Đến năm 2030, phấn đấu xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 62 tỷ USD
Mục tiêu chung của đề án là thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm NLTS, tham gia toàn diện và bền vững vào chuỗi cung ứng NLTS, thực phẩm toàn cầu.
Đến năm 2030, phấn đấu xuất khẩu nông sản đạt 62 tỷ USD. |
Đồng thời, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm NLTS xuất khẩu của Việt Nam nhằm đáp ứng được các quy định của các thị trường nhập khẩu. Tiếp tục định vị và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm NLTS của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030, giá trị xuất khẩu NLTS của Việt Nam đạt khoảng 60-62 tỷ USD; trong đó, nhóm nông sản chính đạt 25 tỷ USD, lâm sản đạt khoảng 16-17 tỷ USD, thủy sản đạt 15 tỷ USD, sản phẩm chăn nuôi đạt 3-4 tỷ USD, mặt hàng NLTS khác đạt khoảng 2 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt khoảng 6-8%/năm; khoảng 40% sản phẩm NLTS của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 70% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc; khoảng 60% giá trị xuất khẩu các sản phẩm NLTS là qua chế biến và chế biến sâu.
Giải pháp chung để hoàn thành mục tiêu trên là rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách xuất khẩu NLTS; tiếp tục thực hiện và hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu NLTS.
Trong đó, đề án sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm NLTS, đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển công nghiệp phụ trợ, chế biến NLTS đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường; hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu NLTS trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó còn hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, triển khai các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm; quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được phê chuẩn và đi vào thực thi sẽ tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội bởi EU là thị trường xuất khẩu lớn với trên 400 triệu dân và cũng là khu vực có sức mua lớn thứ 2 thế giới. Theo các chuyên gia, EVFTA sẽ mang lại lợi thế nhất định về thuế suất cũng như các thủ tục pháp lý cho ngành thuỷ sản, trong bối cảnh nhiều quốc gia cạnh tranh chính với Việt Nam như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia hay Philippines, Thái Lan sụt giảm sản lượng vì phong toả và sẽ có độ trễ đáng kể khi phục hồi sản xuất sau dịch. EU là thị trường quan trọng với mặt hàng thuỷ sản. Các doanh nghiệp thuỷ sản trong nước đã chuẩn bị hệ thống tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế, cập nhật thông tin hoạt động chế biến, logistics… nên sẽ đáp ứng được các nội dung đưa ra trong Hiệp định EVFTA. Các ngành khác như nông sản, gỗ hay lúa gạo cũng đang được kỳ vọng sẽ bút phá sau dịch COVID-19: Ngành rau củ đã tăng diện tích trồng theo chuẩn quốc tế, lúa gạo đã tăng liên kết với nông dân để sản xuất theo yêu cầu của thị trường... |
Tổng thống đắc cử Joe Biden đề xuất gói kích thích kinh tế lên đến 1,9 nghìn tỷ USD Để chống lại suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng COVID-19, Tổng thống đắc cử Joe Biden dự kiến công bố đề xuất gói kích thích kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ USD. |
Việt Nam xuất khẩu 1,37 tỷ khẩu trang y tế trong năm 2020 Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính chung cả năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,37 tỷ chiếc khẩu trang y tế các loại. |
Quảng Bình: Phê duyệt danh mục 62 dự án kêu gọi đầu tư với số tiền gần 95 nghìn tỷ đồng Ngày 6/1/2021, UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định phê duyệt Danh mục dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh đã kêu gọi đầu tư vào 62 dự án trên các lĩnh vực với tổng vốn đăng ký ban đầu là 94.678 tỷ đồng (tương đương 4,1 tỷ USD). |