“Đi qua cuộc chiến”: Những câu chuyện sâu lắng của người thương binh
TS. Vũ Mạnh Hà - Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết: “Thời gian qua, đội ngũ cán bộ của bảo tàng đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, gặp gỡ nhiều nhân chứng để trò chuyện, ghi hình và biên tập thông tin để có những tư liệu phục vụ triển lãm.
Trong khuôn khổ một trưng bày chuyên đề, BTC chỉ có thể giới thiệu được câu chuyện của gần 50 thương binh ở Hà Nội, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Cần Thơ… Đây là một phần nhỏ trong số hàng nghìn câu chuyện của các thương binh trên khắp mọi miền Tổ quốc, được kể theo mạch hồi ức từ quá khứ đến hiện tại và những mong ước cho tương lai”.
Triển lãm “Đi qua cuộc chiến” mang đến cho người xem góc nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những đóng góp to lớn của các thế hệ đi trước
Trưng bày chuyên đề “Đi qua cuộc chiến” là một hoạt động chính trị và văn hóa có ý nghĩa bởi không chỉ giới thiệu, tôn vinh những tấm gương thương binh mà thông qua lời chia sẻ chân thực và cảm động của các thương binh, giúp người xem có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những đóng góp to lớn của các thế hệ đi trước.
Xe chuyên dụng dành cho thương binh nặng tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh
Xe đạp thồ của Anh hùng lực lượng vũ trang Đinh Công Chấn
Ký ức nơi chiến trường
Đất nước có chiến tranh, lớp lớp thanh niên Việt Nam đã hăng hái lên đường chiến đấu với tinh thần "đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên". Họ đã hiến dâng cả tuổi xuân của mình để bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Trên chiến trường ác liệt, họ băng rừng, lội suối. vượt mưa bom, bão đạn, trực tiếp đối mặt với quân thù, sẵn sàng chiến đâu, hy sinh... góp phần quan trọng làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Giữa muôn vàn khó khăn, gian khổ của cuộc chiến vẫn bừng sáng những câu chuyện cảm động về tình yêu, đồng đội, quân dân ấm áp và niềm tin chiến thắng.
Phần trưng bày Ký ức nơi chiến trường là những câu chuyện của những thương bệnh binh đã hiến dâng cả tuổi xuân của mình để bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân
Ông Nguyễn Ngọc Tăng, sinh năm 1935, thương binh hạng 4/6 ở Thái Nguyên
Ông Đỗ Danh Gia, sinh năm 1945, thương binh hạng 2/4 ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Bà Huỳnh Thị Kiển, sinh năm 1948, thương binh hạng 1/4 ở Cần Thơ
Khi cuộc chiến đã qua
Khi cuộc chiến đã qua, mặc dù may mắn được trở về nhưng với các thương binh, chiến tranh dường như vẫn còn bởi thương tật, khó khăn và những trở ngại trong cuộc sống. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ "thương binh tàn nhưng không phế", họ không đầu hàng số phận.
Có người cả 2 mắt không còn nhìn thấy ánh sáng vẫn trở thành một họa sĩ tài năng. Có những người dù cao tuổi vẫn tâm huyết góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc. Có người lại rong ruổi khắp các chiến trường xưa để tìm hài cốt đồng đội, tích cực hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Thậm chí có người cụt cả 2 tay, 2 chân vẫn có nhiều đóng góp cho xã hội... Nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý ở nhiều lĩnh vực trừ TW đến cơ sở, doanh nhân thành đạt.
Ông La Văn Cầu, sinh năm 1931, thương binh hạng 2/4 ở Đống Đa, Hà Nội
Ông Nguyễn Xuân Thượng, sinh năm 1962, thương binh hạng 1/4 ở TP. HCM
Ông Phạm Bá Diện, sinh năm 1922, thương binh hạng 4/4 ở Huế
Ông Lê Thống Nhất, sinh năm 1931, thương binh hạng 1/4, TP. HCM
Ước mơ
Anh dũng trong chiến đấu, kiên cường vượt khó trong thời bình, như muôn người, mỗi thương binh đều có những ước mơ cho riêng mình. Ước được một lần vào Lăng viếng Bác, có đôi mắt sáng, một căn nhà nhỏ, một mái ấm gia đình để bớt cô quạnh hay đơn giản chỉ là một giấc ngủ sâu khi vết thương tái phát...
Cùng với đó là những ước mơ chung. Ước mơ có điều kiện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, được trở lại chiến trường xưa thắp hương, tìm kiếm hài cốt đồng dội hay ước mơ góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Vượt lên trên hết là ước mơ về một đất nước Việt Nam hòa bình, không khi nào có chiến tranh và phát triển kinh tế giàu mạnh...
Anh dũng trong chiến đấu, kiên cường vượt khó trong thời bình, như muôn người, mỗi thương binh đều có những ước mơ cho riêng mình
Họa sĩ Lê Duy Ứng, sinh năm 1947, thương binh hạng 1/4 ở Hà Nội
Bà Mai Thị Hường, sinh năm 1946, thương binh hạng 1/4 ở Hà Tĩnh
Ông Nguyễn Xuân Thơm, sinh năm 1940, thương binh hạng 4/4 ở TP. HCM
Trưng bày chuyên đề “Đi qua cuộc chiến” kéo dài đến hết ngày 30/9, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Số 19 Ngách 158/19 Ngọc Hà, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội)
Trưng bày chuyên đề “Đi qua cuộc chiến” kéo dài đến cuối tháng 9
Nguyên Vũ