Đừng mơ mộng về thần đồng Đất Việt trong truyện tranh, đây là 19 cách mẹ giúp con khai phá tiềm năng từ 0 tuổi
Hoạt động phát triển giác quan cho trẻ 0-6 tháng tuổi
Trẻ từ 0-6 tháng tuổi biết làm những gì?
Trong 6 tháng đầu đời, thiên thần bé nhỏ chỉ biết oe oe đòi sữa sẽ lớn dần thành một người tí hon biết ngồi, hóng chuyện và vui đùa với cả nhà. Con sẽ vui lắm nếu lúc này được mẹ cho tiếp xúc với những hoạt động phát triển giác quan đầy mới lạ và thú vị. Tuy nhiên, để bày được những “trò” phù hợp với bé, mẹ cần thấu hiểu chặng đường hình thành trong nửa năm đầu tiên của bé.
Hoạt động phát triển giác quan cho trẻ.
Mốc phát triển từ 0-1 tháng tuổi
- Trong thời gian đầu mới sinh, bé chỉ dành đa phần thời gian để ăn và ngủ.
- Bé chỉ nhìn được các vật trong khoảng cách từ 8-10 cm.
- Vài tuần tiếp theo, con bắt đầu chú ý đến giọng nói, khuôn mặt và biểu cảm của người thân, đặc biệt là mẹ.
- Thính giác của con bắt đầu làm quen và nhận biết những âm thanh quen thuộc như lời nói của cha mẹ.
Mốc phát triển của bé 3 tháng tuổi
- Con bắt đầu bắt chước theo những biểu cảm trên khuôn mặt và lảm nhảm nói theo những âm thanh của mẹ.
- Vào 3 tháng tuổi, bé học lăn bò, biết dùng tay để lắc đồ chơi, với các vật lơ lửng hoặc đưa vào miệng.
- Đôi chân cũng trở nên linh hoạt hơn và có thể đá, giữ chân ở tư thế mong muốn.
- Con cũng biết phối hợp nhịp nhàng giữa chân và tay.
Mốc phát triển của bé 4-6 tháng
- Con cười, nói nhiều hơn rồi.
- Kỹ năng cầm nắm và giữ đồ vật thành thục hơn nhiều.
Dựa vào những đặc điểm phát triển trên của các con, cha mẹ có thể áp dụng những hoạt động phát triển giác quan dưới đây.
9 hoạt động phát triển giác quan cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi
1. Lắng nghe
Hoạt động cần làm: Cha mẹ thể hiện sắc thái diễn cảm và cường điệu hóa giọng nói khi trò chuyện, ca hát và quan sát những biểu hiện, phản ứng của con.
Kỹ năng học được: Phát triển ngôn ngữ.
Mẹ nói cái gì đấy?
2. Theo dõi
Vật dụng cần thiết: món đồ chơi nhỏ, mềm và nhiều sắc màu như thú nhồi bông.
Hoạt động cần làm: Cho trẻ nằm ngửa rồi đưa món đồ chơi ra trước mặt bé lắc qua lại. Hoặc mẹ cũng có thể thu hút sự chú ý của con bằng việc cho chúng chạm nhẹ vào món đồ đó. Tiếp đến, mẹ di chuyển món đồ chơi từ bên nọ qua bên kia để con hướng tầm mắt theo sự chuyển động.
Kỹ năng học được: Theo dõi và phát triển thị giác.
Cái gì bay bay vậy trời?
3. Nhảy múa
Chuẩn bị: Nhạc
Hoạt động cần làm: mẹ bật một ca khúc yêu thích rồi bế con di chuyển nhẹ nhàng theo điệu nhạc.
Kỹ năng học được: Lắng nghe. Hoạt động này cũng khuyến khích trẻ yêu thích âm nhạc và gắn kết tình cảm hơn với cha mẹ.
4. Ca hát
Hoạt động cần làm: Nếu con bị khó ngủ, mẹ có thể hát những bài ca du dương giúp bé dần chìm sâu vào giấc ngủ.
Kỹ năng học được: Lắng nghe và điều tiết cảm xúc.
Mẹ hát hay tuyệt vời!
5. Phản xạ
Vật dụng cần thiết: Một chiếc gương cho trẻ em.
Hoạt động cần làm: Mẹ chỉ vào gương cho con thấy hình ảnh phản chiếu của mình rồi hỏi vui “Ai đây nhỉ?”. Mẹ cũng nên lặp lại hành động này với hình ảnh phản chiếu của mình và gấu bông.
Kỹ năng học được: Phát triển thị giác, tương tác xã hội và cảm xúc.
6. Tập ngồi
Hoạt động cần làm: Nếu con làm chủ tốt phần đầu của mình, mẹ hãy cho bé nằm xuống rồi đặt tay mình dưới cánh tay của trẻ và nhẹ nhàng đưa chúng vào tư thế ngồi.
Kỹ năng học được: Kỹ năng vận động, kiểm soát phần đầu.
Lên nào!
7. Xoa bóp
Hoạt động cần làm: Khi bé ở vào tình trạng cảnh giác và tĩnh lặng, mẹ nên đặt con vào một chiếc khăn tắm hoặc chăn mềm trong phòng ấm rồi nhẹ nhàng vuốt ve chân, cánh tay, và bụng của trẻ.
Kỹ năng học được: Nhận thức cơ thể và sự gắn kết.
Nhột con quá mẹ ơi!
8. Bắt chước
Hoạt động cần làm: Mẹ thực hiện các hành động như đập tay vào bàn, vỗ tay hay vẫy tay rồi quan sát xem con có thể bắt chước được bao nhiêu.
Mẹo nhỏ: Mẹ nên bắt đầu với hành động mà con thấy hứng thú.
Nâng cao: Mẹ có thể tăng độ khó của thử thách với những động tác mới phức tạp hơn. Tuy nhiên hãy lưu tâm quan sát và dừng lại khi con bắt đầu thấy khó chịu với điều này.
Kỹ năng học được: Bắt chước, ghi nhớ và trò chuyện.
9. Lấy đồ
Vật dụng cần thiết: Lõi giấy vệ sinh cắt thành các vòng tròn 1 đến 2 inch, một cái giỏ thấp hoặc cái chảo nông.
Hoạt động cần làm: Đổ các vòng lõi giấy vào giỏ hoặc chảo rồi đặt chúng trước mặt bé. Sau đó mẹ khuyến khích con đẩy hoặc đập tay lên những vòng giấy này.
Kỹ năng học được: Nắm thả đồ vật, kích thích xúc giác, phối hợp mắt và tay.
Hoạt động phát triển giác quan cho trẻ 6-12 tháng tuổi tăng cường thể chất và trí tuệ
Đặc điểm phát triển của bé từ 6-12 tháng tuổi
Các cô cậu nhóc lúc này dần “tiến hóa” thành những “con quỷ nhỏ” vừa tinh nghịch vừa đáng yêu. Con không chỉ hứng thú nhiều hơn với thế giới xung quanh mà cơ thể còn bắt đầu biết bò, đứng và đi lại khiến cha mẹ phải mỏi mắt canh chừng vì sợ bé ngã bươu đầu. Thế nhưng quan trọng hơn hết, đây là một sự báo hiệu cho mẹ cần phải có ý thức khuyến khích sự phát triển về thể chất, trí tuệ, cảm xúc cũng như tương tác xã hội của trẻ.
Hoạt động phát triển giác quan cho trẻ.
Mốc phát triển của trẻ 6–10 tháng
- Bé biết sử dụng tay và đầu gối để thực hiện trườn hoặc bò.
- Một số ít bé sẽ không bò trườn như bình thường mà dùng chân, bụng trượt tuột trên sàn, thậm chí có trẻ sẽ cuộn người lại.
Mốc phát triển của trẻ 8 tháng
- Con có thể thực hiện nhiều động tác khác nhau như lăn qua lại, ngồi lên, trườn bò.
- Bé cũng bắt đầu tập đứng.
Mốc phát triển của trẻ 8-12 tháng tuổi
- Con cũng có xu hướng bắt chước những hành động, cử chỉ của bố mẹ mỗi ngày.
- Trẻ nhận biết được những từ thường nghe, biết nói các từ đơn giản như “baba” hay “mama”.
Dưới đây sẽ là những hoạt động phát triển giác quan cơ bản cho con từ 6-10 tháng tuổi cho chị em tham khảo.
Hoạt động phát triển giác quan cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi
10. Phát hiện đồ vật bị giấu
Vật dụng cần thiết: Một món đồ chơi nhỏ hoặc quyển sách, chăn.
Hoạt động cần làm: Mẹ giấu đồ chơi hoặc quyển sách dưới chăn nhưng cố tình để lộ một phần nhỏ và hỏi “nó đâu rồi con?” để khuyến khích bé tìm kiếm.
Nâng cao: Sau khi con đã thành thạo kỹ năng này, mẹ có thể để toàn bộ món đồ dưới chăn cho con lục tìm.
Kỹ năng học được: Phát triển vận động, nhận biết vật cố định.
11. Xếp chồng
Vật dụng cần thiết: Cốc đo lường bằng nhựa.
Hoạt động cần làm: Lần lượt xếp chồng các cốc rồi làm đổ chúng.
Kỹ năng học được: Hiểu được yếu tố nguyên nhân và kết quả, phát triển kỹ năng vận động.
Màu vàng, màu xanh, màu hồng.
12. Giải câu đố
Vật dụng cần thiết: Bộ lắp hình bằng gỗ.
Hoạt động cần làm: Mẹ cầm tay hướng dẫn bé cách thức thực hiện trò chơi. Nếu sau đó con lắp hình thành công, mẹ hãy vỗ tay tán dương trẻ.
Kỹ năng học được: Giải quyết vấn đề, phát triển vận động và thị giác.
13. Đọc truyện
Vật dụng cần thiết: Bảng hoặc truyện tranh.
Hoạt động cần làm: Cha mẹ đọc và dùng tay chỉ vào các bức vẽ trong truyện khi kể cho con. Đồng thời, thay đổi ngữ điệu và giọng nói giữa các nhân vật để tạo hứng thú. Mẹ cũng nên khuyến khích con tham gia qua các biểu cảm như cười, ngạc nhiên hoặc cho trẻ chạm vào, lật trang sách.
Kỹ năng học được: Phát triền khả năng ngôn ngữ và sự lắng nghe.
Bố đọc trang này cho con nè.
14. Vỗ tay
Hoạt động cần làm: Vào khoảng 6-8 tháng tuổi, mẹ có tập cho con vỗ tay theo nhịp như sau:
Vỗ, vỗ, 1, 2, 3.
Vỗ, vỗ, vỗ tay với mẹ nào.
Vỗ, vỗ, 4 và 5.
Vỗ, vỗ, vỗ, ong trong tủ.
Vỗ, vỗ, 6, 7,8.
Vỗ, vỗ, vỗ, con thật giỏi.
Vỗ, vỗ, 9 và 10.
Vỗ, vỗ, mình làm lại nào con.
Kỹ năng học được: Bắt chước theo vần điệu.
Hoan hô, hoan hô!
15. Tập theo vần điệu
Hoạt động cần làm: Hát những ca khúc hợp vần, thậm chí có đôi phần ngớ ngẩn như “bộp, bộp, bộp, bùm, bùm, bùm, nhảy, nhảy, nhảy” để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Kỹ năng học được: Sự phân biệt thính giác.
16. Lắc chai nước
Vật dụng cần thiết: Chai nước rỗng, gạo hoặc mỳ nhiều màu.
Hoạt động cần làm: Đổ gạo hoặc mỳ đầy chai nước rồi đậy chặt lại để an toàn lúc trẻ lắc lên. Khuyến khích con quan sát và lắng nghe những diễn biến xảy ra bên trong.
Kỹ năng học được: Phát triển vận động, phân biệt thính giác, nhân tố nguyên nhân và kết quả.
Mẹ ơi, chai nước đẹp quá!
17. Tìm viên ngũ cốc
Vật dụng cần thiết: Viên ngũ cốc cheerios, ly nhựa đục.
Hoạt động cần làm: Giấu một viên cheerio dưới cốc và quan sát xem bé có thể tìm ra nó không.
Nâng cao: Lấy 2 cốc khác màu nhau rồi đặt viên ngũ cốc dưới 1 ly, di chuyển vòng quanh xem con có nhớ được vị trí của nó không. Sau khi con tìm được, mẹ đặt viên ngũ cốc dưới ly còn lại và quan sát xem có nhớ được vị trí của nó không.
Kỹ năng học được: Tập trung, ghi nhớ, nhận biết vật cụ thể.
18. Khám phá ánh sáng
Vật dụng cần thiết: Hộp nhựa nhiều màu, đèn pin nhỏ.
Hoạt động cần làm: Bật đèn pin nhỏ rồi thả nó vào chai nước, bình hoặc những vật chứa rỗng nhiều màu khác. Cho bé vào phòng tối để khám phá những bình chứa được chiếu sáng nhiều màu sắc vừa rồi trên sàn nhà.
Kỹ năng học được: Kích thích cảm giác về mắt, chuyển động mắt, cơ thể, sự tập trung và gắn kết.
Ôi thật là kỳ diệu quá đi!
19. Chơi với thùng đồ
Vật dụng cần thiết: Những món đồ chơi nhỏ, thùng chứa.
Hoạt động cần làm: Đặt vài món đồ chơi vào thùng và để nắp mở một lỗ lớn hơn trái bóng một chút rồi đưa cho bé. Lúc này con sẽ tìm cách lắc hộp đồ chơi lên lấy chúng ra ngoài.
Kỹ năng học được: Thao tác với đồ vật, kỹ năng định hướng.
Tóm lại, những kỹ năng và phản xạ đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng tới sự phát triển của con trẻ về sau. Vì vậy, chị em nên sớm bỏ túi những bí quyết về hoạt động phát triển 5 giác quan cho trẻ để giúp con thông minh từ nhỏ.
Nguồn: Parents
Khánh Vân