Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
12:00 | 03/10/2022 GMT+7

Giới chuyên gia gặp khó vì các cơn bão ngày càng khó dự báo

aa
Diễn biến của bão Noru vừa rồi đã khiến giới chuyên gia và người dân choáng váng khi Noru chuyển từ một cơn bão thành siêu bão chỉ trong 6 giờ.
Ngày hội “Vì sức khỏe người lao động” - Đẩy mạnh chăm lo đời sống công nhân gặp khó khăn Ngày hội “Vì sức khỏe người lao động” - Đẩy mạnh chăm lo đời sống công nhân gặp khó khăn
Nước xa khó cứu lửa gần Nước xa khó cứu lửa gần
Chú thích ảnh
Hòn đảo nghỉ dưỡng Polillo bị tàn phá sau bão Noru. Ảnh: CNN

Cư dân trên hòn đảo nghỉ mát nhỏ Polillo thuộc Philippines, rìa Thái Bình Dương, đã quen với thời tiết khắc nghiệt. Đây là nơi các cơn bão thường tập trung sức mạnh và biến thành bão lớn.

Nhưng ngay cả họ cũng bị choáng váng trước diễn biến của bão Noru, hay còn có tên gọi địa phương là bão Karding.

Anh Armiel Azas Azul, 36 tuổi, chủ Bãi biển Sugod và quán rượu trên đảo, cho biết: “Mọi thứ đều rất khó đoán. Và Noru đến rất nhanh”.

Philippines hứng chịu trung bình 20 cơn bão nhiệt đới mỗi năm. Tuy Noru không gây ra nhiều thiệt hại về người như những cơn bão khác trong những năm gần đây, nhưng nó đáng chú ý vì nó mạnh lên rất nhanh.

Chú thích ảnh
Bão Noru đổ bộ vào Philippines tối 25/9 với sức mạnh tương đương bão cấp 4 theo thang ở Mỹ. Ảnh: CNN

Giới chuyên gia cho biết các cơn bão có diễn biến nhanh sẽ trở nên phổ biến hơn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng khí hậu thúc đẩy các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, đồng thời sẽ khó dự đoán cơn bão nào sẽ mạnh lên hay theo dõi chúng ở đâu.

Ông Lourdes Tibig, nhà khí tượng học và khí hậu học thuộc Viện Khí hậu và Thành phố bền vững, cho biết: “Thách thức ở đây là dự báo chính xác cường độ và tốc độ bão có thể thay đổi, chẳng hạn như từ áp thấp mạnh lên thành xoáy thuận nhiệt đới”.

Điều tương tự cũng xảy ra ở Mỹ vào tuần trước, khi siêu bão Ian chuyển từ cấp 1 lên cấp 4 trước khi đổ bộ dọc theo bờ biển phía Tây nam của Florida ngày 28/9.

Diễn biến nhanh chóng như vậy đã gây thách thức cho người dân, chính quyền và dịch vụ khẩn cấp ở địa phương - những người ngày càng không có lựa chọn nào khác ngoài việc chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Từ bão đến siêu bão

Khi anh Azul nhận được cảnh báo rằng bão Noru đang đến gần Philippines hôm 24/9, anh đã bắt đầu chuẩn bị máy phát điện và gia cố các vật dụng.

Lúc đó, dự báo Noru sẽ đổ bộ vào ngày hôm sau, tương ứng với bão cấp 1. Nhưng trên đường đi, nó mạnh lên thành siêu bão, tương ứng với bão cấp 5, đổ bộ vào tối 25/9, kèm theo những cơn gió dữ dội, dâng sóng biển ập vào đất liền.

Azul cho biết người dân trên đảo đã may mắn khi có tín hiệu truyền hình và phát hiện ra rằng cơn bão mạnh hơn nhiều so với dự báo. Nhân viên của anh đã chằng thêm nhiều lớp bảo vệ cho quán rượu, trong khi chính quyền địa phương khẩn trương sơ tán người dân.

“Nhưng những phần khác trên hòn đảo không có kết nối internet và chỉ dựa vào tín hiệu vô tuyến nên không nhận được thông báo kịp thời”, anh chia sẻ.

Chú thích ảnh
Gió lớn làm lúa đổ rạp ở Laur, Nueva Ecija. Ảnh: CNN

Cơn bão đã làm hư hại thị trấn nghỉ mát Polillo, khi gió mạnh giật đổ các túp lều trên bãi biển và làm hư hại các lồng đánh cá gần đó.

Trên hòn đảo chính Luzon, Noru cũng gây thiệt hại cho tỉnh Nueva Ecija, được mệnh danh là vựa lúa của đất nước Đông Nam Á này.

Người nông dân Ruel Ladrido, 46 tuổi, cho biết ruộng lúa của ông không bị ngập nhưng gió mạnh đã phá hỏng mùa màng.

“Trời không mưa to nhưng gió đã làm bật gốc ở một số ruộng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thu hoạch của chúng tôi trong mùa này, nhưng chúng tôi có thể làm gì khác đây?”, ông chia sẻ với CNN.

Theo Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai Quốc gia (NDRRMC), tính ngày 1/10, Philippines đã có 12 người thiệt mạng trong cơn bão Noru, trong đó có 5 nhân viên cứu hộ ở tỉnh Bulacan.

Theo NDRRMC, thiệt hại về nông nghiệp ước tính lên tới khoảng 51 triệu USD, ảnh hưởng đến 104.500 nông dân và ngư dân, và thiệt hại hơn 166.630 nghìn ha đất trồng trọt.

Khó dự đoán hơn

Đảo quốc Philippines gồm hơn 7.600 hòn đảo, vốn đã dễ bị ảnh hưởng bởi các cơn bão. Nhưng khi mực nước biển dâng cao và nhiệt độ đại dương ấm lên, các cơn bão cũng vì thế trở nên mạnh hơn.

Một nghiên cứu được công bố năm 2018 cho thấy những cơn bão mạnh hơn mang theo độ ẩm lớn hơn và phải theo dõi theo mô hình khác nhau.

Một nghiên cứu riêng biệt do các nhà nghiên cứu tại Viện Sáng tạo Khí tượng Thâm Quyến và Đại học Hong Kong công bố năm ngoái cho thấy các cơn bão ở Đông Á và Đông Nam Á hiện kéo dài hơn từ 2 - 9 giờ và đổ bộ trung bình 100km vào đất liền, xa hơn so với 4 thập kỷ trước. Vào cuối thế kỷ này, sức mạnh của bão có thể tăng gấp đôi.

Chú thích ảnh
Ảnh: CNN

Do đó, việc dự báo đường đi của chúng cũng như việc dự đoán cơn bão nào đang tăng cấp nhanh chóng sẽ trở nên khó khăn hơn.

Theo Giáo sư Gerry Bagtasa tại Đại học Philippines, mặc dù hiếm gặp, nhưng đảo quốc này không lạ gì với hiện tượng kể trên khi 28% trong số các xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ vào đất nước này từ năm 1951 đã gia tăng cấp độ nhanh chóng, dựa theo dữ liệu chính thức của Viện Khoa học Môi trường và Khí tượng.

Ông nhận xét rằng đường đi của bão Noru qua Biển Philippines trước khi đổ bộ chỉ ở mức trung bình cho mùa này và sức cắt của gió - tức là thay đổi tốc độ và sức gió theo độ cao trong khí quyển - không quá thấp.

Giáo sư Bagtasa cũng cho biết các nhà khí tượng học khó dự đoán được cường độ tăng nhanh của bão ở Thái Bình Dương. Bởi lẽ, mặc dù giám sát vệ tinh đã tốt hơn, nhưng họ vẫn không có đủ dữ liệu để dự báo các hiện tượng thời tiết xấu đi.

Ông nói: “Có rất nhiều sự kiện chưa từng xảy ra gần đây trên toàn thế giới và do các chuyên gia thường dựa vào kinh nghiệm, nên có thể bỏ lỡ các sự kiện mới", ông nói.

Luôn chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất

Bác sĩ Mirian Abadilla trên đảo Luzon của Philippines đã tham gia hoạt động ứng phó với thiên tai của cộng đồng từ năm 1991.

Bà cho biết vào thời điểm đó, các cơn bão đã trở nên khó dự báo hơn và cộng đồng của bà không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.

Chú thích ảnh
Ảnh: CNN

Bà nói: “Các cơn bão chắc chắn đang mạnh dần lên do biến đổi khí hậu và ngày càng khó dự đoán. Nhưng sau mỗi lần gặp bão, chúng tôi lại cố gắng cải thiện khả năng ứng phó với thiên tai - đó là cách duy nhất để chúng tôi nâng cao cảnh giác”.

Bà cho biết các chính quyền địa phương đã tổ chức các cuộc họp khi bão Noru tiếp cận bờ biển để lên kế hoạch cứu trợ và cứu nạn.

Mọi tỉnh, thành phố, đô thị và làng xã ở Philippines đều bắt buộc tuân theo hệ thống quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai quốc gia theo đạo luật được áp dụng vào năm 2010 để giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương về khí hậu của quốc đảo này.

Các chính quyền địa phương phải tiến hành sơ tán trước dựa trên các cảnh báo dự kiến từ cơ quan thời tiết quốc gia và họ nên tổ chức các cuộc diễn tập ứng cứu thiên tai thường xuyên.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. khen ngợi các đơn vị chính quyền địa phương đã làm tốt trong giải thích tình hình cho người dân địa phương và tiến hành các cuộc sơ tán giúp ngăn chặn thương vong hàng loạt.

Nhưng dường như ông cũng thừa nhận sự khó lường của những cơn bão thường xuyên đe dọa bờ biển Philippines, và cần phải luôn chuẩn bị sẵn sàng.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể đã gặp may mắn ít nhất là lần này”, ông Marcos Jr. nói.

100 suất quà được trao cho các gia đình đặc biệt khó khăn ở xã biên giới Krông Na (Đắk Lắk) 100 suất quà được trao cho các gia đình đặc biệt khó khăn ở xã biên giới Krông Na (Đắk Lắk)
Đồn Biên phòng Yok Đôn (Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk) vừa phối hợp trao tặng hàng trăm suất quà cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn.
Triển lãm chuyên đề Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và 100 năm báo Người cùng khổ Triển lãm chuyên đề Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và 100 năm báo Người cùng khổ
Lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và 100 năm Báo Người cùng khổ” đã diễn ra sáng 17/6 tại đường Đồng Khởi (trước Sở Văn hóa và Thể thao TP, 164 Đồng Khởi, Quận 1, TP HCM).
Theo Báo Tin Tức/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

[Infographic] Việt Nam hoàn thành vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) giai đoạn 2022 - 2025

[Infographic] Việt Nam hoàn thành vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) giai đoạn 2022 - 2025

Việt Nam đã hoàn thành vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) giai đoạn 2022 - 2025 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Các nước Đông Nam Á tăng cường biện pháp phòng chống dịch Covid-19

Các nước Đông Nam Á tăng cường biện pháp phòng chống dịch Covid-19

Trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 đang có chiều hướng gia tăng, các nước Đông Nam Á đã tăng cường biện pháp phòng chống dịch.
Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.

Các tin bài khác

Tờ Il Foglio (Italy) ra mắt số báo đầu tiên do trí tuệ nhân tạo thực hiện

Tờ Il Foglio (Italy) ra mắt số báo đầu tiên do trí tuệ nhân tạo thực hiện

Ngày 18/3, tờ báo Italy Il Foglio đã chính thức xuất bản một ấn bản đặc biệt mang tên Il Foglio AI, trong đó toàn bộ nội dung, từ viết bài, đặt tiêu đề đến trích dẫn nguồn tin, đều do trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm. Số báo này xuất hiện trên các kệ báo dưới dạng ấn bản khổ lớn cũng như trên nền tảng trực tuyến.
Singapore báo động về lừa đảo trực tuyến

Singapore báo động về lừa đảo trực tuyến

Một phụ nữ tại Singapore mất 1,2 triệu SGD (gần 23 tỷ đồng) chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng cho kẻ lừa đảo giả danh nhân viên từ Trung tâm Chống lừa đảo của lực lượng cảnh sát Singapore (ASC).
Dự báo và hóa giải những đại nạn của nhân loại

Dự báo và hóa giải những đại nạn của nhân loại

Hai đại nạn là chiến tranh và thiên tai đã và đang gieo nhiều tang tóc, đau thương cho loài người. Năm 2025, những nạn này sẽ ra sao và chúng ta cần làm gì để hóa giải? Giới chuyên môn thuộc các lĩnh vực khoa học duy vật, tôn giáo và khoa học huyền bí phương Đông có một số nhận định để tham khảo.
Nhật Bản muốn đưa văn hóa onsen (tắm suối nước nóng) thành di sản phi vật thể

Nhật Bản muốn đưa văn hóa onsen (tắm suối nước nóng) thành di sản phi vật thể

44/47 tỉnh ở Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu đưa văn hóa onsen (tắm suối nước nóng) của nước này trở thành di sản phi vật thể.

Đọc nhiều

Người nước ngoài thuận lợi khi làm định danh điện tử tại Việt Nam

Người nước ngoài thuận lợi khi làm định danh điện tử tại Việt Nam

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam, Bộ Công an đã phát động đợt cao điểm 50 ngày đêm cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài, theo Kế hoạch số 370 ban hành ngày 20/6/2025. Chiến dịch được triển khai từ ngày 01/7 đến 19/8/2025 trên toàn quốc.
Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Ngày 02/7 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng đã tiếp ông Doseba Sinay - Trưởng đại diện World Vision International (WVI/Mỹ) tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, ông Nguyễn Ngọc Hùng đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả các dự án của tổ chức thời gian tới.
Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Từ ngày 01/7/2025, Việt Nam chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp trên toàn quốc. Nhiều kiều bào tại Lào, Israel, Indonesia bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ trương này, đồng thời kỳ vọng vào một bước chuyển lớn trong bộ máy hành chính - hướng tới hiệu lực, hiệu quả, minh bạch và gần dân hơn.
Đến Vũ Hán (Trung Quốc) trải nghiệm đường sắt treo, đi taxi không người lái

Đến Vũ Hán (Trung Quốc) trải nghiệm đường sắt treo, đi taxi không người lái

Tháng 5/2025, 7 phóng viên đến từ 3 cơ quan báo chí Việt Nam là Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã có chuyến trải nghiệm tại TP Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc).
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...
Phiên bản di động