Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
16:13 | 31/03/2025 GMT+7

Đi du lịch Trung Quốc cần chuẩn bị những gì?

aa
Trung Quốc một đất nước xinh đẹp với phong cảnh hữu tình kết hợp với nền văn hóa đa dạng và đặc sắc cùng nhiều địa điểm vui chơi nên luôn là điểm đến được ưa chuộng cho mọi du khách. Vậy đi du lịch Trung Quốc cần những gì để có được một chuyến đi trọn vẹn và thuận lợi hơn.
7 “cảnh tiên” níu chân du khách tại Trung Quốc
Khám phá những địa điểm quay phim đẹp nhất của Trung Quốc

1. Tại sao nên đi du lịch Trung Quốc?

- Lịch sử và văn hóa lâu đời: Trung Quốc có lịch sử hơn 5.000 năm, với các di tích lịch sử như Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các lễ hội truyền thống sôi động như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu.

- Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ: từ những dãy núi hùng vĩ như Himalaya, Thiên Sơn, đến các sa mạc mênh mông như Gobi, Taklamakan, hay những vịnh biển thơ mộng như vịnh Tam Á.

Đi du lịch Trung Quốc cần chuẩn bị những gì?

- Ẩm thực phong phú và đa dạng: Mỗi vùng miền Trung Quốc lại có những món ăn đặc trưng riêng, với hương vị và cách chế biến độc đáo như vịt quay Bắc Kinh, lẩu Tứ Xuyên, mì xào Thượng Hải, bánh bao Xiaolongbao...

- Chi phí du lịch hợp lý: So với các quốc gia du lịch nổi tiếng khác, chi phí du lịch Trung Quốc tương đối hợp lý. Chi phí cho một chuyến du lịch Trung Quốc từ 2,5 triệu đồng (đường bộ) và khoảng 12 triệu đồng (đường hàng không) tuỳ vào thời gian và các điểm tham quan trong lịch trình.

- Con người thân thiện và mến khách: Du khách sẽ luôn được chào đón nồng nhiệt và sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết.

2. Thời điểm đẹp nhất để du lịch Trung Quốc

Thời điểm đẹp nhất để du lịch Trung Quốc phụ thuộc vào sở thích và mục đích du lịch của bạn. Tuy nhiên, nhìn chung, có thể chia thành các mùa sau:

Mùa xuân (tháng 3 - tháng 5): Tiết trời ấm áp, dễ chịu, hoa lá đua nở rực rỡ, thích hợp cho các hoạt động tham quan ngoài trời và lễ hội truyền thống.

Mùa hè (tháng 6 - tháng 8): Tiết trời nóng bức, nhiều mưa, nhưng cũng là mùa cao điểm du lịch với nhiều hoạt động lễ hội và sự kiện náo nhiệt.

Mùa thu (tháng 9 - tháng 11): Tiết trời mát mẻ, dễ chịu, cảnh sắc thiên nhiên đẹp rực rỡ với những tán lá vàng đỏ, thích hợp cho các hoạt động leo núi, ngắm cảnh.

Mùa đông (tháng 12 - tháng 2): Tiết trời lạnh giá, có tuyết rơi ở một số khu vực, thích hợp cho các hoạt động trượt tuyết, tham quan các thành phố cổ kính.

3. Cần chuẩn bị gì để du lịch Trung Quốc?

* Hộ chiếu

Hộ chiếu nguyên vẹn, không bị rách và còn giá trị sử dụng trên 6 tháng.

Nên chuẩn bị phương án dự phòng trong trường hợp thất lạc hành lý: bản photo hộ chiếu (kèm visa), hình chụp hộ chiếu lưu trong điện thoại, email cá nhân.

* Visa Trung Quốc

Hồ sơ cần chuẩn bị để xin visa Trung Quốc bao gồm:

Hộ chiếu: Hộ chiếu còn giá trị sử dụng trên 6 tháng (Bản gốc).

Bản photo Căn cước công dân: Bản photo CCCD này không công chứng. Khi chụp bạn cần chụp rõ ràng, ngay ngắn và sắp xếp 2 mặt của CCCD trên một mặt giấy A4, không cắt xén mấy góc, không chụp ảnh, không scan). Khi đi làm hồ sơ cần chụp thêm phần mã QR ở góc CCCD.

Ảnh thẻ: 02 ảnh thẻ khổ 3,5 x 4,5 chụp trên nền trắng, chuẩn quốc tế, lưu ý khi chụp ảnh bạn cần ăn mặc gọn gàng, đúng quy định (áo sơ mi hoặc áo có cổ); nếu là nữ thì khi chụp ảnh bạn cần vén tóc/ cột tóc lên và chụp góc chính diện sao cho thấy rõ mặt và 2 bên tai (không chụp che tai)

Xác nhận công việc có đóng dấu công ty: Có thể sử dụng theo mẫu của công ty/ đơn vị đang công tác. Đối với các mẫu theo công ty/đơn vị công tác cung cấp cần thể hiện được đầy đủ 03 thông tin sau: vị trí công tác, thời gian bắt đầu làm việc, ngày xác nhận thông tin (gần với ngày chuẩn bị xuất cảnh). Ngoài ra, nếu sử dụng bất kỳ một trong hai mẫu trên thì bắt buộc bằng tiếng Anh hoặc song ngữ Việt - Anh.

Sao kê lương: Một bản sao kê lương qua tài khoản ngân hàng từ đủ 06 tháng.

Chứng minh tài chính / Sổ tiết kiệm: Để chắc chắn hơn bạn có thể bổ sung thêm giấy xác nhận số dư tài khoản/ sổ tiết kiệm từ 50.000.000 VND (sổ tiết kiệm cần dùng sổ gốc, sau khi nộp lên Lãnh sự quán dùng để đối chứng lúc thu nhận hồ sơ visa trong ngày nộp lên thì sẽ được gửi trả lại sổ gốc).

Bảo hiểm xã hội: Bản photo công chứng thông tin quá trình đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH).

* Sim du lịch Trung Quốc

- Nếu mua sim tại nhà mạng Trung Quốc thì sẽ cần bật VPN vì Chính phủ Trung Quốc chặn một số trang web và dịch vụ phổ biến như Google, Facebook, YouTube... VPN giúp bạn vượt qua các hạn chế này và truy cập internet một cách tự do.

- Nếu mua sim tại nhà mạng Việt Nam thì không cần bật VPN vẫn có thể truy cập bình thường. Vì vậy đa phần du khách Việt sẽ lựa chọn cách này.

* Tiền tệ Trung Quốc

Đơn vị tiền tệ Trung Quốc, tỉ giá

Đơn vị tiền tệ của Trung Quốc là Nhân Dân Tệ (NDT), tỉ giá sẽ dao động từ 3400 trở lên. Để biết tỷ giá Trung Quốc thực tế ở thời điểm bạn cần đổi tiền, bạn có thể theo dõi thông tin tại các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, Techcombank… hoặc nếu bạn đổi tiền ở tiệm vàng/người chuyên đổi tiền, bạn có thể trao đổi trực tiếp tỉ giá với họ.

Kinh nghiệm đổi tiền, mua sắm

Bạn có thể đổi tiền mặt hoặc mua tệ qua Alipay rồi sử dụng. Tiền mặt vẫn sử dụng bình thường, nên cái này sẽ tuỳ theo nhu cầu của mình. Hầu hết các cửa hàng ở Trung Quốc đều chấp nhận thanh toán qua Alipay hoặc Wechat. Phần thanh toán qua Alipay rất đơn giản, khi đã có sẵn tiền tệ trong tài khoản thì lúc thanh toán bạn chỉ cần đưa mã QR có sẵn trong tài khoản để quét mã và phần thanh toán này cực kỳ nhanh (cách thức sử dụng Alipay cũng tương tự như app Momo). Dùng tệ qua Alipay hay Wechat thì bạn sẽ không mất thời gian đi đổi tiền (Bởi hầu hết khi đổi tiền mặt thì tờ tiền đấy sẽ có mệnh giá là 100 NDT trong khi các món đồ ăn thông thường, quà lưu niệm có giá chỉ vài tệ nên nhiều khi người bán hàng sẽ không có đủ tiền lẻ để trả lại cho bạn).

Nếu có sự cố hoặc vấn đề đột xuất khiến bạn không kịp đổi NDT ở Việt Nam thì bạn có thể dùng thẻ Visa. Du khách nên photo sẵn 1 bản passport để đổi tiền tại các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc nếu cần. Tuy nhiên, thẻ này thông thường chỉ dùng được ở cửa hàng lớn và số tiền thanh toán phải trên 100 NDT.

* Bảo hiểm du lịch

Bảo hiểm du lịch bảo vệ du khách khỏi những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đi du lịch, bao gồm:

Tai nạn: Chi trả chi phí y tế, phẫu thuật, thuốc men, nằm viện do tai nạn trong khi đi du lịch.

Ốm đau: Chi trả chi phí khám chữa bệnh, thuốc men, nằm viện do ốm đau trong khi đi du lịch.

Mất mát hành lý: Bồi thường thiệt hại hoặc mất mát hành lý, tài sản cá nhân trong khi đi du lịch.

Chuyến bay bị hủy hoặc hoãn: Bồi thường chi phí phát sinh do chuyến bay bị hủy hoặc hoãn, bao gồm chi phí khách sạn, ăn uống, di chuyển.

Tai nạn du lịch: Bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe do tai nạn trong khi tham gia các hoạt động du lịch như leo núi, lặn biển, trượt tuyết.

Mất cắp tài sản: Bồi thường thiệt hại do mất cắp tài sản cá nhân trong khi đi du lịch.

Hỗ trợ khẩn cấp: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp 24/7, bao gồm dịch vụ y tế, dịch vụ thông dịch, dịch vụ hỗ trợ pháp lý.

4. Các phương tiện công cộng ở Trung Quốc

Đi du lịch Trung Quốc cần chuẩn bị những gì?

Các phương tiện công cộng ở Trung Quốc để di chuyển trong thành phố hoặc từ thành phố này đến thành phố khác:

Taxi: Nếu cần di chuyển nhanh chóng với khoảng cách ngắn, bạn có thể gọi xe trực tiếp taxi ngay trên đường hoặc thông qua app gọi xe phổ biến là DiDi (tượng tự như app Grab của Việt Nam). Giá xe taxi ở Trung Quốc cũng khá hợp lý, chỉ khoảng từ 10 - 12 tệ cho 3km đầu tiên và sẽ giảm hơn cho những kilomet về sau.

Xe đạp: Xe đạp sẽ được sắp xếp để sẵn ở các quảng trường lớn, các địa điểm đông người qua lại… Để thuê được xe đạp bạn cần thanh toán bằng cách quét mã QR, bạn có thể thanh toán trực tiếp trên Alipay.

Ngoài ra có 2 phương tiện mình gợi ý bạn nên thử nếu có dịp là tàu cao tốc và tàu lửa nếu bạn cần di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác hoặc từ điểm này sang địa điểm khác với khoảng cách xa. Trung Quốc là quốc gia có mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới với tổng độ dài hơn 4200 km, rất nhiều người dân Trung Quốc thường dùng tàu cao tốc, tàu lửa để di chuyển đi làm, đi du lịch…

5. Những điều không nên làm khi du lịch Trung Quốc

  • Không nên mua thuốc Đông Y ở các cửa hiệu nhỏ lẻ, giá rẻ.
  • Không nên nói chuyện chính trị, biên giới, lịch sử, chiến tranh với những người mới quen.
  • Không nên tặng người Trung Quốc đồng hồ và hạn chế dùng số “4” vì 2 hình ảnh này đều mang ý nghĩa xấu theo quan niệm văn hóa Trung Hoa.
  • Không khạc nhổ, bỏ rác xuống đường hay tại các khu vực du lịch như chùa chiền, đền tưởng niệm.
Trung Quốc giảm lệ phí visa cho khách du lịch Việt NamTrung Quốc giảm lệ phí visa cho khách du lịch Việt Nam
Từ ngày 11/12, Trung Quốc giảm 25% lệ phí visa du lịch cho công dân một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Khoảng 2.000 người đã xuất cảnh sang Trung Quốc trong ngày đầu nghỉ lễKhoảng 2.000 người đã xuất cảnh sang Trung Quốc trong ngày đầu nghỉ lễ
Đó là thông tin do Thiếu tá Bùi Giang Nam, Phó trạm trưởng Trạm Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lào Cai đưa ra vào sáng ngày 31/8.
PV
Nguồn:

Tin bài liên quan

Kỳ vọng tín dụng phục hồi từ những động lực tăng trưởng kinh tế mới

Kỳ vọng tín dụng phục hồi từ những động lực tăng trưởng kinh tế mới

Nhờ mặt bằng lãi suất thấp và các ngân hàng thương mại tung ra nhiều gói chính sách tín dụng ưu đãi, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong 5 tháng đầu năm nay ghi nhận đạt mức cao trong vài năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi tích cực trong nửa cuối năm, khi kinh tế TP Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn phát triển mới với không gian rộng mở hơn.
Du lịch Việt Nam chuyển động mạnh mẽ theo hướng xanh và bền vững

Du lịch Việt Nam chuyển động mạnh mẽ theo hướng xanh và bền vững

Theo Trung tâm thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, phát biểu tại Hội nghị Ngành Du lịch thế giới lần thứ 4 diễn ra ngày 06/6 tại Jeonbuk (Hàn Quốc), Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh khẳng định: Du lịch Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng phát triển xanh, bền vững, gắn trách nhiệm môi trường, cộng đồng và đổi mới công nghệ vào trọng tâm chiến lược ngành.
Hà Nội: Đón 3,16 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 5 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Đón 3,16 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 5 tháng đầu năm 2025

Theo Sở Du lịch Hà Nội (Sở), số lượng khách du lịch đến Hà Nội trong 5 tháng đầu năm 2025 ước đạt 12,77 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024. Về khách du lịch quốc tế, Sở ước tính đạt 3,16 triệu lượt khách, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2024.

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...

Đọc nhiều

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Từ ngày 04-06/7, Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10 năm 2025 sẽ diễn ra tại Công viên Biển Đông. Sự kiện do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng tổ chức.
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Việt Nam diễn ra tại Budapest, Hungary

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Việt Nam diễn ra tại Budapest, Hungary

Nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hungary, Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary vừa phối hợp chính quyền quận 3, thủ đô Budapest tổ chức Ngày Văn hóa Việt Nam với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như triển lãm tranh, ảnh, chiếu phim tư liệu, giới thiệu đất nước, con người và các thành tựu sau 40 năm Đổi mới.
Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Ngày 02/7 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng đã tiếp ông Doseba Sinay - Trưởng đại diện World Vision International (WVI/Mỹ) tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, ông Nguyễn Ngọc Hùng đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả các dự án của tổ chức thời gian tới.
Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người

Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người

43 năm thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Việt Nam không ngừng hoàn thiện thể chế, thúc đẩy pháp luật và chính sách nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền cơ bản của con người. Trước thềm Phiên đối thoại lần thứ tư với Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 7/2025, Việt Nam tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ, chủ động và minh bạch với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động