Điều trị vết bỏng bằng thuốc nam, bé trai 9 tuổi suýt hoại tử chân
Bé 23 tháng tuổi bị u nang bạch huyết hiếm gặp Thần kỳ cứu sống bệnh nhân bị đứt ngang cổ Hái nhầm lá ngón về nấu canh đãi khách, 4 người nhập viện trong tình trạng nguy kịch |
Suýt hoạt tử vì đắp thuốc lá
Ngày 15/5, tin từ Bệnh viện Hùng Vương (Phú Thọ), các bác sĩ mới tiếp nhận điều trị cho bé trai (9 tuổi, ở Sơn Dương, Tuyên Quang) nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, không thể đi lại bình thường do đắp lá thuốc nam điều trị bỏng cồn 14 ngày.
Bệnh nhi vào viện với vết bỏng vùng kheo chân và vùng cẳng chân chảy dịch mủ có mùi hôi thối, da bẩn, đen két vào vết bỏng. Vận động gối hai bên chân khó khăn, gối cứng, hai cẳng chân nhiễm trùng nặng.
Theo người nhà bệnh nhi, do sơ ý khi chơi tại nhà bé đã vô tình làm cháy can cồn dẫn đến bị bỏng nặng cả hai chân, sau khi bị bỏng gia đình để bé ở nhà điều trị bằng thuốc nam do có người quen thường xuyên chữa bỏng cho bà con trong làng bằng thuốc nam.
Nhưng sau điều trị bằng thuốc nam 14 ngày tại nhà bé kêu ngày càng đau, vết bỏng có mùi hôi thối, chảy dịch và bé không đi lại được gia đình đưa bé đến bệnh viện tuyến huyện điều trị và được khuyên đưa lên tuyến trên điều trị.
Tại bệnh viện, các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị bỏng toàn bộ vùng cẳng chân và kheo hai chân, nhiễm trùng nặng, có hỗn hợp chất bẩn màu đen (thuốc nam) cùng giấy bết dính kèm mủ két dính chặt vào hai chân. Việc không được điều trị đúng cách bệnh nhân hiện tại bị nhiễm trùng nặng, nguy cơ nhiễm trùng huyết và có thể nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào.
Bệnh nhi bị bỏng vùng kheo và cẳng chân và thời gian đắp thuốc nam rất dài nên vùng khớp gối đã bị cứng, khó khăn khi đi lại, sau khi điều trị ổn định vết bỏng bệnh nhi cần được điều trị phục hồi chức năng đi lại, khôi phục khớp gối.
Sơ cứu bỏng đúng cách – Ngâm nước tối thiểu 15 phút
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ, khi bị bỏng nước sôi, nạn nhân cần được ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát tối thiểu 15 phút và tối đã 30 phút.
Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh không được ngâm vùng bị bỏng vào nước đá vì tình trạng lạnh đột ngột có thể khiến nạn nhân bị co mạch, có thể bị bỏng lạnh. Đây là cách sơ cứu bỏng sai lầm mà rất nhiều người mắc phải.
Thậm chí, nhiều người còn có thói quen bôi kem đánh răng hoặc nước mắm khi bị bỏng vì cho rằng cho rằng điều này giúp làm dịu vết thương.
Tuy nhiên, thói quen sơ cứu bỏng sai lầm này có thể khiến bạn bị nhiễm trùng, tình trạng vết bỏng thêm nặng nề. Vậy, làm thế nào để sơ cứu bỏng đúng cách? Bạn cần nắm rõ những bước sau theo gợi ý của chuyên gia:
Bỏng ở mức độ 1
- Ngâm vết bỏng vào nước lạnh ít nhất 5 phút, sau đó thoa lên vết bỏng một lớp kem dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, thuốc mỡ kháng sinh.
- Sử dụng băng gạc nhẹ nhàng quấn lỏng quanh vết bỏng. Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.
Bỏng ở mức độ 2
- Ngâm vết bỏng vào nước ít nhất 15 phút. Có thể đắp vải ướt nhúng nước lạnh lên vết bỏng nhỏ 2-3 phút mỗi ngày, sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh.
- Sử dụng băng gạc khô băng vết bỏng, thay băng mỗi ngày một lần. Chú ý rửa sạch tay trước khi rửa vết bỏng.
Khi bị bỏng ngâm trong nước lạnh khoảng 15 phút |
- Kiểm tra vết bỏng hàng ngày xem có xuất hiện những dấu hiệu như sưng đau, đỏ hơn không. Không lột da từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng, không gãi.
- Sử dụng kem chống nắng trước khi ra bên ngoài vì vết bỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm.
Bỏng ở mức độ 3
- Loại bỏ vải vóc, trang phục… dính ở khu vực vết bỏng, không sử dụng nhúng vết bỏng vào nước hay bất cứ loại thuốc nào bôi lên vết bỏng.
- Nâng phần bị bỏng lên cao hơn tim, có thể băng bằng băng ẩm, mát, sạch.
- Có thể bỏ qua bước hai, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức.
Lưu ý: Khi bị bỏng điện, bỏng hóa chất thì cần đến bệnh viện càng nhanh càng tốt vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới các bộ phận trong cơ thể.