Doner Kebab: Hương vị Thổ Nhĩ Kỳ trên đường phố Việt
Doner Kebab và hành trình đến với Việt Nam
Buổi chiều muộn tại cổng trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, một nhóm sinh viên đứng xếp hàng trước xe bán Doner Kebab. Trong xe nổi bật nhất là súc thịt vàng óng tỏa hương thơm hấp dẫn. Các miếng thịt được xiên vào trụ thép không gỉ, xoay tròn đặt cạnh lò nướng điện. Anh Ngô Gia Phong – chủ cửa hàng dùng một con dao sắc dáng dài thoăn thoắt lạng từng miếng thịt mỏng chưa đầy 1mm.
![]() |
Từng miếng thịt chưa đầy 1mm được anh Phong thái xuống (Ảnh: Quốc Khánh). |
Từng miếng thịt mềm, ẩm phía trong vẫn còn hơi ánh hồng nhẹ được anh Phong thuần thục kẹp vào vỏ bánh kèm với các loại rau như bắp cải, cải tím, hành tây, rau thơm… Cà rốt, dưa chuột được muối chua ngọt cũng là một phần không thể thiếu và cuối cùng là hỗn hợp nước sốt gồm mayonaise, tương cà, tương ớt.
![]() |
Hỗn hợp nước sốt gồm mayonaise, tương cà và tương ớt (Ảnh: Quốc Khánh). |
Anh Phong chia sẻ: “Súc thịt quay tròn được nướng chín từ ngoài vào, chín đến đâu cắt đến đó để thịt luôn nóng hổi, giữ được mùi thơm và vị ngọt. Khi cắt phải chú ý lạng thật mỏng để tránh cắt vào phần còn sống bên trong. Kiểu nướng đặc biệt này chính là nguồn gốc cho tên gọi Doner Kebab bởi “kebab” là thịt nướng còn “doner” nghĩa là xoay tròn.”
Bánh mì Doner Kebab được Hiệp hội các nhà sản xuất Doner Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận là phát minh của ông Kadir Nurman vào năm 1972. Đầu những năm 2000, Doner Kebab trở nên nổi tiếng và bắt đầu lan rộng sang các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Mất không quá nhiều thời gian để món bánh này trở nên phổ biến và được người dân đón nhận. Hàng loạt những xe bánh mì Doner Kebab ra đời, được chở đi bán tại khắp các con phố, ngõ ngách, từ cổng trường học cho đến các khu đô thị đông dân ở mọi miền Việt Nam.
Hành trình “Việt hóa”
Theo chia sẻ của anh Phong, kể từ khi được du nhập vào Việt Nam đến nay, bánh mì Doner Kebab gần như không có sự thay đổi về phần vỏ bánh. Trái lại phần nhân bánh đã trải qua nhiều lần cải tiến cho phù hợp với khẩu vị của người Việt.
Theo đúng nguyên bản, bánh có xuất xứ từ quốc gia đạo Hồi nên phần thịt nướng thường sử dụng thịt cừu, thịt bò và thịt gà. Tuy nhiên thịt cừu nặng mùi và không được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, thịt bò lại có giá thành cao nên chỉ thịt gà được giữ lại. Nhược điểm của thịt gà là bị khô và bã khi nướng nên đầu bếp phải tìm cách làm mềm bằng cách xen kẽ thêm những lớp da gà, lớp bơ mỏng. Cuối cùng để phù hợp nhất với khẩu vị của đại đa số mọi người, các xe bánh mì Doner Kebab dần chuyển hẳn sang sử dụng thịt lợn.
Cách tẩm ướp cũng được thay đổi khi không sử dụng các lá thơm đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ mà thịt được ướp theo kiểu Việt Nam với ngũ vị hương, quế, hồi… Tất nhiên mỗi cửa hàng có bí quyết và tỷ lệ gia vị khác nhau nhưng đều khiến món bánh phiên bản Việt trở nên có phần khác với bản gốc.
![]() |
Anh Ngô Gia Phong - chủ một xe Doner Kebab tại Hà Nội (Ảnh: Quốc Khánh). |
Anh Vũ Xuân Trường (28 tuổi, Hà Nội) từng có dịp ăn thử Doner Kebab tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: “Ngoài sự khác biệt về thịt thì khẩu vị của người Thổ cũng mặn hơn Việt Nam rất nhiều. Đến loại dưa ăn kèm cũng là dưa muối mặn chứ không làm vị chua ngọt dễ ăn như bên mình. Điểm khác biệt nữa là nước sốt ở Thổ làm từ sữa chua còn Việt Nam là mayonaise.”
Nhờ những biến tấu đó mà bánh mì tam giác có hương vị phù hợp hơn với thị hiếu, văn hóa ẩm thực Việt. Giờ đây, không khó để bắt gặp một xe bán Doner Kebab trên đường phố Việt Nam.
Hiện nay, nhiều cửa hàng Doner Kebab còn biến tấu kết hợp loại thịt nướng này với bánh mì truyền thống của Việt Nam hoặc bán với cơm thành món cơm Kebab và được nhiều người Việt Nam ưa chuộng. |
Tin bài liên quan
Các tin bài khác
![[Ảnh] Độc đáo lễ hội văn hóa Kozak tại vùng Krasnodar, Liên bang Nga](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2023/102023/02/10/ndo-br-a24-866020231002102856.jpg?rt=20231002102910?231002104237)
[Ảnh] Độc đáo lễ hội văn hóa Kozak tại vùng Krasnodar, Liên bang Nga

Đón Bằng Chứng nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng

Hậu Giang: Giới thiệu hơn 100 bức tranh về áo bà ba từ truyền thống đến hiện đại

Việt Nam - Uruguay tăng cường kết nối qua thực hành sáng tạo nghệ thuật
Đọc nhiều

Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối với người Việt Nam tại Nhật Bản

Cộng đồng quốc tế hiến kế giúp Cao Bằng phát triển

Cộng đồng người Việt ở Nhật Bản muốn hợp tác, hiến kế phát triển TP. HCM

VUFO sẵn sàng làm cầu nối hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Nam Phi
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Điện về với vùng biên

Huy động 12 tỷ USD để bảo vệ các rạn san hô

Thừa Thiên Huế: Khai mạc tập huấn nghiệp vụ Biên phòng cho cán bộ quân đội nhân dân Lào
Multimedia

Đà Nẵng: Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo

"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu

Quảng Nam: Làng nghề truyền thống nhộn nhịp đón Trung thu

Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh

Cửa Lò trong mắt một "cư dân ngoại quốc"

Những người bạn Ukraine, Sri Lanka hát Quốc ca Việt Nam

Infographic: 10 điểm đến du khách Việt yêu thích nhất dịp Quốc khánh 2/9
Cửa Lò trong mắt một "cư dân ngoại quốc"

Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo

"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu

Đài Loan (Trung Quốc) hỗ trợ cho lao động Việt Nam bị thương

Câu chuyện 1000 con hạc giấy và lời nhắc nhớ chiến tranh

Thủy thủ New Zealand nhảy điệu Haka cảm ơn sự chào đón nồng nhiệt của Việt Nam

Cửa Lò trong mắt một "cư dân ngoại quốc"

Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái

Tổng thống Joe Biden: Chuyến thăm Việt Nam là thời khắc lịch sử

Trường chuyên biệt Tương Lai

Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

VUFO thông báo danh sách thí sinh và phòng thi viết Vòng 2 kỳ thi tuyển công chức năm 2023

Du khách đến Singapore được nhập cảnh không cần hộ chiếu từ năm 2024

Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành

Lễ khởi động dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”
