Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 20% kế hoạch
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, chống tiêu cực
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 262/TB-VPCP ngày 5/10/2021 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.
|
Hà Nội tìm giải pháp đột phá để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Sáng 12/9, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 16 nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 9 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền, trong đó bàn các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công của thành phố.
|
Bộ Tài chính vừa ban hành văn bản số 5646/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế 4 tháng, ước thực hiện 5 tháng kế hoạch năm 2023, với một số thông tin cập nhật về tình hình giải ngân đầu tư công trong giai đoạn.
37 bộ ngành, địa phương giải ngân được dưới 10%
Theo Bộ Tài chính, ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/5/2023 là hơn 157.095 tỷ đồng, đạt 20,8% kế hoạch. Trong đó, vốn trong nước là hơn 153.733 tỷ đồng, đạt 21,4% kế hoạch; vốn nước ngoài 3.361 tỷ đồng, đạt 12,02% kế hoạch.
Còn nếu so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao thì tỷ lệ giải ngân mới đạt 22,22%, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 (22,37%). Trong đó vốn trong nước đạt 22,64% (cùng kỳ năm 2022 đạt 23,53%), vốn nước ngoài đạt 12,02% (cùng kỳ năm 2022 đạt 6,26%).
Có 08 bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 25%. Trong đó, một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Tiền Giang (45,89%), Đồng Tháp (44,28%), Long An (40,06%), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (40,04%).
Còn 39/52 bộ, cơ quan trung ương và 16/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15%. Trong số đó, có 32 bộ, cơ quan trung ương và 05 địa phương chỉ giải ngân được dưới 10% kế hoạch vốn.
Liên quan đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, trước đó Bộ Tài chính đã có văn bản số 5258 gửi các bộ, ngành địa phương để hướng dẫn việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2022 sang năm 2023.
Cụ thể, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thông báo danh mục, mức vốn cho các chủ đầu tư theo danh mục, mức vốn đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo đồng gửi Bộ Tài chính. Đồng thời, chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương làm thủ tục chuyển nguồn tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch số vốn đã được thông báo kéo dài các dự án để làm căn cứ giải ngân vốn theo quy định.
Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đảm bảo đến ngày 31/12/2023 giải ngân hết số vốn được phép kéo dài đã được thông báo.
Còn hơn 63 nghìn tỷ đồng vẫn chưa được phân bổ chi tiết
Cũng theo báo cáo từ Bộ Tài chính, đến cuối tháng 5, tổng số vốn đã được các bộ, cơ quan trung ương, địa phương phân bổ là 692.138,4 tỷ đồng, đạt trên 91% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (707.044,2 tỷ đồng).
Nếu tính cả phần vốn các địa phương giao tăng so với kế hoạch vốn được Thủ tướng giao (trên 48.290 tỷ đồng), thì tổng số vốn đã được phân bổ đạt 97,89% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Như vậy, tổng số vốn chưa được phân bổ chi tiết là 63.195,9 tỷ đồng, chiếm 8,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vốn trong nước là 61.535,3 tỷ đồng (vốn NSTW là 29.217,7 tỷ đồng, vốn cân đối NSĐP là 33.978,1 tỷ đồng); vốn ngoài nước là 1.660,5 tỷ đồng.
Trong số trên, các bộ, cơ quan trung ương có số vốn chưa phân bổ là 10.797,2 tỷ đồng, chiếm 5,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 10.737,9 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 59,3 tỷ đồng).
Các địa phương có số vốn chưa phân bổ là 52.398,7 tỷ đồng, chiếm 10,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 50.797,4 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1.601,2 tỷ đồng).
Theo Bộ Tài chính, nếu không bao gồm vốn chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), có 24 bộ, cơ quan trung ương và 30 địa phương hiện chưa phân bổ hết kế hoạch vốn NSTW đã được giao. Trong đó, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao là: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (87,94%), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (86,21%), Bộ Y tế (79,02%), Hưng Yên (80,75%), Tuyên Quang (71,49%)...
Còn với vốn kế hoạch của CTMTQG, Bộ Tài chính mới nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch vốn của 45/48 địa phương. Hiện còn 3 địa phương chưa có báo cáo là Bình Định, Bình Thuận, Bạc Liêu.
Trong số 45 địa phương gửi báo cáo, có 15 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn; 24 địa phương chưa phân bổ vốn chi tiết đến danh mục dự án. Nguyên nhân là do dự án đang trong quá trình thực hiện lập, phê duyệt nên chưa đủ điều kiện để phân bổ vốn.
Theo báo cáo cập nhật về phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 là 809.245,8 tỷ đồng. Trong đó, vốn trong nước là 776.291,34 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 29.000 tỷ đồng. Phần kế hoạch vốn đã giao là 796.358,6 tỷ đồng. Trong đó, vốn trong nước là 764.429,1 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 31.929,4 tỷ đồng; kế hoạch vốn chưa giao là 12.887,2 tỷ đồng. |
Bộ Tài chính: Giải ngân đầu tư công mới đạt 14,66% kế hoạch
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm mới đạt 14,66% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ năm 2022; trong đó, một số bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân là 0%...
|
Hơn 177 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công được thực hiện, tăng 18,4%
Trong 5 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 177 nghìn tỷ đồng, bằng 25,5% kế hoạch năm và tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2022...
|