Donald Trump bổ nhiệm người chống bảo vệ môi trường làm giám đốc cơ quan...bảo vệ môi trường
Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đã bị hàng loạt nhà khoa học lên án.
Tổ chức Sierra gồm hơn 2 triệu thành viên, đồng thời là tổ chức bảo vệ môi trường lớn nhất Mỹ, cho rằng động thái bổ nhiệm ông Scott Pruitt làm giám đốc EPA của ông Trump chẳng khác gì hành vi “giao trứng cho ác”.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội khoa học Mỹ (AAAS), Tiến sĩ Rush Holt nhận định sự phủ nhận về tình trạng ấm lên của toàn cầu ngày nay từ chính người đứng đầu EPA không khác gì sự phủ nhận sự tồn tại của lực hấp dẫn.
Ông Pruitt là người nổi tiếng trong giới khoa học khi có quan điểm chống lại sự ấm lên của trái đất là do các tác động từ con người như sử dụng dầu mỏ. Trước đó, chính ông đã tham gia chống lại việc áp đặt tiêu chuẩn ô nhiễm không khí mới của Tổng thống Barack Obama vào năm 2014. Thậm chí, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường coi ông Pruitt là kẻ bù nhìn của các ông lớn ngành dầu mỏ Mỹ.
Giám đốc của tổ chức Sierra, ông Michael Brune nhận định chính ông Pruitt là người đã chống lại tiêu chuẩn không khí năm 2014, bảo vệ cho ngành dầu mỏ và chống lại hoạt động của EPA trước đây. Ông Brune cho rằng việc bổ nhiệm người có quan điểm tiêu cực về chống ô nhiễm môi trường làm giám đốc EPA có thể gây tổn hại đến tương lai của nước Mỹ.
Ông Scott Pruitt
Hàng triệu người sẽ thiệt mạng vì biến đổi khí hậu
Động thái này của ông Trump diễn ra khi nhiệt độ bình quân của trái đất đã nóng lên khoảng 1 độ C kể từ thập niên 80 do nồng độ khí carbon dioxide trong tầng khí quyển quá cao, vốn là hậu quả của việc dùng quá nhiều dầu mỏ.
Tiến sĩ Holt cũng nhận định việc các nhà hoạch định chính sách dựa vào luận điểm chính sách quốc gia, an ninh quốc phòng để nghi ngờ hay chối bỏ các bằng chứng khoa học về môi trường là điên rồ. Ông Holt cho rằng việc này chẳng khác nào một người nhảy khỏi đỉnh của tòa nhà cao tầng vì không tin vào thuyết lực hấp dẫn.
Báo cáo gần đây nhất của AAAS chỉ ra rằng sự biến động khí hậu, môi trường trong một thế kỷ quá thuộc hàng đáng báo động nhất trong suốt 65 triệu năm qua.
Thậm chí, các nhà khoa học cũng cảnh báo môi trường trái đất đã bị làm ô nhiễm đến mức không thể phục hồi lại như trước nhưng con người vẫn có thể cố gắng làm giảm các thiệt hại. Theo đó, việc chuyển sang sử dụng nhiên liệu tái tại, sinh học có thể giúp trái đất không nóng lên thêm quá 2 độ C, vốn là nguyên nhân gây ra các thiên tai ảnh hưởng nặng đến con người.
Tuy nhiên, nếu các nước không cùng hợp tác, nhiệt độ trái đất có thể tăng thêm 5 độ C và gây ra nhiều biến động cho môi trường sống của con người. Nếu điều này xảy ra, nhiều khu vực sẽ trở thành đất hoang và hàng triệu người sẽ thiệt mạng do các biến đổi về khí hậu, thiên nhiên làm thay đổi môi trường sống.
Số liệu của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy 10 năm nóng nhất trong 134 năm qua của trái đất đều rơi vào sau năm 2000, ngoại trừ năm 1998. Trong đó năm 2015 giữ vĩ trí kỷ lục, nhưng các chuyên gia nhận định năm 2016 có thể phã vỡ kỷ lục này.
Trong khi đó, tốc độ tan băng của Bắc Cực và Nam Cực đang ở mức đáng báo động khiến mực nước biển ngày một dâng cao, qua đó khiến các trận thiên tai ngàu vàng khó đoán hơn.