Giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm thiểu rủi ro trước biến động ngoại tệ
Năm 2021, thủy sản Việt Nam xuất sang Mỹ đạt trên 2,05 tỷ USD, tăng 26,2% so với năm 2020 (Ảnh: Sơn Hà/ Báo Hà Nội mới). |
Không chỉ đồng USD biến động về giá mà doanh nghiệp khi sản xuất phải nhập khẩu cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn chẳng hạn như nguyên phụ liệu và giá USD tăng khiến doanh thu cũng bị bội chi về phí nhập khẩu, phí vận tải (logistics), kho bãi và phải gánh khoản chênh lệch giá rất lớn nếu vay nợ bằng USD.
Đồng yên Nhật đã giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư lo ngại khoảng cách lãi suất giữa hai nền kinh tế sẽ nới rộng khi Cục Dự trữ iên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ còn tiếp tục tăng lãi suất. Điều này dẫn tới xuất hiện tình trạng nhà nhập khẩu Nhật Bản đề nghị đàm phán lại giá nhập khẩu đề bù đắp những thiệt hại cho họ khi đồng yên sụt giá.
Bên cạnh đó, còn có tình trạng khách hàng đã ký hợp đồng từ trước, nhưng đề nghị đàm phán nhận hàng chậm lại. Do chịu thiệt nhiều khi đồng nội tệ mất giá, các nhà nhập khẩu của Nhật Bản cũng sẽ điều chỉnh kế hoạch cũng như nhu cầu nhập hàng trong giai đoạn này.
Nhiều doanh nghiệp trong ngành này phản ánh, thị trường có độ ổn định rất cao như Nhật Bản cũng phải điều chỉnh giá, mức tăng khoảng 20% để bù đắp lạm phát.
Trong khi đó, trong điều kiện thị trường hàng hóa thế giới và thị trường ngoại hối có nhiều biến động, các doanh nghiệp xuất khẩu phải chú ý đến tỷ giá hối đoái giữa đồng VND và các đồng tiền thanh toán ngoại thương để lựa chọn thị trường xuất nhập khẩu và lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi cho doanh nghiệp.
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn những ngân hàng có khả năng tài trợ thương mại tốt, sử dụng những công cụ tài chính phái sinh như: mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, các hợp đồng hoán đổi (SWAP), đảm bảo cho các hoạt động xuất nhập khẩu được kế hoạch hóa một cách khoa học.
Về lâu dài, việc gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, tạo sự khác biệt cho sản phẩm luôn là điều doanh nghiệp cần hướng tới. Đối với các công ty nhập khẩu, việc tối đa hóa nguồn lực nội địa, tìm kiếm các đối tác thay thế, đặc biệt từ trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nhập khẩu cũng sẽ giúp giảm bớt chi phí. Đây là bài toán khó đã đặt ra cho doanh nghiệp từ trong đại dịch.
Thực tế, đối với một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc quản lý rủi ro tỷ giá là phức tạp, tốn kém hoặc mất thời gian. Đối với một số loại hình doanh nghiệp khác cũng không sử dụng các chiến lược quản lý rủi ro tỷ giá, nếu tin rằng tỷ giá tương lai sẽ ít biến động, duy trì ở mức độ hiện tại hoặc đi theo hướng có lợi.
Tuy nhiên, về mặt khoa học, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu một doanh nghiệp thực hiện liên tục các chiến lược quản lý rủi ro tỷ giá sẽ dẫn đến các chi phí và có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty nhưng lợi ích đem lại cũng có thể làm cho nhà quản lý doanh nghiệp phải cân nhắc:
- Giảm thiểu tác động của biến động tỷ giá đến tỷ suất lợi nhuận.
- Tăng khả năng dự đoán của dòng tiền trong tương lai.
- Loại bỏ sự cần thiết phải dự báo chính xác hướng đi của tỷ giá hối đoái trong tương lai.
- Tạo điều kiện cho việc định giá sản phẩm được bán trên thị trường xuất khẩu.
- Tạm thời bảo vệ khả năng cạnh tranh của công ty nếu giá trị đồng nội tệ tăng.
Đối với nguy cơ rủi ro kinh tế thì đòi hỏi các lựa chọn chiến lược vượt ra ngoài lĩnh vực quản lý tài chính. Chìa khóa để giảm thiểu rủi ro kinh tế là cần phân phối các tài sản của công ty đến nhiều địa điểm khác nhau để sức khỏe tài chính trong dài hạn của công ty tránh được những ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi những thay đổi bất lợi trong tỷ giá hối đoái.