thảo khoa học quốc tế đỉnh cao, hội khoa học “Gặp gỡ Việt Nam” còn tổ chức các buổi thuyết trình khoa học đại chúng dành cho học sinh, sinh viên và công chúng yêu khoa học (tại Quy Nhơn, Huế, Đà Lạt, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), các buổi giao lưu trực tuyến hoặc trực tiếp với các giáo sư đoạt giải Nobel và học sinh, sinh viên ưu tú Việt Nam đạt giải Olympic quốc tế các môn khoa học Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học và Tin học.
GS Trần Thanh Vân cũng cho biết, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam đã thành lập Viện nghiên cứu IFIRSE là viện nghiên cứu cơ bản tư nhân trực thuộc Trung tâm ICISE, hoạt động theo tinh thần và mô hình của các viện nghiên cứu trên thế giới. Hiện bước trung tâm đầu đã thành lập 2 nhóm nghiên cứu Vật lý lý thuyết (năm 2017) và Vật lý Neutrino (năm 2018) với 4 nghiên cứu viên thường trực và 1 NCS. Từ năm 2022, Viện IFIRSE tiếp tục thành lập nhóm nghiên cứu Vật lý thiên văn SAGI với sự tài trợ của Quỹ Simons (Mỹ) trong 3 năm với mục tiêu phát triển Vật lý thiên văn tại Việt Nam do TS Nguyễn Trọng Hiền (NASA) chủ trì dự án.
Kế hoạch xa hơn, nhóm sẽ mở rộng số lượng thành viên và xây dựng phòng thí nghiệm cùng với các máy đo được đặt ở Trung tâm ICISE. Mục tiêu là trong vòng 5-10 năm, Việt Nam sẽ có một nhóm hoạt động độc lập, bao gồm các nhà vật lý trong nước và các nhà Vật lý nước ngoài, tham gia vào các thí nghiệm lớn trên thế giới.
Hiện nay, tại ICISE đã bước đầu thiết lập được 1 phòng thí nghiệm với các thiết bị được các giáo sư Nhật Bản tặng và ICISE tư trang bị để có thể bắt đầu 75 làm được một số thí nghí nghiệm nhỏ về Neutrino tại Quy Nhơn.
GS Trần Thanh Vân cho biết, các sự kiện khoa học tổ chức tại Trung tâm ICISE đã thu hút được hàng nghìn nhà khoa học quốc tế danh tiếng và uy tín đến thành phố Quy Nhơn; quy tụ lãnh đạo nhiều tổ chức nghiên cứu, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới tới Bình Định (như CERN, Fermilab, INRA, CNRS, IRD, SOLVAY, AIRBUS, SANOFI…). Thông qua các hoạt động, sự kiện khoa học tại Trung tâm ICISE đã góp phần quảng bá và tạo hiệu ứng truyền thông làm cho hình ảnh tỉnh Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung rõ nét hơn trong khu vực và trên thế giới, đưa vị thế của Việt Nam ngày càng được biết đến trên trường quốc tế về lĩnh vực khoa học và giáo dục bậc cao.
“Tôi mong Chính phủ Việt Nam quan tâm tới Trung tâm ICISE, để trung tâm tiếp tục phát triển bền vững lâu dài và phát huy tối đa nguồn chất xám của hàng nghìn nhà khoa học quốc tế và trong nước. Tôi mong nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Đảng, Nhà nước để tỉnh Bình Định sớm triển khai dự án Đô thị khoa học đầu tiên ở Việt Nam đóng góp cho sự phát triển khoa học Việt Nam nói chung và miền Nam trung Bộ nói riêng", GS chia sẻ.
GS Trần Thanh Vân (Việt Kiều Pháp) là giáo sư ưu tú của Đại học Paris XI (Orsay, Pháp), Giám đốc nghiên cứu Viện nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS). Ông là người thứ 2 của Pháp và là người gốc Á thứ 3 được Hội Vật lý Mỹ trao tặng Huy chương Tate năm 2012 dành cho những đóng góp dẫn dắt ngành Vật lý của thế giới (International Leadership in Physics) trong nhiều thập niên; GS Trần Thanh Vân đã được Chính phủ Pháp trao Huân chương Công trạng Quốc Gia năm 1995 và Huân chương Bắc đẩu Bội tinh năm 1999; Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng Huân chương Hữu nghị năm 2015. Ông là Người sáng lập và đồng thời là Chủ tịch Hội gặp gỡ Việt Nam. |