Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
19:34 | 18/05/2018 GMT+7

"Dám nói, dám làm": Sự cố chấp tới mức cực đoan của ông Trump có đang làm hại nước Mỹ?

aa
Gần một năm rưỡi qua, ông Trump đã có nhiều quyết sách quan trọng về đối ngoại nhưng gần như chưa gặt hái được thành quả quan trọng đáng kể nào.

Khoảng thời gian ấy chưa phải là dài.

Ông Trump chứng tỏ là người hay thay đổi quan điểm. Mấy tháng nữa, ở đất nước này có cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ và ông Trump chắc chắn sẽ triệt để sử dụng đối ngoại phục vụ cho vận động tranh cử, để cùng Đảng Cộng hoà duy trì quyền kiểm soát cả lưỡng viện lập pháp.

Dù vậy, khoảng thời gian ấy cũng đã đủ để có thể nhận diện những đường nét cơ bản và hình hài đường lối chính sách đối ngoại của ông Trump.

Nhiều vấn đề đối ngoại cần giải quyết

Gần một năm rưỡi qua, ông Trump đã có nhiều quyết sách quan trọng về đối ngoại nhưng gần như chưa gặt hái được thành quả quan trọng đáng kể nào. Người này thậm chí còn gây ra nhiều vấn đề đối ngoại và an ninh mới cho nước Mỹ.

Nếu tới đây cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên - cuộc gặp giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến vào ngày 12/6 ở Singapore - đạt được kết quả tích cực với ít nhất thoả thuận giữa hai bên về định hướng giải pháp cho vấn đề hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng, thì đấy sẽ là thành quả đối ngoại đầu tiên (và cũng sẽ thuộc diện lớn nhất, quan trọng nhất và có ý nghĩa lịch sử nhất) mà ông Trump có thể đạt được ở nhiệm kỳ cầm quyền này và cả nhiệm kỳ sau nữa nếu được tái đắc cử.

Một năm thành tựu và những thử thách ông Trump cần vượt qua. Nguồn: Fox News

Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của ông Trump

Từ những quyết sách và phát ngôn của ông Trump liên quan đến đối ngoại và an ninh cho đến nay có thể thấy được những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại của người này.

Thứ nhất, ông Trump kiên định thực hiện cam kết tranh cử và vì thế việc thực hiện những cam kết ấy đóng vai trò rất quyết định tới quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của ông Trump.

Ông Trump rất coi trọng việc thể hiện hình ảnh và được công nhận rộng rãi mình là người đã nói là làm, đã cam kết là thực hiện, bất kể nước Mỹ vì thế mà phải trả giá như thế nào về hiện tại cũng như lâu dài.

Ông Trump coi đó là thương hiệu, là biểu hiện khác biệt với những người tiền nhiệm và đặc biệt là một con chủ bài dân tuý ở Mỹ. Những quyết sách về đối ngoại của ông Trump cho tới nay gần như tất cả đều là cam kết tranh cử của người này.

Thứ hai, khẩu hiệu "Nước Mỹ Trước hết" chi phối quan điểm chính sách của ông Trump. Nó vừa là chiêu bài dân tuý nhưng đồng thời vừa là nhận thức thực sự của ông Trump.

  • dam noi dam lam su co chap toi muc cuc doan cua ong trump co dang lam hai nuoc my

    Ông Trump đe dọa ông Kim Jong-un: Hoặc phi hạt nhân hóa và được bảo vệ, hoặc bị lật đổ như Gaddafi

Có thể nhận thấy ông Trump vận dụng nó trên mọi lĩnh vực chính sách càng ngày càng cụ thể hơn và càng thêm cực đoan.

Nếu như ở thời kỳ đầu, ông Trump tìm cách để thể hiện "Nước Mỹ Trước hết" thì hiện tại ông Trump đã bắt đầu ở trong tình thế "buộc phải như thế" vì "Nước Mỹ Trước hết".

Tức là người này đã tự tạo ra cho mình những "lằn ranh đỏ" trong nhận thức và hành động để đến mức không còn sự lựa chọn nào khác, kể cả khi sự lựa chọn ấy thái quá và bất chấp tất cả.

Thứ ba, ông Trump tuyệt đối hoá phương châm "Mục đích thần thánh hoá công cụ". Có thể hiểu một cách đơn giản là đạt mục đích bằng mọi giá và với mọi cách.

Những bằng chứng mới đây nhất là quyết định rút nước Mỹ ra khỏi thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran và di dời đại sứ quán Mỹ ở Israel từ Tel Aviv về thành phố Jerusalem.

Vì "Nước Mỹ trước hết", ông Trump áp thuế quan bảo hộ đối với sản phẩm của EU xuất khẩu vào thị trường Mỹ và lôi kéo EU vào cuộc xung khắc thương mại quyết liệt.

Nhưng rồi cũng vì mục đích huỷ hoại thoả thuận hạt nhân với Iran mà phía Mỹ phát đi tín hiệu rằng nếu EU cũng từ bỏ thoả thuận này thì Mỹ sẽ không áp thuế quan bảo hộ nữa. Tức là khi ấy, nước Mỹ chỉ còn là trên hết trong chuyện với Iran chứ không còn như thế nữa trong chuyện thương mại với EU.

Thứ tư, chuyện của thế giới bên ngoài nước Mỹ chỉ còn được ông Trump quan tâm ở mức độ chúng có lợi như thế nào cho nhu cầu đối nội của mình.

Chủ trương giảm cam kết với bên ngoài và xem xét lại mọi mối quan hệ đồng minh quân sự chiến lược truyền thống có gốc rễ từ đó.

dam noi dam lam su co chap toi muc cuc doan cua ong trump co dang lam hai nuoc my

Ảnh: Getty Images | Chris Kleponis

Cũng vì thế mà ông Trump vứt bỏ không ít những điều tưởng như đã trở thành nguyên tắc và định hướng bất di bất dịch trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Không coi trọng cả NATO lẫn EU, không cần đóng góp nhiều cho LHQ, không đảm nhận vai trò lãnh đạo Phương Tây... là một vài biểu hiện.

Có thể thấy rõ nhất điều này ở sự điều chỉnh chính sách từ theo đuổi mục tiêu "thay đổi thể chế ở nơi khác" sang chấp nhận hoặc ít nhất thì cũng chưa thay đổi. Những người tiền nhiệm của ông Trump đã theo đuổi mục tiêu "thay đổi thể chế" và đã thành công ở một số nơi như Afghanistan, Iraq hay Libya và cũng muốn như thế ở Syria.

Ông Trump đã công khai tuyên bố không chủ ý theo đuổi mục đích ấy nữa. Cả cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng quả quyết như vậy đối với Iran cho dù khi chưa về đầu quân cho ông Trump, ông Bolton có quan điểm khác.

dam noi dam lam su co chap toi muc cuc doan cua ong trump co dang lam hai nuoc my

Phía Mỹ hiện có mức độ lành mạnh trong tư duy và mức độ thực dụng trong hành động để không đeo đẳng ảo tưởng có thể thay đổi được thể chế chính trị ở những nước đối thủ như Iran hay Triều Tiên.

Dẫu có muốn thì nước Mỹ hiện tại của ông Trump cũng không làm nổi, huống hồ việc ấy trái ngược với tinh thần và nội hàm của khẩu hiệu "Nước Mỹ Trước hết" của ông Trump.

Mới đây, ông Trump doạ Triều Tiên là nếu không đạt được thoả thuận với Mỹ thì sẽ phải chịu số phận của Libya. Ông Trump mạnh miệng thế thôi chứ Mỹ và đồng minh làm sao có thể lặp lại được kịch bản Libya ở Triều Tiên.

Sau cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ tới này, chính sách của ông Trump sẽ rõ ràng và cụ thể hơn. Có lẽ phải sau đó thì ông Trump mới chấm dứt tình trạng cầm quyền mà không có chính sách đối ngoại bài bản, bao trùm và thống nhất.

*Tiêu đề do tòa soạn đặt lại

Đại sức Trần Đức Mậu

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Top con giáp may mắn hôm nay 30/11/2024: Mùi có nhiều lộc Dần đón tin vui tiền bạc

Top con giáp may mắn hôm nay 30/11/2024: Mùi có nhiều lộc Dần đón tin vui tiền bạc

Con giáp may mắn hôm nay 30/11/2024 đem lại tin vui tài lộc cho tuổi Dần. Nếu làm việc tốt, bản mệnh có thể nhận được một khoản thưởng xứng đáng.
Top con giáp xui xẻo hôm nay 29/11/2024: Mùi gặp nhiều rắc rối Thân thận trọng chuyện tiền nong

Top con giáp xui xẻo hôm nay 29/11/2024: Mùi gặp nhiều rắc rối Thân thận trọng chuyện tiền nong

Con giáp xui xẻo hôm nay 29/11/2024 Thân nên thận trọng chuyện tiền nong. Có dấu hiệu cho thấy sẽ có tổn thất tài chính do bản thân sơ suất, vì làm tổn thương người khác nên phải đền bù.
Top con giáp may mắn hôm nay 29/11/2024: Ngọ tam hội nâng đỡ Tý cát thần ghé thăm

Top con giáp may mắn hôm nay 29/11/2024: Ngọ tam hội nâng đỡ Tý cát thần ghé thăm

Con giáp may mắn hôm nay 29/11/2024 Tý làm nghề tự do được cát thần ghé thăm nên có thể thu được một khoản tiền lương kha khá. Đó là khoản tiền hoàn toàn xứng đáng với công sức lao động của con giáp này trong suốt khoảng thời gian qua.
Top con giáp xui xẻo hôm nay 28/11/2024: Mão gặp điềm báo tiểu nhân Tuất gặp nhiều rắc rối

Top con giáp xui xẻo hôm nay 28/11/2024: Mão gặp điềm báo tiểu nhân Tuất gặp nhiều rắc rối

Con giáp xui xẻo hôm nay 28/11/2024 điềm báo tiểu nhân có thể xuất hiện đem lại cho tuổi Mão nhiều thị phi, gặp phải nhiều chuyện phức tạp, rắc rối.

Đọc nhiều

“Con đường phát triển”- bộ phim tài liệu chào mừng 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc

“Con đường phát triển”- bộ phim tài liệu chào mừng 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Tây (Trung Quốc) đã tổ chức Lễ đóng máy bộ phim tài liệu “Con đường phát triển”, một dự án hợp tác sản xuất và phát sóng chung giữa hai Đài nhằm chào mừng 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 – 18/1/2025).
Tập đoàn Hirosawa (Nhật Bản) mong muốn hợp tác thu hút lao động tại Đồng Tháp

Tập đoàn Hirosawa (Nhật Bản) mong muốn hợp tác thu hút lao động tại Đồng Tháp

Chiều 26/11, Đoàn công tác Tập đoàn Hirosawa, do ngài Sogawa Shiro - Chủ tịch Tập đoàn Hirosawa/Phó Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp vận tải và các trường đào tạo lái xe cơ giới tại Nhật Bản có buổi đến thăm và trao đổi thông tin đề xuất một số nội dung hợp tác với tỉnh Đồng Tháp.
Ông Trần Hồng Thái: Sẽ nỗ lực để Lâm Đồng mãi mãi là điểm đến của mọi người

Ông Trần Hồng Thái: Sẽ nỗ lực để Lâm Đồng mãi mãi là điểm đến của mọi người

Với giới quan tâm, việc tân Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái sẽ làm việc thế nào, có kết quả ra sao vẫn là một ẩn số khó đoán định. Được cấp thẩm quyền điều động về làm người đứng đầu chính quyền Lâm Đồng sau những biến động về nhân sự lãnh đạo nơi đây quả thực là một công việc đầy rẫy khó khăn, vậy có thể khẳng định được bản lĩnh trong khó khăn hay không, và sẽ làm nên những gì là chủ đề Thời Đại trao đổi cùng ông Thái sau gần 60 ngày đảm nhiệm trọng trách này.
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu

Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu

Hiện nay, các nước trên thế giới đều gặp phải vấn đề già hóa dân số ở các mức độ khác nhau. Tại thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, số người trên 60 tuổi chiếm 22,28% tổng dân số thường trú, Từ Châu đã bước vào xã hội già. Làm thế nào để người cao tuổi có thể an hưởng những năm tuổi già? Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ mới đây đến thăm thành phố Từ Châu và trải nghiệm dịch vụ dưỡng lão cho người cao tuổi ở thành phố Từ Châu.
4 tỉnh biên giới Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) trao đổi hợp tác giáo dục

4 tỉnh biên giới Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) trao đổi hợp tác giáo dục

Ngày 26/11, tại thành phố Hà Giang đã diễn ra Hội nghị trao đổi công tác giáo dục giữa bốn tỉnh biên giới Việt Nam gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).
Thông thạo tiếng nước bạn, cùng bảo vệ biên giới hòa bình

Thông thạo tiếng nước bạn, cùng bảo vệ biên giới hòa bình

Học và sử dụng thành thạo tiếng nước láng giềng không chỉ là yêu cầu công việc, mà còn là cầu nối vun đắp tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước bạn. Hội thi tiếng nước láng giềng trong Bộ đội Biên phòng năm 2024 một lần nữa khẳng định vai trò của ngoại ngữ trong việc bảo vệ biên giới hòa bình, góp phần xây dựng quan hệ đoàn kết, hợp tác chặt chẽ.
Vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc cuộc thi ảnh "Tự hào một dải biên cương”

Vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc cuộc thi ảnh "Tự hào một dải biên cương”

Tối 25/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
Xin chờ trong giây lát...
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Tuần lễ Hợp tác Truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024
Cận cảnh phân xưởng thông minh của Tập đoàn Máy xây dựng XCMG Trung Quốc
Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung tâm Những người lao động Brazil
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động