Giáo sư Trần Ngọc Phúc: "Tôi không bàng quan ngồi nhìn đại dịch tới được"
Đại sứ Trần Thành Công được vinh danh là “Đại sứ Châu Á thành công nhất tại Ai Cập năm 2019” |
Đại sứ Nguyễn Thị Hồi - “bóng hồng” hiếm hoi trên mặt trận ngoại giao thập niên 70 |
Giáo sư Trần Ngọc Phúc sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất máy trợ thở cho Việt Nam chống COVID-19. |
Ông Trần Ngọc Phúc, Chủ tịch Metran-doanh nghiệp tại Nhật Bản có nhiều năm kinh nghiệm trong việc máy hô hấp nhân tạo cho biết, Metran dự kiến sẽ cung cấp cho thị trường Việt Nam 15.000 máy thở. Trong đó đợt đầu sẽ chuyển giao cho đối tác phía Việt Nam 2.000 chiếc để phục vụ cho công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo thông tin, hiện chỉ vài công ty trên thế giới sản xuất được máy trợ thở và hiện rất nhiều nước đặt vấn đề. Tuy nhiên, ông Phúc cho biết, ông muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho Việt Nam.
Giáo sư Phúc nói: "Lý do tôi chọn máy này vì máy đơn giản, nên giá thành rất thấp, rất dễ sử dụng cho cả trẻ em và người già. Nó là máy rất an toàn, tôi nghĩ máy này rất hợp cho COVID-19 tại Việt Nam".
"Đại dịch hiện nay đang lan tràn trên thế giới, rất phức tạp. Việt Nam không phải là ngoại lệ, tôi không bàng quan ngồi nhìn đại dịch tới được. Tôi đã huy động tất cả năng lực của Metran để đối phó với chuyện này và tôi may mắn được nhiều nhà hảo tâm tại Việt Nam giúp tôi làm việc này", ông Phúc chia sẻ.
Theo Giáo sư Phúc: "Hiện nay chương trình của chúng tôi làm sao có 2.000 máy trong một tháng hoặc tháng rưỡi. Sau đó tôi nghĩ ở Việt Nam sẽ thiếu và có thể đến 15.000 máy". Đặc biệt, Giáo sư Phúc khẳng định: "Tôi nghĩ từ trung ương đến những bản làng xa xôi cũng có thể được sử dụng máy này". Theo thông tin những chiếc máy này sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam, được bán với giá rất thấp.
Hiện tại, Metran đang phải đối mặt với vấn đề về linh kiện. Một trong các linh kiện quan trọng nhất trong máy thở là flow sensor (cảm biến lưu lượng) để đo lưu lượng và pressure sensor (cảm biến áp lực) để đo áp lực. Các công ty sản xuất máy thở trên thế giới đều đã đặt trước các linh kiện này.
Nhật Bản và Việt Nam đi chậm hơn so với các quốc gia khác. Trong bối cảnh đó, vấn đề hiện nay là làm thế nào để mua được các linh kiện này. Do vậy, Metran đang làm việc với các công ty tư vấn lớn nhất trên thế giới có mối quan hệ với các chuỗi cung ứng cảm biến để nhanh chóng tìm kiếm nguồn cung cấp linh kiện và đưa ra danh sách các linh kiện mà Metran cần mua.
Máy hỗ trợ thở của công ty Metran. |
Hiện nay, các công ty này đang triển khai việc tìm kiếm nguồn linh kiện. Tôi nghĩ rằng với mạng lưới quan hệ và sức mạnh của các công ty tư vấn này, họ sẽ nhanh chóng tìm được nguồn cung cấp linh kiện, đồng thời giúp đẩy nhanh tốc độ giao hàng.
Như vậy, nếu khó khăn về nguồn cung cấp linh kiện được giải quyết, Metran có thể sản xuất từ 5.000 đến 10.000 máy thở/tháng. Trong tháng đầu, dự kiến sẽ sản xuất từ 1.000 đến 2.000 chiếc. Sau đó sẽ tự động hóa một số công đoạn nhằm tăng sản lượng để đạt mục tiêu sản xuất từ 5.000 đến 10.000 chiếc/tháng.
Ông Trần Ngọc Phúc sinh năm 1947 tại Huế. Năm 1968, ông được gia đình cho sang Nhật du học, tốt nghiệp kỹ sư Đại học Tokai ở Kanagawa, làm việc tại Công ty Senko. Năm 1982, ông phát minh máy hô hấp nhân tạo dao động cao tần số Hummingbird (HFO) cho trẻ em sinh non. Hummingbird vượt qua 7 đối thủ đến từ các nước trên thế giới, giành giải nhất trong cuộc thi chế tạo máy thở nhân tạo tại Đại học Harvard do Viện Y tế Hoa Kỳ tổ chức. Chiếc máy này được đánh giá là chiếc máy hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh tốt nhất thời điểm đó.
Năm 1984, ông sáng lập Công ty Metran, giữ chức vụ tổng giám đốc và sau này là chủ tịch. Tháng 7/2012, Nhật hoàng Akihito đã ghé thăm Công ty Metran. Năm 2016, Bệnh viện Từ Dũ là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sử dụng máy thở Hummingbird do công ty của ông tài trợ. Tháng 11/2018, ông nhận Huân chương Mặt trời mọc tia sáng bạc. Ông hiện là hội trưởng Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản. |
16 quốc gia muốn được chuyển giao công nghệ máy trợ thở của ông Trần Ngọc Phúc Máy trợ thở hiện đang là thiết bị đem đến nhiều hy vọng hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19. Nhà khoa ... |
Giáo sư Trần Văn Thọ-niềm tự hào của người Việt Nam tại Nhật Bản Giáo sư Trần Văn Thọ chia sẻ: niềm hạnh phúc và vinh dự đối với cá nhân ông chính là ông có cả 2 quê hương ... |
Giáo sư Ngô Bảo Châu chính thức trở thành giáo sư của Collège de France (Pháp) Mới đây, Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM) vừa phát đi thông cáo cho biết giáo sư Ngô Bảo Châu đã chính thức ... |