Đảo thiêng cấm phụ nữ của Nhật Bản được UNESCO công nhận là di tích văn hóa thế giới
Ngôi đền Okitsu tọa lạc trên đảo Okinoshima từ thế kỷ 17, mọi người thường đến đây cầu an lành cho vùng ven biển. Hòn đảo rộng 700 mét vuông, nằm ở phía tây nam Nhật Bản này sẽ là một trong 20 khu di tích văn hóa và thiên nhiên của quốc gia được công nhận bởi hội văn hóa Liên Hợp Quốc (UN). Okinoshima cùng với ba rạn san hô và bốn khu di tích gần đó cũng được công nhận là di sản thế giới tại hội nghị thường niên của UN ở Krakow, Ba Lan.
Hòn đảo nhỏ xa xôi này là kho tàng cống phẩm cho thần biển Shinto, từ chuỗi hạt ngọc cho đến thanh gươm quý giá. Nơi đây cũng góp phần thúc đẩy giao dịch công thương giữa Hàn Quốc và Trung Quốc từ thế kỷ IV đến thế kỷ IX.
Đảo Okinoshima, khung cảnh từ đằng sau đảo Kashiwajima Creative Commons
Ngày nay, chỉ nam linh mục từ Munakata Taisha, một nhóm thuộc đền Shinto, mới được phép lên đảo để thờ cúng tại đền Okitsu. Ngoài ra có khoảng 200 người đàn ông được tham quan đảo mỗi năm một lần vào ngày 27/5.
Tuân theo luật lệ nghiêm ngặt, những du khách ghé thăm phải khỏa thân và thực hiện nghi thức gột rửa trước khi đặt chân lên hòn đảo. Khi rời đi, họ không được phép mang theo bất kỳ thứ gì và không được tiết lộ gì về chuyến viếng thăm. Nữ giới bị cấm không được đặt chân lên đảo vì truyền thống Shinto, dù chưa ai rõ mục đích của việc cấm phụ nữ này là gì.
Một vài người cho rằng lý do là bởi Shinto có niềm tin rằng máu kinh của phụ nữ là thứ dơ bẩn. Một số khác thì nghĩ do hành trình đến Đảo rất nguy hiểm, và đàn ông sẽ không muốn những người phụ nữ phải trải qua điều đó.
Grey Spiderum