Giá dầu tăng lên ngưỡng cao bởi dự báo suy giảm nguồn cung
Nguyên nhân giá dầu có tuần tăng rất mạnh
Trong tuần này, cả hai loại giá dầu tăng hơn 6% sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) khiến thị trường bất ngờ với cam kết giảm sản lượng.
|
Nhóm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi giá dầu tăng lên ngưỡng quá cao
Những nước ít sản xuất dầu tại nội địa hoặc thậm chí hoàn toàn không sản xuất năng lượng và có dự trữ ngoại tệ thấp sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất.
|
Phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu duy trì ở ngưỡng cao nhất tính từ tháng 1/2023 bởi nhiều nhà đầu tư quan tâm đến những hạn chế nguồn cung, đồng thời báo cáo ngành của Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô tại khu vực dự trữ chủ chốt giảm.
Trong phiên gần nhất, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI trên thị trường New York tăng 2,2% và chốt phiên trên mốc 81USD/thùng. Hoạt động bán dầu từ Nga đã suy giảm sau khi Moscow tuyên bố hạ sản lượng. Tại khu vực Trung Đông, trong khi đó, nguồn cung dầu từ Iraq cũng đồng thời giảm đi.
Viện Xăng dầu Mỹ (API) vào ngày thứ Ba công bố dự trữ dầu thô tại Cushing – Oklahoma giảm khoảng 1,4 triệu thùng trong tuần trước, theo những nguồn tin thân cận. Nhà đầu tư trên thị trường năng lượng đang tiếp tục chờ đợi số liệu về dự trữ chính thức công bố ngày thứ Tư, nhiều khả năng cũng sẽ cho thấy dự trữ giảm.
Giá dầu thô đã hồi phục từ ngưỡng thấp nhất trong 15 tháng thiết lập vào tháng 3/2023 sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh giảm sản lượng, dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm và nhiều nhà đầu tư duy trì quan điểm rằng nhu cầu dầu của phía Trung Quốc sẽ tăng lên trong năm nay.
Theo những công bố gần đây, việc dự trữ dầu tăng diễn ra bất chấp dự báo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) về việc nguồn cung dầu thô trên toàn cầu sẽ cao hơn nhu cầu trong năm nay, đồng thời, IMF mới đây cũng cảnh báo về khả năng triển vọng kinh tế vĩ mô toàn cầu có nhiều bất lợi.
Giá dầu duy trì sát ngưỡng đóng cửa cao nhất tính từ tháng 1/2023 khi mà nhà đầu tư nhìn vào những hạn chế nguồn cung, đồng thời báo cáo ngành từ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô tại khu vực dự trữ chủ chốt của Mỹ giảm.
Trong tuần vừa qua, cả hai loại giá dầu tăng hơn 6% sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) khiến thị trường bất ngờ với cam kết giảm sản lượng.
Các quỹ đầu cơ đã mua vào dầu trong suốt tuần qua, họ chuyển từ trạng thái đứng ngoài thị trường sang trạng thái chuộng rủi ro, theo phân tích của phó chủ tịch bộ phận đầu tư tại BOF Financial – ông Dennis Kissler.
Cũng trong khoảng thời gian này, giá dầu được hỗ trợ bởi thông tin dự trữ dầu giảm sâu hơn kỳ vọng, dự trữ dầu tại Mỹ trong tuần trước giảm đến tuần thứ 2. Dự trữ xăng và các sản phẩm khác đồng thời giảm đi, nó cho thấy nhu cầu đang phục hồi trở lại.
Các doanh nghiệp năng lượng Mỹ giảm số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động đến tuần thứ 2 liên tiếp. Số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động, chỉ báo quan trọng về sản lượng dầu trong tương lai, giảm xuống còn 590 trong tuần này, theo số liệu của Baker Hughes.
Số liệu trên thị trường lao động Mỹ cho thấy tăng trưởng kinh tế đang chững lại, đồng thời ngành dịch vụ cũng ghi nhận sự suy yếu mạnh hơn so với tính toán.
Động thái mới nhất từ phía OPEC nhiều khả năng sẽ khiến cho quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia trở nên căng thẳng hơn. Trong năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman tăng sản lượng dầu và rồi sau đó ngay trong cuộc họp lần tiếp theo, OPEC giảm sản lượng.
Thị trường dầu thế giới không ngừng biến động mạnh sau động thái bất ngờ từ OPEC
Nước sản xuất dầu hàng đầu OPEC, Saudi Arabia, công bố sẽ giảm sản lượng mạnh tay nhất, mức hạ ghi nhận 500.000 thùng dầu/ngày, sau đó đến Iraq 211.000 thùng, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (144.000 thùng).
|
Vì sao doanh nghiệp dầu khí dè dặt với kế hoạch kinh doanh năm 2023?
Năm 2023, PV OIL, PVTrans đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận giảm hàng chục % so với năm ngoái, thậm chí Lọc hóa dầu Bình Sơn còn dự kiến lợi nhuận sau thuế “đi lùi” gần 90% trong bối cảnh lạm phát thế giới vẫn cao và chi phí sản xuất tăng,…
|