Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
17:22 | 26/06/2017 GMT+7

Éo le khoản nợ hàng chục tỷ đồng ở 3 ngân hàng 17 năm vẫn chưa được xử lý dứt điểm

aa
Cho đến nay, việc xử lý nợ xấu tại các NHTM vẫn đang gặp phải những rào cản pháp lý như việc thu giữ tài sản bảo đảm, phát mại tài sản bảo đảm (TSBĐ); thủ tục khởi kiện, thi hành án dân sự, xử lý các khoản nợ đã bán sang VAMC…

Những trở ngại pháp lý này đang khiến cho quá trình xử lý nợ xấu diễn ra chậm chạp, không hiệu quả, thậm chí làm lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng tài chính, khả năng mở rộng tín dụng, lợi nhuận,…

Theo phản ánh của các ngân hàng, thủ tục để đem TSBĐ ra bán đấu giá mà không có thiện chí hợp tác của khách hàng và hoặc chủ tài sản phải trải qua rất nhiều giai đoạn, thời gian kéo dài so với quy định liên quan đến thủ tục khởi kiện, xác minh địa chỉ bị đơn những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; thủ tục thi hành án như cưỡng chế kê biên tài sản; xác định ranh giới, đo vẽ lại tài sản và thẩm định giá tài sản...

Tổng giám đốc một ngân hàng lớn “ví von” nợ xấu như “cục máu đông”, khi chưa được đánh tan sẽ khiến nhiều hệ lụy, gây tắc nghẽn cho nền kinh tế. Nợ xấu tạo ra một nguồn vốn không sinh lời, từ đó khiến sự tiếp cận vốn của doanh nghiệp khó khăn, vì một dòng vốn bị ứ đọng không được đưa vào lưu thông. Nợ xấu tăng, ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, nguồn trích lập dự phòng chính là một trong những chi phí lớn nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận của các TCTD và khiến cho lãi suất tiền vay của ngân hàng dành cho doanh nghiệp không giảm được. Ngoài ra, nợ xấu cao, các ngân hàng cũng không có lợi nhuận để nộp vào ngân sách.

Theo nhiều chuyên gia tài chính – ngân hàng, những khó khăn pháp lý mà các TCTD gặp phải khi xử lý nợ xấu, có thể nêu lên là: Thứ nhất, các quy định về việc thu giữ và xử lý TSBĐ còn chồng chéo, bất cập dẫn đến việc xử lý TSBĐ bị kéo dài. Các TCTD không thể chủ động thu giữ nếu chủ tài sản không đồng thuận, cố tình chống đối, chây ỳ, thậm chí tạo ra các tranh chấp khác liên quan đến TSBĐ để khởi kiện ra tòa nhằm kéo dài thời gian xử lý. Theo đó, việc xử lý TSBĐ sẽ bị kéo dài thời gian xử lý, gây ảnh hưởng lớn đến việc xử lý nợ xấu.

Minh chứng cho trường hợp này là vụ việc của công ty Tân Phú (tỉnh Cà Mau). Theo hồ sơ vụ việc, công ty Tân Phú là doanh nghiệp đoàn thể được thành lập theo Quyết định số 83 –QĐUB ngày 13/05/1993 của UBND tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Cà Mau), có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là chế biến thủy sản để tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu. Công ty bắt đầu quan hệ tín dụng với các ngân hàng từ năm 1995. Năm 1997, Công ty gặp khó khăn trong kinh doanh và không có đủ nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng. Khoản nợ của Công ty đã được NHNN chấp thuận khoanh nợ trong thời gian 3 năm (từ 31/07/1998 đến 31/07/2001) theo Công văn số 129/TB-NHNN.

Tuy nhiên, sau thời gian được khoanh nợ, Công ty vẫn hoạt động kinh doanh không hiệu quả, quản lý yếu kém. Công ty ngưng hoạt động từ năm 2001 và đã chuyển nhượng (bán) toàn bộ nhà máy cho Công ty Camimex từ năm 2003. Ban Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty đã bị khởi tố hình sự về tội cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngày 06/09/2013, UBND Tỉnh Cà Mau có Quyết định số 1292/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng giải thể công ty Tân Phú.

Ngày 16/09/2013, UBND Tỉnh Cà Mau có Quyết định số 1352/QĐ-UBND về việc giải thể Công ty Tân Phú. Hiện nay, Hội đồng giải thể đang tiến hành các thủ tục cần thiết để hoàn tất việc giải thể công ty. Một số tài sản của công ty đã được bán với giá trị nhiều tỷ đồng và số tiền này hiện đang nằm trong tài khoản của Sở Tài chính Cà Mau. Tuy nhiên, hiện số tiền nợ lên đến hàng chục tỷ đồng của 3 NHTM trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có hướng giải quyết và điều rất dễ để nhận thấy là từ năm 2001 đến nay, trải qua gần 17 năm, vụ việc chưa được xử lý dứt điểm???.

Ngoài ra, gần đây cũng không thiếu những trường hợp thời gian xử lý TSBĐ bị kéo dài trong việc xử lý như vụ án Công ty Phương Nam ở Sóc Trăng: giám đốc bỏ trốn, khách hàng chây ì không hợp tác trong xử lý tài sản bảo đảm sau bản án hình sự…

Thứ hai, là những khó khăn đối với việc xử lý TSBĐ là tài sản gắn liền với đất nhưng quyền sử dụng đất là đất thuê trả tiền hàng năm hoặc TSBĐ là quyền sử dụng đất (đất ở) nhưng tài sản trên đất (nhà ở) không có giấy chứng nhận quyền sở hữu;

Thứ ba, thời gian tố tụng tại tòa, thời gian yêu cầu thi hành án phức tạp và kéo dài. Chia sẻ về điều này, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc NHTM Cổ phần Sài Gòn (SCB) chia sẻ, tại SCB có những vụ việc ngân hàng khởi kiện từ 3 - 4 năm nhưng vẫn chưa được đưa ra xét xử. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều ngân hàng dẫn tới việc xử lý TSBĐ kéo dài, gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ.

Thứ tư, về quyền xử lý TSBĐ là dự án bất động sản. Trong thời gian tiến hành tố tụng, do Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bỏ quyền thu giữ TSBĐ của bên nhận bảo đảm, đã tạo ra sự ỷ lại của một số khách hàng giữ lại tài sản và tiếp tục khai thác để sản xuất kinh doanh. Ví dụ, một khách hàng vay vốn của ba ngân hàng lớn hơn 300 tỷ đồng để kinh doanh khách sạn ở thành phố Huế chây ỳ không trả nợ đã hơn 5 năm, trong khi tài sản bị thế chấp ngân hàng đã tìm được khách mua để thu nợ nhưng khách hàng vay không chịu bàn giao tài sản vẫn ngang nhiên khai thác thu lời lên đến hàng chục tỷ đồng/năm trên chính tài sản mà theo luật đã là tài sản của các ngân hàng. Ngân hàng kiện ra tòa nhưng đến nay đã 48 tháng nhưng vụ án vẫn chưa được đưa ra xét xử. Nếu xử lý được khách sạn đó, đem bán thì mới thu được nợ gốc nhưng để chậm vài ba năm nữa thì hết khấu hao, việc thu được 50% giá trị khoản vay cũng là điều khó…

Và còn rất nhiều nguyên nhân nữa của việc chậm xử lý nợ xấu là do cơ chế, chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện và còn nhiều bất cập, làm giảm hiệu quả của việc xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, muốn xử lý nợ xấu hiệu quả cần phải có cam kết chính trị mạnh mẽ, đủ nguồn lực, khuôn khổ pháp lý thích hợp và cơ quan thực thi mạnh mẽ.

Song mới đây, ngày 21/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng với nhiều điểm "mở", mang đến những kỳ vọng về nút thắt nợ xấu sẽ được xử lý.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghị quyết về xử lý nợ xấu đã được Quốc hội thông qua sẽ cơ bản xử lý được căn nguyên những tồn tại hiện có đối với vấn đề xử lý nợ xấu. Điều quan trọng là làm sao tạo ra chế tài bình đẳng trong quan hệ dân sự, pháp luật, góp phần đẩy mạnh xử lý nợ xấu của các NHTM.

Đặng Thành – Lệ Thủy

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (4/12): Bắc Bộ ấm và có mưa trước khi chuyển rét

Thời tiết hôm nay (4/12): Bắc Bộ ấm và có mưa trước khi chuyển rét

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (4/12) Bắc Bộ chuyển sang thời tiết ấm áp, có mưa rải rác. Từ khoảng đêm 6-7/12 có khả năng trời chuyển rét.
Con số may mắn hôm nay 8/12/2024 12 con giáp: Tìm ra những con số phát tài phát lộc

Con số may mắn hôm nay 8/12/2024 12 con giáp: Tìm ra những con số phát tài phát lộc

Con số may mắn hôm nay 8/12/2024 12 con giáp sẽ bao gồm những số nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Con số may mắn hôm nay 7/12/2024 12 con giáp: Dậu có cơ hội phát tài phát lộc đổi đời trong chớp mắt

Con số may mắn hôm nay 7/12/2024 12 con giáp: Dậu có cơ hội phát tài phát lộc đổi đời trong chớp mắt

Con số may mắn hôm nay 7/12/2024 12 con giáp sẽ bao gồm những số nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Con số may mắn hôm nay 6/12/2024 12 con giáp: Mùi công việc trôi chảy, làm gì cũng thuận lợi

Con số may mắn hôm nay 6/12/2024 12 con giáp: Mùi công việc trôi chảy, làm gì cũng thuận lợi

Con số may mắn hôm nay 6/12/2024 12 con giáp sẽ bao gồm những số nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Đọc nhiều

Nhật Bản tặng 200 cây hoa anh đào cho tỉnh Tây Ninh

Nhật Bản tặng 200 cây hoa anh đào cho tỉnh Tây Ninh

Tại Tuần văn hóa Việt - Nhật, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Ito Naoki đã trao tặng tỉnh Tây Ninh 200 cây hoa anh đào - biểu tượng vẻ đẹp của văn hóa Nhật Bản, trồng trên đỉnh núi Bà Đen.
Phụ nữ Việt Nam - Campuchia: cùng nhau phát triển kinh tế, viết tiếp câu chuyện về tình đoàn kết

Phụ nữ Việt Nam - Campuchia: cùng nhau phát triển kinh tế, viết tiếp câu chuyện về tình đoàn kết

Hỗ trợ nhau lao động sản xuất, chuyển giao kỹ thuật canh tác, mở lớp đào tạo nâng cao năng lực... Phụ nữ Việt Nam và Campuchia không chỉ chia sẻ công việc mà còn cùng nhau viết nên những câu chuyện về tình đoàn kết, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và làm sâu sắc hơn quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc.
Gieo tình yêu ngôn ngữ dân tộc cho thế hệ trẻ

Gieo tình yêu ngôn ngữ dân tộc cho thế hệ trẻ

Sáng 2/12, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Khai mạc Khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức.
Bún đậu, phở Việt chinh phục thực khách Campuchia

Bún đậu, phở Việt chinh phục thực khách Campuchia

Từ món ăn dân dã như bún đậu mắm tôm đến đặc sản vang danh toàn cầu như phở, ẩm thực Việt Nam đã vượt qua biên giới, trở thành cầu nối văn hóa với người dân Campuchia. Hành trình lan tỏa hương vị ấy không chỉ đơn thuần là câu chuyện về món ăn mà còn là minh chứng sống động cho sự giao thoa văn hóa giữa hai quốc gia.
Tỏa sáng tinh thần người lính biển

Tỏa sáng tinh thần người lính biển

Trong hai ngày 2-3/12 tại Khánh Hòa, Quân chủng Hải quân tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2024 khu vực II - Khánh Hòa với chủ đề “Hải quân Nhân dân Việt Nam viết tiếp bản hùng ca”.
Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Những chuyến xe tấp nập xuyên biên giới, những đêm trắng bốc dỡ hàng liên tục, những mặt hàng phong phú, số lượng lớn liên tục được xuất, nhập... Đó là hơi thở của cuộc sống vùng biên giữa Việt Nam và Campuchia. Sinh khí này vừa thể hiện quan hệ kinh tế, vừa gắn kết tình hữu nghị giữa hai quốc gia.
Tình nghĩa hai bờ Sê San

Tình nghĩa hai bờ Sê San

Dòng Sê San, con sông hùng vĩ dài 237km, bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh trên dãy Trường Sơn và chảy qua vùng đất Gia Lai, Kon Tum trước khi đổ vào Campuchia và hòa vào dòng Mekong. Hơn cả một dòng sông, Sê San là sợi dây liên kết, là chứng nhân cho những câu chuyện nghĩa tình giữa làng bản hai bên biên giới Việt Nam và Campuchia.
Xin chờ trong giây lát...
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Tuần lễ Hợp tác Truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024
Cận cảnh phân xưởng thông minh của Tập đoàn Máy xây dựng XCMG Trung Quốc
Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung tâm Những người lao động Brazil
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động