Ford sản xuất 50.000 máy thở "cấp tốc" hỗ trợ bệnh nhân nhiễm COVID-19
Giá xe ô tô Ford mới nhất tháng 4/2020: Vẫn duy trì nhiều ưu đãi |
Đã có nhà máy ô tô tại Việt Nam tạm dừng sản xuất để phòng dịch COVID-19 |
· Bắt đầu từ 20/04 tại Nhà máy Ford Rawsonville (Michigan), Ford dự kiến sẽ sản xuất 50.000 máy thở trong vòng 100 ngày, và có khả năng tăng công suất lên 30.000 máy mỗi tháng sau đó nếu cần thiết. |
Ford sẽ cung cấp các cơ sở sản xuất để nhanh chóng mở rộng quy mô. Cùng với đó, GE Healthcare sẽ hỗ trợ các vấn đề chuyên môn về y tế và giấy phép cho máy thở từ Airon Corp - tập đoàn tư nhân chuyên cung cấp các sản phẩm hỗ trợ y tế bằng khí nén công nghệ cao. Các bản thiết kế sản phẩm của GE Healthcare được chia sẻ với Ford trong nỗ lực tăng sản lượng máy thở trong thời gian gấp rút.
Máy thở Mẫu A được Airon cấp phép, đảm bảo các yêu cầu thiết yếu cùng giá thành hợp lý. Phù hợp trong việc điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19, máy thở này hoạt động dựa trên áp suất không khí thay vì điện năng. Trong tương lai, quy mô sản xuất sẽ nhanh chóng mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao tại Mỹ.
“Bằng sự sáng tạo và những nỗ lực không mệt mỏi, đội ngũ Ford và GE Healthcare đã tìm ra cách thức sản xuất máy thở trong thời gian ngắn với số lượng đáng kể, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay. Với kế hoạch sản xuất máy thở tại Michigan và hợp tác cùng Nghiệp đoàn Công nhân Ngành Sản xuất Ô tô Mỹ (UAW), chúng tôi có thể hỗ trợ nhân viên y tế điều trị kịp thời cho nhiều bệnh nhân. Đây chính là ưu tiên số một của chúng tôi.” - Ông Jim Hackett, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của tập đoàn Ford chia sẻ.
Trước đó Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi Ford và GM tham gia sản xuất máy thở để điều trị cho người mắc COVID-19 |
Việc sản xuất bắt đầu tiến hành từ ngày 20/4 và sẽ nhanh chóng đẩy mạnh sau đó để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao. Ford dự kiến sẽ đạt sản lượng 1.500 máy thở vào cuối tháng 4, 12.000 máy vào cuối tháng 5 và 50.000 máy trước ngày 4/7. Đây là một trong những nỗ lực của hãng nhằm hỗ trợ chính phủ Hoa Kỳ đạt mục tiêu sản xuất 100.000 máy thở trong 100 ngày.
Máy thở Mẫu A do Airon cấp phép sẽ được sản xuất cả ngày lẫn đêm tại Nhà máy Ford Rawsonville tại Ypsilanti, bang Michigan bởi 500 tình nguyện viên. Họ sẽ được Nghiệp đoàn Công nhân Ngành Sản xuất Ô tô Mỹ trả lương và luân phiên làm việc theo 3 ca cố định mỗi ngày. Tại Melbourne, bang Florida, Airon hiện đang sản xuất với công suất 3 máy thở Mẫu A mỗi ngày. Còn với nhà máy Ford Rawsonville, khi hoạt với công suất tối đa, số lượng máy thở Mẫu A có thể xuất xưởng mỗi tuần là hơn 7.200 máy.
“Từ thời Rosie the Riveter - một biểu tượng văn hóa Mỹ đại diện cho nữ công nhân làm viêc trong các nhà máy trong Thế chiến thứ 2, các thành viên trong Nghiệp đoàn Công nhân Ngành Sản xuất Ô tô Mỹ đã luôn sẵn sàng tinh thần để vượt qua những thời kỳ khó khăn của đất nước và đặt lợi ích của tất cả người dân lên hàng đầu.” - Ông Rory Gamble, Chủ tịch Toàn cầu, Nghiệp đoàn Công nhân Ngành Sản xuất ô tô Mỹ chia sẻ. “Và ngày hôm nay, thông qua việc hỗ trợ trả lương cho các tình nguyện viên, Nghiệp đoàn Công nhân Ngành Sản xuất ô tô Mỹ hy vọng sẽ góp phần vào công tác sản xuất máy thở tại Nhà máy Ford Rawsonville hiệu quả. Đây chính là hành động để tiếp nối những truyền thống quý báu của chúng tôi. Nghiệp đoàn Công nhân Ngành Sản xuất Ô tô Mỹ đang phối hợp chặt chẽ với Ford để đảm bảo tất cả các hướng dẫn an toàn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đều được tuân thủ một cách nghiêm ngặt trong nhà máy. Các thành viên của Ford và Nghiệp đoàn Công nhân Ngành Sản xuất Ô tô Mỹ xứng đáng được tuyên dương và ghi nhận vì những đóng góp trong thời điểm khó khăn này của đất nước.”
Máy thở Mẫu A cấp phép bởi Airon là sản phẩm của lần hợp tác thứ hai giữa Ford và GE Healthcare. Tuần trước, Ford và GE Healthcare đã công bố thúc đẩy sản xuất một mẫu sản phẩm với thiết kế giản lược so với bản gốc của GE Healthcare, với tên gọi máy thở Ford-GE R19. Việc sản xuất và cung cấp đồng thời hai loại máy thở sẽ đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng cao tại Mỹ trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Mỗi sản phẩm sẽ được thiết kế riêng biệt tuỳ theo yêu cầu về thời gian, sản lượng và điều kiện chữa trị cho các bệnh nhân.
“Chúng tôi rất trân trọng những nỗ lực của Ford trong việc hỗ trợ nguồn lực để nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất máy thở Mẫu A theo tiêu chuẩn Airon cũng như trang bị cho các cán bộ y tế những thiết bị cần thiết để chống lại COVID- 19.” - Ông Kieran Murphy, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của GE Healthcare chia sẻ. “Kinh nghiệm chuyên sâu của chúng tôi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe kết hợp với chuỗi cung ứng và chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất của Ford sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tăng cao kỷ lục về thiết bị y tế hiện nay. Chúng tôi đã được khích lệ rất nhiều khi chứng kiến các doanh nghiệp nhanh chóng hợp tác và cùng chung tay giải quyết một thách thức chung của toàn cầu.”
GE Healthcare và Ford đã thảo luận với các chuyên gia y tế hàng đầu và kết luận máy thở Mẫu A theo tiêu chuẩn Airon là lựa chọn phù hợp để điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19. Mẫu sản phẩm này đã được đưa vào sử dụng từ năm 2004, dự kiến sẽ đáp ứng nhu cầu của hơn 90% bệnh nhân mắc COVID-19 với triệu chứng khó thở hoặc suy hô hấp. Lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng sử dụng đối với các nhân viên y tế mới, máy thở này có thể trang bị trong mọi tình huống: trong phòng cấp cứu, xuyên suốt các quy trình y tế đặc biệt hoặc trong phòng hồi sức tích cực.
Ford cùng với các công ty đối tác sẽ liên tục cập nhật thông tin mới nhất về tiến độ của những dự án đặc biệt này.
Con gái ruột Phi Nhung làm y tá ở Mỹ mùa dịch Covid-19, Lynk Lee đã chuyển giới từ nam sang nữ Phi Nhung chia sẻ con gái ruột của nữ ca sỹ đang làm y tá ở một bệnh viện tại Mỹ trong mùa dịch Covid-19, ... |
Hà Nội: Lịch phát sóng học trên truyền hình từ ngày 6/4 – 11/4 Nhằm giúp học sinh nắm bắt được kiến thức, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiến hành dạy học qua truyền hình trong ... |
Việt Nam đã có trường hợp F4 nhiễm Covid-19 Dịch Covid-19 tại Việt Nam hiện đã xuất hiện lây nhiễm trong cộng đồng, thậm chí đã có trường hợp F4 dương tính với SARS-CoV-2 ... |